Pháp đối mặt với những tuần khó khăn phía trước
Trong bài phát biểu mừng Năm mới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố những tuần sắp tới sẽ vô cùng khó khăn đối với nước Pháp do sự gia tăng số ca mắc COVID-19, song nước này có thể vượt qua khó khăn nếu người dân hành xử có trách nhiệm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài phát biểu năm mới tại Cung điện Elysee ở Paris, Pháp, ngày 31/12/2021. Ảnh: Reuters
Tổng thống Macron cho biết Pháp đang có điều kiện thuận lợi hơn để đối mặt với đại dịch COVID-19 so với một năm trước vì số lượng người đã được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đồng thời ông kêu gọi bất kỳ người nào chưa được chủng ngừa hãy tiêm phòng vaccine. Ông khẳng định đất nước cần nỗ lực hết mình để tránh phải áp đặt các biện pháp hạn chế mới, có thể làm hạn chế quyền tự do của người dân.
Trong bài phát biểu đặc biệt chào đón Năm mới được phát sóng toàn quốc, tối 31/12/2021, Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đã kêu gọi tất cả công dân và cư dân sinh sống tại nước này cần cẩn trọng với đại dịch COVID-19 dù dịch đã đến giai đoạn bệnh đặc hữu tại Brunei.
Quốc vương Brunei nhắc nhở người dân: “Vì một chút sơ suất, điều đó có thể dẫn tới thảm họa”. Theo Đài phát thanh và truyền hình quốc gia Brunei, Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah cũng đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến tất cả các cấp của cơ quan dân sự và đội ngũ mặc quân phục, bao gồm cả những người trong khu vực tư nhân, các tình nguyện viên, những người công tác tuyến đầu, vì những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đối phó với đại dịch bằng cách thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của họ trong suốt năm 2021.
Brunei đã ghi nhận 4 trường hợp COVID-19 mới trong ngày 31/12/2021, nâng tổng số ca mắc lên 15.474 người. Tới nay, tổng cộng 96 trường hợp vẫn đang được điều trị và theo dõi tại Brunei, trong khi 100 người đã qua đời vì đại dịch tại nước này.
COVID-19 tới 6h sáng 17/10: Thêm hơn 5.000 người chết; Ca tử vong và mắc mới tại Nga đều vọt lên kỷ lục;
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 327.000 ca nhiễm và 5.044 ca tử vong. Tình hình tại Nga ngày càng nghiêm trọng, khi ca tử vong và mắc mới đều vọt lên mức kỷ lục từ đầu dịch.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 13/10 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 241.132.564 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.909.192 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 327.585 và 5.044 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 218.375.207 người, 17.869.496 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 79.087 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới với 43.423 ca nhiễm mới; tiếp theo là Nga (33.208) và Thổ Nhĩ Kỳ (28.537 ca). Nga dẫn đầu về số ca tử vong mới, khi lần đầu tiên vượt quá 1.000 người chết trong ngày; tiếp theo là Brazil (425 ca tử vong); và Mỹ (386 ca).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 45.765.411 người, trong đó có 744.266 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 34.066.738 ca nhiễm, bao gồm 452.156 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.638.726 ca bệnh và 603.152 ca tử vong.
Một quán cà phê mở cửa phục vụ khách tại thành phố Sydney, Australia ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 77,82 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với gần 61,4 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 55 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 38,13 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 8,5 triệu ca và châu Đại Dương trên 272.000 ca nhiễm.
Nga: Số người chết lần đầu tiên vọt lên hơn 1.000 ca/ngày
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Nga trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở quốc gia châu Âu này vẫn ở mức thấp tương đương 31% dân số.
Theo báo cáo ngày 16/10 của cơ quan chức năng Nga, trong 24 giờ qua, nước này lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong trên 1.000 ca/ngày, trong khi số ca mắc mới cũng ở con số cao chưa từng thấy với 33.208 ca mắc mới COVID-19. Hiện Nga cũng là quốc gia châu Âu có số người không qua khỏi do COVID-19 cao nhất "lục địa già" với 222.315 ca.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Số ca mắc COVID-19 tại Nga liên tục gia tăng trong thời gian gần đây ngoài nguyên nhân người dân không chịu đi tiêm chủng, còn do nước này không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để khống chế sự lây lan của dịch COVID-19 mặc dù nhiều địa phương đã tái áp đặt quy định buộc người dân quét mã QR để được tiếp cận các khu vực công cộng. Điện Kremlin cho rằng hệ thống y tế Nga cần chuẩn bị sẵn sàng ứng phó tiếp nhận số bệnh nhân COVID-19 tăng cao.
