Phản ứng phụ khi tiêm vắc xin Pfizer mũi 2 cho bé trai
Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo nguy cơ tỉ lệ các bé trai nhập viện vì phản ứng phụ do tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer- BioNTech cao hơn tỉ lệ các bé trai nhập viện vì COVID-19.
Em Max Cuevas, 12 tuổi, người Mỹ, nắm tay mẹ trong lúc được tiêm mũi đầu vắc xin COVID-19 – Ảnh: KIM THOA
Theo báo Guardian (Anh), các nhà khoa học Mỹ cho biết theo nghiên cứu của họ, số bé trai phải nhập viện vì chứng viêm cơ tim do phản ứng phụ hiếm gặp sau tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech cao hơn số ca phải nhập viện vì bệnh COVID-19 ở nhóm tuổi và giới tính này.
Trong nghiên cứu mới nhất chưa được chuyên gia trong giới bình duyệt, TS Tracy Heg của ĐH California (Mỹ) cùng các cộng sự phân tích những phản ứng phụ của vắc xin COVID-19 đã ghi nhận trong nhóm trẻ em từ 12 – 17 tuổi ở Mỹ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021.
Họ ước tính tỉ lệ gặp phản ứng phụ là viêm cơ tim sau 2 mũi tiêm của Pfizer-BioNTech là 162,2 ca trên 1 triệu bé trai khỏe mạnh trong độ tuổi 12 – 15, và 94 ca trên 1 triệu em trai trong độ tuổi 16 – 17.
Tỉ lệ tương ứng của hai nhóm tuổi này ở các bé gái là 13,4 ca và 13 ca. Trong khi đó, để so sánh, với tỉ lệ mắc bệnh hiện nay ở Mỹ, nguy cơ một thiếu niên phải nhập viện vì COVID-19 trong 120 ngày tới là khoảng 44 ca trên 1 triệu em.
Theo đó, các phân tích dữ liệu y khoa của Mỹ trong 4 tháng cho thấy các bé trai trong độ tuổi 12 – 15, không có bệnh lý nền, có tỉ lệ nhập viện vì viêm cơ tim sau tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech cao hơn từ 4 – 6 lần so với các bé trai nhập viện vì bệnh COVID-19.
Hầu hết các em gặp phải tác dụng phụ có triệu chứng trong vòng vài ngày sau khi tiêm mũi 2 vắc xin của Pfizer-BioNTech, phản ứng phụ tương tự cũng đã được ghi nhận ở vắc xin của Moderna.
Video đang HOT
Khoảng 86% bé trai bị tác dụng phụ đều đã được bệnh viện chăm sóc ở một dạng thức nào đó, các tác giả nghiên cứu cho biết.
Giáo sư Saul Faust – chuyên ngành miễn dịch học nhi khoa và bệnh nhiễm tại ĐH Southampton (Anh, không phải một trong các tác giả nghiên cứu nói trên) – cho rằng các phát hiện từ nghiên cứu có vẻ như đã củng cố thêm cho quan điểm tiếp cận thận trọng của Liên ủy ban về tiêm chủng của Vương quốc Anh (JCVI) trong vấn đề vắc xin COVID-19 cho thiếu niên.
JCVI không khuyến nghị tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ khỏe mạnh từ 12 – 15 tuổi. Ngày 4-9, giáo sư Anthony Harnden, phó chủ tịch JCVI, cho rằng việc tiêm chủng cho độ tuổi này nên “hoàn toàn để phụ huynh quyết định”.
Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh hôm 12-9 thừa nhận vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna có thể có liên quan tới việc tăng nhẹ nguy cơ gặp các phản ứng phụ hiếm gặp, song các ca này theo họ là nhẹ và hầu hết đều đã bình phục sau điều trị đơn giản và nghỉ ngơi.
Dù vậy, MHRA cũng nói sẽ tiếp tục giám sát chặt và đánh giá cẩn trọng về sự an toàn của vắc xin COVID-19, đặc biệt với trẻ vị thành niên.
Tăng cường khả năng chống chịu trước đại dịch
Tốc độ tiêm phòng vaccine tại các nước đang được đẩy nhanh phần nào khiến số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại phần lớn các khu vực trên thế giới trong 7 ngày qua đều giảm.
Nhiều nước cũng đã thay đổi chiến lược chống dịch để có thể "sống chung an toàn với COVID-19", tìm cách giảm thiểu số ca bệnh nặng và tử vong, đẩy mạnh tiêm chủng để đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nga. Ảnh: Moskva News Agency/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, trong tuần tính đến hết ngày 11/9, tổng số ca nhiễm trên thế giới đã giảm 12% so với tuần trước, từ mức 4.469.652 ca xuống còn 3.863.222 ca, và số ca tử vong theo tuần cũng giảm 9%, từ 65.974 ca xuống còn 60.002 ca. Xét theo khu vực, tỷ lệ giảm mạnh nhất tại Nam Mỹ (23%), tiếp theo là châu Phi (22%), Bắc Mỹ (15%), trong khi châu Á giảm 12%. Con số này ở châu Âu chỉ là 2,2% trong khi số ca tử vong tăng 3% trong tuần qua.
