Pháp dạy học trò phân biệt tin giả trên mạng
Bộ Văn hóa Pháp đã tăng gấp đôi ngân sách hàng năm cho các khóa học chống tin giả, trong khi Bộ Giáo dục bổ sung nội dung chống tin giả vào chương trình dạy quốc gia cho học sinh trung học.
Nhà báo Sandra Laffont trong buổi hội thảo tại trường Henri Barbusse – Ảnh: New York Times
Trong một phòng học của Trường Henri Barbusse gần Lyon, Pháp, nhóm học sinh lớp 9 chăm chú nhìn lên bảng. Trên đó có năm dòng tweet viết từ mạng xã hội Twitter. Nhiệm vụ của các em là giải mã xem chúng đáng tin hay đáng ngờ.
Các học sinh nhanh chóng tập trung vào một dòng tweet của chính trị gia cực hữu Marine Le Pen, liên quan đến vụ một thiếu niên có lời lẽ đe dọa giáo viên.
Giúp học sinh phân biệt tin giả
Một học sinh cho rằng bài viết của bà Le Pen là có thể tin được vì tài khoản của bà đã được Twitter xác minh. Nhưng cô bé Samia Houbiri, 15 tuổi, thì cho rằng bà Le Pen chỉ đơn giản là muốn được chú ý.
“Bà ấy chọn một chủ đề, phóng đại mọi thứ, và rồi mọi người sẽ nói Bà ấy nói đúng, tôi nên bầu cho bà ấy”, cô bé Houbiri nêu quan điểm.
Đứng trước lớp, nhà báo Sandra Laffont gật đầu đồng ý: “Đôi khi các chính trị gia có thể phóng đại thực tế vì mục tiêu của họ là thuyết phục mọi người rằng ý tưởng của họ là đúng”.
Lớp học này là một phần trong thử nghiệm mới của chính phủ Pháp nhằm hợp tác với giới nhà báo và nhà giáo dục để chống tin giả trên mạng.
Bà Laffont – nhà báo của hãng Agence France-Presse ở Lyon, đã đồng sáng lập một tổ chức có tên Entre Les Lignes vào năm 2010. Nhóm này dạy học sinh hiểu về báo chí nhưng đã đưa cả nội dung “thông tin sai lệch trên internet và phương tiện truyền thông xã hội” vào chương trình.
Chính phủ xem chương trình của bà Laffont như một mô hình mẫu và kể từ năm 2017 đến nay đã cấp hàng chục ngàn euro mỗi năm để giúp nó phát triển. Hiện có 155 nhà báo tình nguyện tham gia và nhóm này đã tổ chức khoảng 500 buổi hội thảo với học sinh trong năm nay.
Video đang HOT
Laffont luôn làm cho bài học của mình đơn giản, kết hợp Twitter và YouTube. Bà cũng giải thích những điều cơ bản về cách các nhà báo thu thập và xác nhận sự thật, cũng như giúp các em có tư duy phản biện hơn đối với những gì các em nhìn thấy trên mạng.
“Chúng tôi nhận ra rằng phải quay trở lại các nguyên tắc cơ bản trước khi đề cập đến những tin tức giả mạo và thuyết âm mưu: tin tức là gì, ai tạo ra nó, làm thế nào để bạn kiểm tra các nguồn tin”, bà Laffont nói.
Nên có chương trình dạy chống tin giả trong trường?
Kể từ năm 2015, chính phủ Pháp đã tăng tài trợ cho các khóa học về những khía cạnh tiêu cực trên mạng. Khoảng 30.000 giáo viên và các chuyên gia giáo dục được chính phủ tập huấn về chủ đề này mỗi năm.
Ở một số nơi, chính quyền địa phương yêu cầu thanh niên phải hoàn thành khóa học “xóa mù” internet mới được nhận trợ cấp phúc lợi, chẳng hạn như trợ cấp hàng tháng.
Bộ Văn hóa Pháp đã tăng gấp đôi ngân sách hàng năm cho các khóa học này lên 6 triệu Euro (khoảng 6,8 triệu USD) còn Bộ Giáo dục đang bổ sung một khóa học tự chọn về internet và các phương tiện truyền thông vào chương trình giảng dạy quốc gia cho học sinh trung học.
Một số nhà giáo dục đang kêu gọi biến các khóa học này thành bắt buộc, giống như môn lịch sử và toán học.
Bên ngoài nước Pháp, các chương trình “xóa mù” internet cũng đang phát triển, nhưng phần lớn là do các hội nhóm điều hành, chẳng hạn như Dự án xóa mù tin tức ở Mỹ được tài trợ bởi các quỹ và công ty như Facebook và Google.
Các quan chức của Liên minh châu Âu mới đây cũng kêu gọi các quốc gia thành viên trong khối này hãy mở rộng các chương trình giáo dục nhằm chống lại thông tin sai lệch và can thiệp vào bầu cử.