Mặc dù Nga đã sớm triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong nhiều tháng qua, song giới chức nước này vẫn đang vật lộn trong việc làm sao để khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Tính đến ngày 16/10, mới chỉ có 31% dân số Nga đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, theo kết quả một cuộc khảo sát độc lập, có hơn 50% dân số Nga cho biết không có ý định tiêm chủng. Đây sẽ là một thách thức đối với nỗ lực chống dịch COVID-19 đối với Chính phủ Nga, khi nước này chủ trương tránh tái áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch như trước đây.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại Hull, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Ấn Độ phản ứng "mau lẹ", "phục hồi nhanh"
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ca ngợi phản ứng "mau lẹ và thực chất" của Chính phủ Ấn Độ đối với đại dịch COVID-19, nhận định nền kinh tế nước này có khả năng "phục hồi nhanh hơn dự kiến".
Bản báo cáo về cuộc tham vấn của ban điều hành IMF với phía Ấn Độ để đánh giá tình hình kinh tế và tài chính của quốc gia Nam Á này nêu rõ Chính phủ Ấn Độ đã có phản ứng mau lẹ và thực chất đối với đại dịch, trong đó bao gồm gia tăng hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, nới lỏng chính sách tiền tệ và cung cấp thanh khoản, áp dụng các chính sách quản lý và tài chính thích ứng. IMF đồng thời nhấn mạnh, bất chấp đại dịch, nhà chức trách Ấn Độ vẫn tiếp tục tiến hành các biện pháp cải cách cơ cấu, trong đó có cải cách lao động và thúc đẩy cổ phần hóa.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo về những rủi ro đang rình rập phía trước, đặc biệt là do tác động tiêu cực của đại dịch đối với sự phát triển của người dân. Theo báo cáo, triển vọng kinh tế Ấn Độ vẫn mờ mịt do những bất ổn liên quan đến đại dịch. Tác động tiêu cực và dai dẳng của COVID-19 đối với đầu tư, vốn con người và các động lực tăng trưởng khác có thể kéo dài sự phục hồi và ảnh hưởng đến tăng trưởng trung hạn. Mặc dù Ấn Độ được hưởng lợi từ đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi, nhưng sự gián đoạn trong tiếp cận với giáo dục và đào tạo do đại dịch gây ra có thể tác động đến những tiến bộ về vốn con người.
Bên cạnh sự thận trọng, báo cáo cũng đưa ra đánh giá lạc quan, cho rằng sự phục hồi của kinh tế Ấn Độ có thể diễn ra nhanh hơn dự kiến. Việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 và áp dụng các phương pháp điều trị tốt hơn có thể giúp ngăn chặn sự lây lan và hạn chế tác động của đại dịch. Ngoài ra, việc thực hiện thành công những biện pháp về cải cách cơ cấu trên diện rộng có thể làm tăng tiềm năng tăng trưởng của Ấn Độ.
IMF dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ tăng 9,5% trong tài khóa hiện tại (2021-2022) và đạt 8,5% trong tài khóa tiếp theo.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Tarzana, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
WTO chưa nhất trí bỏ bản quyền đối với vaccine COVID-19
Các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tiếp tục bất đồng về bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại vaccine ngừa COVID-19. Nhiều nước cho rằng một thỏa thuận như vậy chỉ có thể đạt được khi một số nước có "thỏa hiệp thực sự".
Sau nhiều tháng bất đồng, cuộc thảo luận giữa các thành viên WTO về vấn đề này trong hai ngày 13-14/10 vừa qua tại Geneva (Thụy Sĩ) mang tính xây dựng hơn, nhưng vẫn chưa thể đi đến thống nhất chung. Một quan chức WTO cho biết đã có những dấu hiệu đáng khích lệ. Nam Phi đề nghị các thành viên WTO có sự lựa chọn cụ thể, hoặc tạm đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng COVID-19 để thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới hoặc theo cách thức của Liên minh châu Âu (EU), đó là linh hoạt trong các quy tắc để giải quyết vấn đề cung cấp vaccine mà không cần từ bỏ bằng sáng chế.