Tuy nhiên, sự lây lan của các biến thể virus vẫn khiến các nước phải cảnh giác. Malaysia phát hiện ca nghi nhiễm biến thể Mu và Lambda, hai biến thể được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là "biến thể đáng quan tâm" vào ngày 30/8. Theo WHO, biến thể Mu chứa các đột biến di truyền cho thấy khả năng né tránh miễn dịch tự nhiên, các loại vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng hiện tại có thể không phát huy hiệu quả như chống lại virus gốc. Trong khi đó, biến thể Lambda có liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng đáng kể ở nhiều quốc gia, với tỷ lệ lây lan gia tăng theo thời gian đồng thời với tỷ lệ nhiễm gia tăng. Nhật Bản cũng phát hiện 18 ca đầu tiên nhiễm biến thể Eta. Ngoài các trường hợp trên, Nhật Bản đã có 19 ca nhiễm biến thể Kappa. Hai biến thể này đều nằm trong danh sách "biến thể cần quan tâm" của WHO.
Những diễn biến như vậy khiến xu hướng "sống chung an toàn với COVID-19" đang được nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là khi chiến lược "không ca mắc COVID-19" (zero COVID) mà nhiều nước như Australia, New Zealand thực hiện từ đầu dịch trở nên không phù hợp trong bối cảnh các biến thể mới xuất hiện. Các chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm và y tế cộng đồng dần nhất trí với quan điểm rằng COVID-19 là căn bệnh mà thế giới sẽ dần phải làm quen, virus sẽ trở nên đặc hữu và không thể bị xóa bỏ. Giờ đây, mỗi nước cần phải tự đánh giá xem họ có thể "chống chịu" với virus ở mức độ nào, thông qua các chiến lược ứng phó với COVID-19 phù hợp mà không làm đứt gãy nền kinh tế, cũng như gây tác động nặng nề tới cuộc sống của người dân.
Vaccine đang được coi là "chìa khóa" giúp con người có thể "sống chung an toàn với COVID-19", ngay cả trước những biến thể siêu lây nhiễm như Delta. Nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy những người chưa tiêm chủng khi mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 11 lần so với người tiêm đầy đủ. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy người tiêm đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh ít hơn gần 5 lần, trong khi nguy cơ nhập viện vì bệnh trở nặng cũng thấp hơn 10 lần so với người chưa tiêm. Nhìn vào các dữ liệu về tình hình dịch bệnh hiện tại ở Mỹ, Israel, Anh và phần còn lại của châu Âu, có thể thấy tỷ lê tiêm chủng cao đã giảm đáng kể số ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Tại châu Á, số liệu tổng kết của Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) công bố ngày 8/9 cũng cho thấy tiêm vaccine đã giúp giảm 100.000 ca mắc mới và hơn 8.000 ca tử vong tại nước này trong hai tháng 7 và 8.
Bởi vậy mà thúc đẩy tiêm chủng đang được tất cả các nước triển khai. Ngày 9/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với toàn bộ nhân viên liên bang, chủ lao động lớn và nhân viên chăm sóc sức khỏe. Theo quy định mới, các doanh nghiệp có ít nhất 100 nhân viên phải đảm bảo các nhân viên được tiêm đủ hoặc xét nghiệm 1 lần/tuần, nếu không sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới hàng nghìn USD cho mỗi nhân viên không tuân thủ. Theo Nhà Trắng, quy định mới có thể áp dụng cho khoảng 100 triệu người Mỹ trên toàn quốc.
Sau khi thay đổi chiến lược chống dịch, Australia cũng thông báo sẽ triển khai cấp "hộ chiếu vaccine quốc tế" để làm căn cứ chứng minh hiện trạng đã tiêm phòng COVID-19 cho người dân trong bối cảnh chính phủ nước này đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình mở cửa trở lại biên giới quốc gia, khuyến khích tiêm chủng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tại châu Á, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của làn sóng dịch do biến thể Delta khi tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn các khu vực khác, Hàn Quốc có kế hoạch xem xét mô hình "sống chung an toàn với COVID-19", sớm nhất vào cuối tháng 10, khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 80% dân số trưởng thành. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch cấp giấy chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 bằng mã QR thông qua một ứng dụng trên điện thoại từ tháng 12 theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nhằm tạo điều kiện cho người dân khi ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ xem xét sử dụng chứng nhận QR này ở trong nước cho các mục đích như du lịch hay tham gia các sự kiện.
