Phân vân “bài toán” di dời
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì có 12 trường đại học ở Hà Nội phải di dời. Từ năm học 2010 – 2011, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Bộ Xây dựng đã có phương án di dời các cơ sở giáo dục ra ngoại thành.
Áp lực quy hoạch các trường ĐH ngày càng tăng
Được đề xuất di dời là các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Công đoàn, Đại học Xây dựng, Viện Đại học Mở Hà Nội… Theo quy hoạch, các trường sẽ được bố trí tại 7 khu đô thị vệ tinh là Gia Lâm (khoảng 250 ha), Sóc Sơn (600 ha), Sơn Tây (300 ha), Hòa Lạc (1.200 ha), Phú Xuyên (100 ha)… Đến thời điểm này nhiều trường đều đã có đất và chắc cũng lên dự án xây dựng, có trường đã hoàn thành xây dựng xong nhiều hạng mục, nhưng việc di dời khỏi nội đô còn là chuyện… trong tương lai.
Năm 2015 Viện Đại học Mở Hà Nội được cấp đất xây cơ sở mới tại huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) với 6 ha đáp ứng nhu cầu học tập của 15.000 sinh viên chính quy theo chiến lược phát triển đến năm 2030, gồm khu ký túc xá cho 70% sinh viên, phòng thí nghiệm, khu thể thao… Tuy nhiên, kinh phí đầu tư khoảng 400 – 600 tỷ đồng tự lo nên sau 3 năm… Viện Đại học Mở Hà Nội mới xây được khu thí nghiệm Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh của trường khai thác, đà này phải 2 – 3 năm nữa mới xong được khu giảng đường.
Cơ sở mới của Trường ĐH Thủy lợi trị giá hơn 1.000 tỷ đồng được xây dựng ở khu đô thị Đại học Phố Hiến, Hưng Yên đã xong cuối năm 2016, nhưng chỉ thi thoảng có vài trăm sinh viên học Giáo dục Quốc phòng.
Lý giải về việc chưa đưa sinh viên về học tại đây, đại diện trường này cho rằng: Sau khi xây xong cơ sở mới, tháng 2/2017 trường đã đưa 3.000 sinh viên xuống cơ sở mới học nhưng sau một thời gian ngắn thì nhiều sinh viên cảm thấy buồn chán vì không có không gian kết nối, khu vực để giải trí, khó khăn kiếm việc làm thêm… do Hưng Yên chưa hoàn thành hạ tầng khu đô thị Đại học Phố Hiến như kế hoạch ban đầu, dẫn đến kém sức hấp dẫn đối với các nhà trường và người học; điều này đã tác động không nhỏ tới tâm lý sinh viên, gây lo ngại ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường.
Video đang HOT
Trước áp lực tăng dân số nội đô ngày càng lớn thì tầm nhìn của quy hoạch là rất đúng, nhưng có một thực tế đang thấy là số trường đại học xây dựng cơ sở mới rất ít, lại có trường đã hoàn thành cơ sở mới nhưng cũng không thể đưa sinh viên đến đào tạo do cơ sở hạ tầng xung quanh chưa phát triển.
Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, nhưng có một điều không thể phủ nhận là tâm lý chung của các nhà quản lý những trường này là ngại không muốn di dời do đã quá quen với việc ở trong trung tâm, thuận lợi cho việc đi lại giao dịch, quảng bá hình ảnh nhà trường, thu hút người học… trong đó có một phần rất quan trọng là giá trị của khối bất động sản đang sở hữu chưa có phương án chuyển đổi đem lại lợi ích nhất cho mình. Xem ra, việc di dời các trường này ra khỏi nội đô Hà Nội không biết bao giờ đến hồi kết, trong khi áp lực quy mô sinh viên của các trường đang ngày một tăng.
Tâm An
Theo giaoducthoidai.vn
Nhiều đại học ở Hà Nội lấy điểm sàn xét tuyển từ 15
Ngưỡng nhận hồ sơ của Đại học Hà Nội, Công đoàn là 15 điểm, trong khi trường Lâm nghiệp từ 13 đến 15.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi THPT quốc gia, nhiều đại học công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Đại học Hà Nội thông báo điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2018 là 15 trở lên (thang điểm 10, chưa nhân hệ số). Mức điểm này được tính là tổng 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
Nhà trường xét tuyển theo nguyên tắc: Tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có) và điểm môn thi chính đã nhân hệ số 2, xếp từ cao xuống thấp. Trường tuyển sinh nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm.
Năm nay, Đại học Hà Nội tuyển 2.200 chỉ tiêu cho 11 ngành ngôn ngữ là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam (dành cho người nước ngoài; 7 ngành đào tạo hoàn toàn bằng ngoại ngữ gồm: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quốc tế học, Công nghệ thông tin và Truyền thông doanh nghiệp.
Trường cũng tuyển 260 chỉ tiêu cho các chương trình liên kết đào tạo chính quy do 4 đại học nước ngoài của Australia, Vương quốc Anh, Áo và Italy cấp bằng.
Điểm chuẩn cao nhất của trường trong năm 2017 là 35,08 (đã nhân hệ số) ở các ngành Ngôn ngữ Nhật và Hàn và thấp nhất là Công nghệ thông tin dạy bằng tiếng Anh với 23 điểm.
Đại học Công đoàn cũng đã đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Thí sinh có tổng điểm 3 môn thi (đã bao gồm cả ưu tiên) đạt từ 15 trở lên và không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1 trở xuống.
Khi thực hiện xét tuyển, độ lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn thi trong cùng một ngành được quy định như sau: Đối với các tổ hợp môn thi Toán - Lý - Hóa; Toán - Lý - Anh; Toán - Anh - Văn, điểm trúng tuyển cùng một ngành bằng nhau. Đối với tổ hợp môn thi Văn - Sử - Địa, đầu vào cao hơn 1 điểm so với các tổ hợp khác cùng ngành.
Chỉ tiêu của trường năm 2018 là 2.000. Năm ngoái, điểm chuẩn của Đại học Công đoàn từ 15,5 đến 24,75.
Đại học Lâm nghiệp xét tuyển 2.500 chỉ tiêu bằng điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập ở bậc THPT.
Với cách xét tuyển bằng điểm thi, mức điểm nhận hồ sơ vào các chương trình tiên tiến (ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên), ngành chất lượng cao (các ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ chế biến lâm sản, Lâm học, Kỹ thuật cơ khí) là 15. Các ngành còn lại điểm sàn là 13.
Với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành học theo kết quả học tập năm lớp 12 hoặc ba năm học THPT, mức nhận hồ sơ với ngành chất lượng cao là 18 và điểm tổng kết tiếng Anh lớp 12 đạt 7 trở lên. Các ngành còn lại là 15.
Năm 2017, Đại học Lâm nghiệp lấy điểm chuẩn là 15,5 ở tất cả ngành học với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, trong khi điểm xét tuyển theo kết quả học THPT là 18.
Theo tiin.vn
Sinh viên tiếp sức mùa thi tử vong do đuối nước Sau khi trợ giúp thí sinh làm thủ tục tại điểm thi THPT Phúc Thọ, nhóm sinh viên ra một kênh nước ở xã Phúc Hòa (Hà Nội) tắm rửa, nghỉ ngơi và gặp nạn. Ngày 27/6, lãnh đạo xã Phúc Hòa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước của một sinh viên...