Theo Tổng Giám đốc WTO, Ngozi Okonjo-Iweala, các cuộc đàm phán về việc từ bỏ bản quyền đối với vaccine ngừa COVID-19 đã "bế tắc", nhưng các cuộc tham vấn không chính thức vẫn đang tiếp tục. Bà bày tỏ tin tưởng các bên có thể sớm tìm được tiếng nói chung. Dự kiến cuộc họp chính thức tiếp theo sẽ diễn ra ngày 26/10 tới.
Nhân viên y tế kiểm tra các lọ vaccine ngừa COVID-19 trên dây chuyền sản xuất của Hãng Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 23/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Nam Phi và Ấn Độ đã kêu gọi tạm thời dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng COVID-19 nhằm thúc đẩy sản xuất và khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine giữa các nước. Cùng với việc được nhiều quốc gia ủng hộ, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các "ông lớn" ngành dược và các quốc gia sở tại của họ với lập luận rằng bằng sáng chế không phải là rào cản chính đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và cảnh báo động thái này có thể cản trở sự đổi mới. Áp lực đang gia tăng khi chỉ còn vài tuần nữa là đến hội nghị cấp bộ trưởng WTO lần thứ 12, diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 3/12. WTO hoạt động theo sự đồng thuận, yêu cầu tất cả 164 quốc gia thành viên phải đồng ý với mọi thỏa thuận.,
Theo thống kê, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trung bình ở các nước giàu cao hơn 30 lần so với ở các nước nghèo. Nhiều nước giàu hiện đang xem xét triển khai liều vaccine thứ ba trong khi hàng tỷ người vẫn chưa được tiêm mũi đầu tiên. Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thấp đang "tàn phá cuộc sống và sinh kế của người châu Phi " và đây là điều "không thể chấp nhận được về mặt đạo đức"./.
Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca tại ngoại ô Sydney, Australia ngày 4/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia triển khai 6 chiến lược ngăn chặn làn sóng dịch mới
Chính phủ Indonesia đang tăng cường chiến lược để ngăn chặn nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 vào cuối năm 2021 - thời điểm hoạt động đi lại của người dân gia tăng trong dịp Giáng sinh và Năm mới.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Johnny Plate ngày 16/10 cho biết 6 chiến lược đã được thực hiện dựa trên kinh nghiệm thành công trong việc giảm thiểu các trường mắc COVID-19 trong thời gian qua. Chiến lược thứ nhất là kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực khi các hoạt động cộng đồng được nới lỏng. Người dân vẫn cần cảnh giác trong việc thực hiện các giao thức y tế và hạn chế di chuyển. Chiến lược thứ hai là tăng cường khả năng tiêm chủng của nhóm người cao tuổi, đặc biệt là ở các khu vực tập trung và các trung tâm tăng trưởng kinh tế, nhằm giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện trong trường hợp có đợt tiếp theo. Cho đến nay, việc tiêm phòng đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro sức khỏe khi bị nhiễm COVID-19. Thứ ba, chính phủ cũng khuyến khích đẩy mạnh tiêm chủng cho trẻ em để khi dịp lễ Noel và Năm mới đến thì khả năng miễn dịch của trẻ em đã được hình thành. Thứ tư, cùng với việc mở cửa các chuyến bay quốc tế, chính phủ cam kết kiểm soát sự di chuyển của du khách quốc tế với các thủ tục nghiêm ngặt, sau khi sân bay Ngurah Rai mở cửa trở lại vào ngày 14/10. Thứ năm là tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong việc giám sát các hoạt động và giáo dục chi tiết người dân địa phương về các quy trình chăm sóc sức khỏe. Thứ sáu là tiếp tục tuyên truyền vận động người dân tuân thủ các giao thức sức khỏe để cải thiện kỷ luật cộng đồng.
