Pháp phẫn nộ vì hãng dược phẩm lớn ưu tiên vaccine Covid-19 cho Mỹ
Hãng dược phẩm khổng lồ của Pháp, Sanofi, sẽ gửi những lô vaccine Covid-19 đầu tiên cho chính phủ Mỹ.
Chính phủ Pháp hôm 14/5 cảnh báo việc Sanofi ưu tiên Mỹ nhận vaccine chống Covid-19 là “không thể chấp nhận được”. Động thái này được đưa ra sau khi người đứng đầu Sanofi tuyên bố sẽ ưu ái thị trường Mỹ.
“Để yếu tố tài chính chi phối công tác phân bổ vaccine là điều không thể chấp nhận được”, Thứ trưởng Tài chính Agnes Pannier Runacer cho biết.
Sanofi tuyên bố sẽ gửi những lô vaccine đầu tiên cho chính phủ Mỹ. Ảnh: AP.
Hôm 13/5, giám đốc điều hành Sanofi, ông Paul Hudson, cho hay: “Mỹ có quyền đặt hàng trước vì Mỹ đã mạo hiểm đầu tư. Họ đầu tư để bảo vệ người dân và tái khởi động nền kinh tế”.
Thông qua Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh, Mỹ đã tài trợ 30 triệu USD cho Sanofi với mục đích thúc đẩy công tác nghiên cứu và chế tạo 600 triệu liều vaccine hàng năm.
Tuyên bố của ông Hudson khiến các hiệp hội y tế trong nước phẫn nộ vì Sanofi vốn được hưởng lợi hàng chục triệu euro từ quỹ nghiên cứu của Pháp.
Trong khi đó, người phụ trách thị trường Pháp của Sanofi cho biết công ty này sẽ sớm cung cấp vaccine cho nhiều quốc gia, bao gồm Pháp, vì Sanofi có dây chuyền sản xuất tại nước này.
Những người đầu tiên thử nghiệm vaccine ngừa virus corona ở Mỹ
Thử nghiệm vaccine ngừa virus corona đầu tiên trên 4 tình nguyện viên vào hôm 16/3. Vaccine mới do Viện Y tế Quốc gia Mỹ và công ty công nghệ sinh học Moderna nghiên cứu điều chế.
Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine nCoV
Một loại vaccine ngừa Covid-19 bắt đầu thử nghiệm tại Mỹ từ ngày 16/3 với 45 tình nguyện viên trẻ.
Những người tham gia thử nghiệm đầu tiên này sẽ nhận được vaccine thử nghiệm vào ngày 16/3, một quan chức chính phủ nói với điều kiện giấu tên vì thử nghiệm chưa được công khai. Vaccine do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác phát triển.
Thử nghiệm diễn ra tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle với sự tài trợ từ NIH, quan chức này cho biết.
45 tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh được tiêm vaccine với các liều khác nhau. Họ sẽ không có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh nào từ các mũi tiêm, vì chúng không chứa virus. Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng lần này là kiểm tra để chắc chắn vaccine không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn.
Thông thường sẽ mất một năm đến 18 tháng để thử nghiệm lâm sàng đầy đủ bất kỳ loại vaccine nào.
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tạo ra vaccine khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Một số nhà nghiên cứu còn hướng đến các loại vaccine tạm thời, chẳng hạn như các mũi tiêm có thể bảo vệ sức khỏe của con người một hoặc hai tháng sau mỗi lần tiêm.
Đối với hầu hết mọi người, nCoV chỉ gây các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, chẳng hạn như sốt và ho. Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, virus có thể gây bệnh nặng hơn, bao gồm viêm phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người bệnh nhẹ sẽ hồi phục trong khoảng hai tuần, người bệnh nặng hơn có thể mất ba tuần đến sáu tuần để hồi phục.
Tính đến sáng 16/3, Covid-19 xuất hiện tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 169.000 người nhiễm, gần 6.500 người chết. Các ca nhiễm mới tập trung tại những điểm nóng ở châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh. Italy phát hiện thêm 3.590 ca nhiễm, nâng tổng số người dương tính với nCoV lên 24.747, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Tây Ban Nha, Iran và Đức ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua trên 1.000.
Lê Cầm (Theo AP)
Theo vnexpress.net
Cần nhiều loại vaccine để ngừa Covid-19 Một nghiên cứu do các chuyên gia hàng đầu thế giới tiến hành cho rằng để đẩy lùi Covid-19, cần có chiến lược toàn cầu và nhiều loại vaccine. Nghiên cứu có sự tham gia của Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci, được công bố trên tạp chí Science ngày 11/5. Những tác giả khác...