Thái Lan đang lên kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và một số tỉnh du lịch nổi tiếng cho người đã tiêm đủ vaccine. Nước này cũng quyết định tích hợp Thẻ Thông hành y tế số (Digital Health Pass) vào ứng dụng đặt lịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Bộ Y tế để sử dụng cho hành khách thực hiện các chuyến bay nội địa. Singapore bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại đối với người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá sau khi hơn 90% người lao động tại đây đã được tiêm chủng. Tỷ lệ này cao hơn 81% tỷ lệ tiêm chủng trên cả nước. Cụ thể, Singapore sẽ thực hiện thí điểm cho phép 500 lao động nhập cư đã tiêm đủ vaccine được tới các địa điểm công cộng có chọn lọc trong 6 giờ/tuần. Nhóm người này cũng buộc phải tiến hành xét nghiệm trước và sau 3 ngày mỗi khi tới các địa điểm công cộng.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân bắt đầu học cách "sống chung với COVID-19" khi căn bệnh này không còn được coi là đại dịch nữa. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta phải bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữu và cũng bắt đầu học cách sống chung với COVID-19", đồng thời vẫn cần tuân thủ nghiêm các quy định y tế, nhất là đeo khẩu trang.
Đặc biệt, các nước đang tập trung vào triển khai kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em, khi mùa tựu trường đã bắt đầu. Thống kê trong tuần qua cho thấy ngày càng có nhiều trẻ em Mỹ mắc COVID-19 khi biến thể Delta hoành hành trên cả nước. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cho biết có 2.396 trẻ em phải nhập viện vì COVID-19 trong hai ngày 7- 9/9. Theo CDC Mỹ, tổng cộng hơn 55.000 trẻ em nước này đã phải nhập viện kể từ tháng 8/2020. Số ca tử vong ở trẻ em đang tăng lên, tính đến ngày 8/9 có hơn 520 em không qua khỏi.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:58
X
Cuba trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện tiêm chủng đại trà cho trẻ từ 2-11 tuổi. Bộ Y tế nước này đã công bố kế hoạch tiến hành tiêm chủng mũi đầu - trong liệu trình 3 mũi - cho toàn bộ trẻ em trên cả nước ngay trong tháng 9 này, sử dụng các vaccine nội địa, với mục tiêu mở cửa trở lại trường học từ tháng 11 sau 2 tháng học từ xa. Tại Chile, Viện Y tế Chile (ISP) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6-12 tuổi trong bối cảnh 86% dân số quốc gia Nam Mỹ này đã hoàn tất số mũi tiêm theo quy định. Dự kiến, chương trình tiêm chủng cho trẻ sẽ được triển khai ngay tại các trường học. Tại Mỹ, Học khu thống nhất Los Angeles (LAUSD) - hệ thống quản lý trường công lớn thứ hai ở Mỹ - đã trở thành cơ quan quản lý giáo dục lớn đầu tiên tại Mỹ quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với học sinh từ 12 tuổi trở lên theo học tại các trường công trên địa bàn.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Á, Thái Lan đang xem xét khả năng tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 3 tuổi, trong đó Tổ chức Dược phẩm chính phủ (GPO) đang theo dõi và yêu cầu các tài liệu hỗ trợ từ các nhà sản xuất vaccine của Sinovac và Sinopharm. Hiện ở nước này có 2 loại vaccine có thể được tiêm cho trẻ vị thành niên là vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna. Học viện Hoàng gia Chulabhorn đã mở đăng ký đặt vaccine của Sinopharm cho các cơ sở giáo dục để tiêm miễn phí cho học sinh trong độ tuổi từ 10-18 trước khi học kỳ mới bắt đầu. Học viện cho biết sẽ tiêm cho 50.000 học sinh từ ngày 20/9, với điều kiện học sinh chưa được tiêm bất kỳ loại vaccine ngừa COVID-19 nào và phải được sự đồng ý của phụ huynh. Chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) cũng thông báo những học sinh dễ bị tổn thương từ 12-18 tuổi tại 437 trường công lập của thủ đô có thể tiêm mũi vaccine của Pfizer/BioNTech đầu tiên từ ngày 21/9.
Tại châu Âu, Chính phủ Slovakia đã cho phép tiêm vaccine cho tất cả trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Chương trình được triển khai từ ngày 9/9 và hoàn toàn mang tính tự nguyện. Mỗi em sẽ được tiêm 1/3 liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech.
Sau gần 2 năm COVID-19 hoành hành, cả thế giới đang tìm cách "sống chung an toàn với COVID-19" thông qua các biện pháp giúp con người tăng cường khả năng chống chịu trước virus, từ đó giảm thiểu những tác động của dịch bệnh tới cuộc sống. Đây cũng được coi cách thức hiệu quả để con người ứng phó với những dịch bệnh tương tự trong tương lai.
Pfizer và BioNTech hợp tác với Eurofarma phân phối vaccine tại Mỹ Latinh Theo thông báo mới đây, hai hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 là Pfizer và BioNTech đã hợp tác với công ty dược phẩm Eurofarma của Brazil để phân phối vaccine tại Mỹ Latinh. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: Reuters Eurofarma sẽ nhận các sản phẩm thuốc và hoàn thành việc sản xuất các liều vaccine để đưa ra phân phối. Hoạt...