Nhân viên sân bay tại khu vực ga quốc tế của sân bay Ngurah Rai trên đảo Bali, Indonesia, ngày 14/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Johnny khẳng định sự hợp tác hiệu quả từ tất cả các bên để quốc gia vạn đảo có thể kiểm soát thành công đại dịch và khôi phục nền kinh tế nước nhà. Các kỷ luật 3M (khẩu trang, rửa tay, khoảng cách), 3T (truy vết, xét nghiệm, điều trị), tiêm chủng và việc triển khai ứng dụng PeduliLindungi trong quản lý, kiểm soát tiêm chủng vacicne ngừa COVID-19 là chìa khóa trong ngăn chặn đại dịch.
Campuchia tiến sát thời điểm mở cửa trở lại hoàn toàn
Campuchia tiến gần tới thời điểm mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế-xã hội trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này ở mức thấp ngày thứ 16 liên tiếp với khoảng 200 ca/ngày. Bộ Y tế Campuchia ngày 16/10 ra thông cáo cho biết trong 24 giờ qua có 267 ca mắc mới và 24 người tử vong do COVID-19.
Trước những diễn biến tích cực của tình hình dịch bệnh tại Campuchia, Ủy ban liên Bộ về Phòng chống dịch COVID-19 của nước này ngày 16/10 đã quyết định giảm thời gian cách ly đối với người nhập cảnh vào Campuchia và quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18/10 tới.
Theo đó, các quan chức Campuchia kết thúc chuyến công tác nước ngoài sẽ chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày. Điều kiện tương tự cũng được áp dụng cho các nhà ngoại giao, quan chức các tổ chức quốc tế nhập cảnh Campuchia. Bên cạnh đó, nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia có thư đảm bảo hoặc thư mời khi nhập cảnh Campuchia cũng chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày.
Với du khách thông thường, kể cả công dân Campuchia lẫn người nước ngoài sẽ cách ly tập trung 7 ngày. Những du khách thuộc danh mục khác mà chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, hoặc tiêm chưa đủ liều vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thêm một thông tin tốt tại Campuchia là chiến dịch tiêm phòng cho trẻ em đạt được thành công đáng ngạc nhiên. Chỉ chưa đầy một tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch ngày 17/9/2021 đến ngày 14/10, gần 100% số trẻ em từ 6-12 tuổi tại Campuchia đã được tiêm phòng COVID-19 ít nhất một mũi. Campuchia hiện là một trong số ít quốc gia trên thế giới thực hiện tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em.
Trước đó ngày 8/10, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo Campuchia có khả năng mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực nếu tình hình lây nhiễm dịch COVID-19 sau lễ Pchum Ben tiếp tục ở mức ổn định trong vòng 10-15 ngày liên tiếp.
Học sinh khử khuẩn tay và đo thân nhiệt trước khi vào lớp học tại Phnom Penh, Campuchia ngày 15/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Lào gia hạn phong toả đến hết tháng 10
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước đang diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ Lào đã tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa kéo dài thêm 15 ngày kể từ ngày 16/10, đồng thời tạo điều kiện cho người dân làm ăn và sinh sống trong điều kiện bình thường mới. Đây là lần thứ 12 Lào gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.
Quyết định gia hạn lệnh phong tỏa nêu rõ tuy Chính phủ Lào đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống, nhưng dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng trong cộng đồng tại nhiều tỉnh và khó dự báo khi trong hai tuần qua, số ca cộng động đã tăng 98,5%. Chính vì vậy, Chính phủ Lào yêu cầu tiếp tục áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa đã ban hành.
Thời gian tới, Chính phủ Lào sẽ hướng đến việc giảm thiểu tối đa số ca nhiễm hoặc tử vong do COVID-19, đồng thời nỗ lực cân bằng và hoà hợp giữa các biện pháp y tế, hành chính và kinh tế; phấn đấu tổ chức thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 9 mà chính phủ đã ban hành; trao quyền ban hành quy định cụ thể cho chính quyền các địa phương.
Nhân viên y tế phun khử trùng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một tuyến phố ở Viêng Chăn, Lào ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Để tạo điều kiện cho người dân làm ăn và sinh sống trong điều kiện bình thường mới, Chính phủ Lào đã có nhiều biện pháp nới lỏng ở vùng không có dịch trong cộng đồng bao gồm: cho phép mở cửa hoạt động thiết yếu như chợ thực phẩm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hoá; tiệm cắt tóc và làm đẹp; các quán ăn và cà phê được mở cửa cho khách ngồi dùng tại chỗ, các hoạt động hội họp, nhà máy, nhà xưởng, trường học, trung tâm thể thao trong nhà được tổ chức nhựng phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Chính phủ Lào cũng cho phép hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy và hàng không giữa các tỉnh không có dịch lây lan trong cộng đồng mà không cần cách ly.
