Pháp, Mỹ muốn tham gia Diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải
Pháp đã gửi yêu cầu xin tham gia Diễn đàn khí đốt Địa Trung Hải Đông tại một cuộc họp cấp bộ trưởng ở Cairo, Bộ Dầu khí Ai Cập cho biết ngày 16/1.
Cuộc họp cấp bộ trưởng của Diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải ở Cairo, Ai Cập ngày 16/1.
“Pháp đã chính thức gửi yêu cầu được tham gia Diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải”, Bộ Dầu khí Ai Cập cho biết trong một tuyên bố.
Nhân dịp này, Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu được trở thành “quan sát viên thường trực” của Diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải. Tarek el-Molla, Bộ trưởng Dầu khí Ai Cập, hoan nghênh các bước đi của Pháp và Mỹ và tuyên bố rằng các yêu cầu này cần được sự chấp thuận của các thành viên sáng lập Diễn đàn.
Vào tháng 1/2019, các bộ trưởng năng lượng của Ai Cập, Jordan, Palestin, Israel, Síp, Hy Lạp và Ý đã tuyên bố thành lập Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải, một tổ chức chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc quản lý tài nguyên khí đốt của các nước thành viên.
Chính quyền Ai Cập trước đây đã chỉ ra rằng Diễn đàn này mở cửa cho các quốc gia khác trong khu vực.
Thông báo của Pháp và Mỹ muốn tham gia Diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải được đưa ra sau khi Ai Cập công bố rằng họ đã bắt đầu nhận khí đốt tự nhiên từ Israel để chuẩn bị hóa lỏng và xuất khẩu sang châu Âu như một phần của thỏa thuận giữa hai nước trị giá 13,3 tỷ euro.
Thông qua thỏa thuận này, Ai Cập muốn trở thành một “trung tâm” khu vực trong lĩnh vực khí đốt.
Những khám phá gần đây về khí đốt tự nhiên ở phía đông Địa Trung Hải đã khiến một số quốc gia đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược, như Ai Cập và Israel, nhưng cũng làm gia tăng căng thẳng về chủ quyền và biên giới trên biển như giữa Síp, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
AFP Nh.Thạch
Video đang HOT
Theo nangluongquocte.petrotimes.vn
Thổ Nhĩ Kỳ có S-400: Cú sốc nặng mang tên NATO
Sở hữu S-400 của Nga, về kỹ thuật, coi như Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể là thành viên NATO
Dẫu biết rằng ngày đó có thể đến và đến nhưng khi nó đến vẫn khiến cho NATO sốc nặng. NATO bị một cú sốc toàn bộ cả địa chính trị lẫn quân sự đã tạo ra cơn "tai biến"...
Hôm nay, đơn vị đầu tiên (trung đoàn) của hệ thống phòng không S-400 của Nga đã tới Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Quốc phòng Nga đã đăng một video cho thấy việc dỡ 6 chiếc xe hỗ trợ thuộc về một bộ S-400.
Một bộ S-400 hoàn chỉnh bao gồm 2 radar, một bộ chỉ huy, 8 phương tiện phóng với bốn tên lửa cho mỗi phương tiện phóng, mỗi bộ nạp khác nhau và các phương tiện hỗ trợ khác. Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng 2 bộ hoàn chỉnh mà họ sẽ trả khoảng 2,5 tỷ đô la.
Có thể nói, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận đơn vị S-400 đầu tiên của Nga là một chiến thắng ngoạn mục, kỳ thú nhất của Nga từ trước đến nay trong cuộc đối đầu với NATO. Một chiến thắng mà Nga không mất người, mất của nhưng lại được tiền, được đồng minh...thay đổi cục diện địa chính trị, quân sự một cách không tưởng có lợi cho Nga...
Cú sốc mang tên Thổ Nhĩ Kỳ...
Không cần phải là một chuyên gia quân sự, chính trị tầm cỡ mà bình thường cũng đều bất ngờ và ngạc nhiên khi Ankara có ý định và quyết định mua S-400 của Nga.
Trong quan hệ quốc tế thì quan hệ hợp tác quốc phòng luôn đi sau quan hệ hợp tác kinh tế. Đây là mối quan hệ mà quy mô, chiều sâu, được xây dựng trên nền tảng độ tin cậy nhau, đặc biệt là khâu mua bán vũ khí quân sự.
Sự thật là khi vũ khí công nghệ cao càng tiên tiến bao nhiêu, uy lực, hiện đại bao nhiêu thì sự phụ thuộc của người mua vào người bán càng nhiều bấy nhiêu là điều không tránh khỏi.
Bên bán sẽ bán cho ai không dùng nó để chống lại mình, bạn mình. Bên mua sẽ mua của ai trên cơ sở xác định rõ mối quan hệ của người bán và đối tượng tác chiến mà vũ khí sẽ thi thố, sử dụng. Chẳng hạn, bạn không thể mua vũ khí Mỹ để tác chiến mới một quốc gia nào đó trong khối NATO...
Thế đấy, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO lại đi mua vũ khí của Nga - đối tượng tác chiến trực tiếp của NATO. Điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ đã không coi Nga là kẻ thù mà là bạn, không tấn công nhau, có độ tin cậy lẫn nhau, bất chấp NATO.
Đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố các mục tiêu của hệ thống phòng không mới S-400...
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu do chính phủ kiểm soát đã tuyên bố rõ ràng những mục tiêu được cho là hệ thống S-400 nhắm đến. Khi thông báo tin tức về sự xuất hiện, Anadolu đã đính kèm bức ảnh dưới đây vào tweet của mình:
Tại sao lại có điều xảy ra đó? Vì Mỹ hành xử với Thổ Nhĩ Kỳ thế nào chúng ta đã biết, giờ hãy lưu ý một chút về EU - NATO đối với Thổ Nhĩ Kỳ để hiểu rõ thêm...Phần trên cho đồ họa giải thích hệ thống S-400. Phần dưới nói: "Hệ thống có thể loại bỏ" và sau đó hiển thị hình bóng và tên của máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và radar của quân đội Mỹ cũng như tên lửa hành trình Tomahawk. Thứ duy nhất còn thiếu là F-35 "vô hình" mà S-400 dĩ nhiên cũng có thể phát hiện và loại bỏ.
Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã bắt đầu khoan dầu khí xung quanh Síp. Bắc Síp bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng từ năm 1974. Trong khi đó, EU không công nhận sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Síp, đã cảnh cáo rằng họ sẽ xử phạt Thổ Nhĩ Kỳ đối với nó.
Vậy thì bộ S-400 thứ hai có thể sẽ đóng quân ở bờ biển phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nó có thể bao phủ đảo Síp và bảo vệ lợi ích dầu mỏ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải được giới quân sự dự đoán là hoàn toàn hợp lý.
Mỹ-NATO nói rằng, S-400 không tương thích với hệ thống phòng không của NATO, tất nhiên rồi, nhưng Ankara nói rằng họ sẽ bao giờ không đưa S-400 kết nối với NATO. Ankara coi S-400 như là một "cấm vệ quân" hay "ngự lâm quân".
Quả thật, không còn gì để nói bởi hành động của một thành viên NATO lại "không giống ai" như vậy. Rõ ràng Mỹ - NATO - EU cay đắng hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga không phải để chống Nga mà đề phòng họ nếu như chưa muốn nói là để chống lại họ khi cần thiết.
NATO không sốc nặng với một thành viên mới ngày nào nay quay ngoặt 180 độ như vậy mới là điều ngạc nhiên.
Cú sốc về quân sự của NATO
Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của khối NATO có một lực lượng hùng hậu nhất sau Mỹ. Không có VKHN như Pháp, Anh nhưng bù lại Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về địa chiến lược và địa quân sự.
Mất Thổ Nhĩ Kỳ, NATO bị một lỗ hổng tan hoang ở phía Nam, đặc biệt sự xích lại gần nhau của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo điều kiện cho Hạm đội Biển Đen của Nga "mọc thêm cánh", kết nối hoàn toàn với Địa Trung Hải...điều mà trước đây Liên Xô chỉ là mơ tưởng.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác chính của chương trình F-35 với số lượng máy bay được nhận nhiều nhất là 100 chiếc. Nhưng khi Thổ Nhĩ Kỳ có S-400 của Nga thì chắc chắn Mỹ sẽ phải loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35. Đó là nguyên tắc chiến thuật và kỹ thuật bắt buộc.
Nếu vẫn bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ thì S-400 chẳng khác nào như một con chip gián điệp được cài vào hệ thống khiến cho F-35 - đối tượng tác chiến chính của không quân Nga trong tương lai, không còn gì là bí mật, điều vô cùng nguy hiểm cho Mỹ-NATO.
Và logic của vấn đề là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi bước tiếp là mua máy bay chiến đấu của Nga như Su-35, Su-57...rồi cùng hợp tác sản xuất. Sự phụ thuộc lẫn nhau từ khí đốt, điện hạt nhân, vũ khí...giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được coi như là một đồng minh chiến lược thực tế mà Thổ Nhĩ Kỳ chưa từng có với NATO-Mỹ từ năm 1952 đến nay.
Có lẽ bắt đầu từ đây, đã đến lúc giới phân tích quân sự, chính trị thế giới đã có thể đặt bút trả lời cho câu hỏi "Điều gì sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO" mà không phải là giải thiết.
Tất nhiên cái giá mà Thổ Nhĩ Kỳ phải trả là rất lớn khi Mỹ-NATO-EU sẽ không chịu ngồi yên để Thổ Nhĩ Kỳ không còn là NATO. Nhưng không có cái giá nào có thể so sánh được chủ quyền quốc gia.
Lê Ngọc Thống
Theo baodatviet
Động đất gần nhà máy năng lượng hạt nhân Iran Một trận động đất mạnh 4,9 độ richter xảy ra gần nhà máy hạt nhân Bushehr ở Iran sáng 8/1, các báo cáo truyền thông cho biết. India Today dẫn nguồn Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận động đất mạnh 4,9 độ richter xảy ra cách Borazjan, Iran 10 km về phía Đông Nam, lúc 2h20 sáng...