Một nhóm nữ sinh, trong đó có cô bé Houbiri, cho biết các em chủ yếu nhận được tin tức từ Snapchat và YouTube. “Chúng em không biết đủ về cách nhà báo làm việc, tin tức giả được tạo ra như thế nào, hay tại sao những thứ đó lại xuất hiện trong các phương tiện truyền thông xã hội của chúng em. Trường học có thể là nơi chúng em nhận thức rõ hơn về tất cả những điều này”, cô bé nói.
Theo infonet
Bí ẩn 10 từ tiếng Anh khó định nghĩa nhất từ xưa tới nay
Điều bất ngờ là những từ ngữ chuyên ngành không có trong danh sách này mà danh sách xuất hiện nhiều từ tiếng Anh thông dụng.
Nếu bạn không hiểu nghĩa một từ tiếng Anh, chỉ có một cái đích để bạn tìm đến là Từ điển. Tuy nhiên, một số từ vẫn chưa rõ nghĩa ngay cả khi bạn tra từ điển và những từ này cũng được tìm kiếm nhiều nhất trong từ điển trực tuyến Merriam-Webster.
Vậy, bạn có tò mò về nghĩa những từ tiếng Anh được tìm kiếm nhiều nhất từ xưa tới nay? Điều khiến bạn phải ngạc nhiên là đó chẳng phải là những từ ngữ cao siêu, những từ ngữ chuyên ngành bởi những từ ngữ chuyên ngành thường ít người quan tâm đến. Thay vào đó những từ được tìm kiếm nhiều nhất lại là những từ đa nghĩa, khiến con người phải 'bối rối' với các nghĩa của nó.
Và đây là danh sách 10 từ tiếng Anh được tìm kiếm ý nghĩa và định nghĩa về từ nhiều nhất trong lịch sử kiếm tìm được tờ Business Insider giới thiệu.
"Pretentious"
Từ mang hàm nghĩa phổ biến là một người nào đó phóng đại sự thực về mình, chẳng hạn những người thích thể hiện khả năng bia rượu hay lái xe, tuy nhiên thực tế thì không được như những gì họ nói.
"Ubiquitous"
Từ thường được dùng để miêu tả một cái gì đó phổ biến và khó định lượng như truyền hình hoặc thức ăn nhanh.
"Cynical"
Chỉ một người nào đó hoài nghi về những việc người khác làm cho mình và luôn đặt ra những câu hỏi về động cơ, lý do việc người khác làm cho mình đại loại "họ thực sự muốn gì từ mình" khi làm như vậy.
"Apathetic"
Lãnh đạm, đó có thể là một định nghĩa của từ này, bạn không quan tâm đến điều gì đó, từ đồng nghĩa có thể là 'thờ ơ'.
"Love"
Đây là từ thường mọi người sẽ hiểu ngay khi sử dụng và ít nhất là nó được hiểu về mặt thực tế. Tuy nhiên, để định nghĩa chính xác "tình yêu" là gì thì quả thực là cực khó. Chính vì vậy từng có câu thành ngữ nổi tiếng "Trên đời mấy ai định nghĩa được tình yêu".
"Conundrum"
Nếu đặt từ này trong một câu hỏi thì nó mang nghĩa phức tạp. Từ này thường được sử dụng để mô tả các câu hỏi dường như khó có câu trả lời, liên quan đến các vấn đề đạo đức, xã hội học và kinh tế học, tuy nhiên nó cũng được sử dụng cho các câu đố hay một sự bí ẩn nào đó.
"Albeit"
Từ có nghĩa tương tự với từ này là 'mặc dù', thường được sử dụng cùng với mô tả một sự xa hoa, lộng lẫy, tráng lệ.
"Ambiguous"
Một cái gì đó mơ hồ, có thể hiểu theo nhiều cách, và chúng ta cần phải thêm nhiều thông tin để làm sáng tỏ sự mơ hồ này.
"Integrity"
Từ thường được sử dụng gắn với sự trọn vẹn theo một loạt các giá trị. Chẳng hạn câu, chúng tôi hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ hành động một cách chính trực (tính toàn vẹn về mặt đạo đức).
"Affect/Effect"
Định nghĩa của các từ này khá rõ tuy nhiên khi nào sử dụng từ nào lại gây khó khăn cho người dùng. Một nguyên tắc chung thường thấy là 'affect' được sử dụng như động từ và 'effect' là danh từ.
Minh Vy
Theo toquoc
Trường học Mỹ gỡ khẩu hiệu khuyên học sinh 'cư xử như quý cô' Dòng trích dẫn ở ngôi trường dành cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 8 bị xem là truyền thông điệp sai lệch, kỳ thị nữ giới. "Bạn càng cư xử giống quý cô, anh ta sẽ càng cư xử giống quý ông" là câu trích dẫn được viết ở bức tường phía trên dãy tủ khóa của trường Gregory-Lincoln, thuộc Khu...