Dòng xe cộ tấp nập trên cầu Penang, Malaysia ngày 11/10 sau khi lệnh cấm đi lại liên bang được dỡ bỏ sau 9 tháng. Ảnh: Bernama
Malaysia không còn địa phương trong giai đoạn nguy hiểm
Ủy ban Quốc gia về xử lý đại dịch COVID-19 của Malaysia đã quyết định chuyển thêm 3 bang và vùng lãnh thổ liên bang là Kuala Lumpur, Putrajaya và Selangor sang giai đoạn 4 của Kế hoạch Phục hồi quốc gia (NRP). Đồng thời có thêm 5 bang khác là Kelantan, Perak, Penang, Sabah và Kedah sẽ chuyển từ giai đoạn hai sang giai đoạn 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày 18/10 tới. Với quyết định này, Malaysia không còn khu vực nào nằm trong giai đoạn 1 và 2.
Theo số liệu của Bộ Y tế Malaysia, trong hai tuần qua, nước này ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 hằng ngày thấp hơn 10.000 ca (giảm hơn 50% so với thời kỳ đỉnh điểm của dịch), tỷ lệ lây nhiễm cũng tiếp tục giảm dưới mức 1,0 - ở mức 0,86. Tính đến ngày 15/10, tỷ lệ tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 trong nhóm người trưởng thành là 95%, trong khi tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 là 91,2% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
: Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Batu, Malaysia, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Cùng với quyết định chuyển giai đoạn trong NRP, Malaysia cũng quyết định nới lỏng một số hạn chế đối với người đã hoàn thành tiêm chủng như người nhập cảnh nếu đã hoàn thành tiêm chủng chỉ phải cách ly 7 ngày tại nhà (nếu có) hoặc tại trung tâm cách ly. Nếu người nhập cảnh chưa hoàn thành tiêm chủng sẽ phải cách ly 10 ngày tại trung tâm cách ly. Các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm được tổ chức trực tiếp nhưng với 50% công suất.
Thái Lan tạo thuận lợi cho du khách nước ngoài đến Bangkok
Thái Lan cũng đã đưa ra các biện pháp để chào đón du khách nước ngoài trở lại phù hợp với kế hoạch mở của trở lại của nước này. Người phát ngôn của Chính quyền vùng đô thị Bangkok (MBA) Pongsakorn Kwanmuang cho biết thủ đô Bangkok sẽ thành lập các điểm xét nghiệm dành cho du khách nước ngoài tương tự như Phuket khi Bangkok mở cửa cho khách quốc tế đã được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 11/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 13/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, theo ông Pongsakorn Kwanmuang, khác với tại Phuket khi các điểm sàng lọc COVID-19 được thiết lập tại các khách sạn nơi khách du lịch nhận phòng, Bangkok có kế hoạch thành lập các điểm xét nghiệm trên khắp thủ đô để thực hiện xét nghiệm đối với du khách nước ngoài. Du khách sẽ được cách ly tại các khách sạn và chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR. Ngoài ra, các biện pháp như thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh và tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại các điểm du lịch nổi tiếng của Bangkok cũng sẽ được thực hiện để ngăn chặn lây nhiễm, đặc biệt là tại các địa điểm giải trí ban đêm mà có thể sẽ được phép hoạt động trở lại vào ngày 1/12.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ miễn cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã được tiêm chủng đầy đủ từ 5 quốc gia là Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc từ 1/11, đồng thời mở thêm nhiều địa điểm dành cho du khách nước ngoài ở các tỉnh, trong đó có thủ đô Bangkok.
Malaysia tiếp tục tăng mục tiêu tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu tăng số lượng người tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 mỗi ngày lên 400.000 người vào tháng 8 để có thể đạt 80% mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng vào tháng 9 tới. Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, hai tuần sau khi đặt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 300.000 người/ngày vào tháng 8/2021, Bộ...