Phản ứng ít ai biết của cơ thể khi bạn uống cà phê mỗi ngày
Uống cà phê hàng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có một số điểm bất lợi.
Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh. Tuy nhiên, thức uống này cũng chứa caffeine, chất kích thích có thể gây ra vấn đề ở một số người và làm gián đoạn giấc ngủ.
Trong cà phê có vitamin B1, B2, B3, B5, mangan, kali, magie… Bên cạnh đó, nước ngọt, trà và chocolate đều chứa caffeine, nhưng cà phê là nguồn lớn nhất.
Hàm lượng caffeine trong một cốc cà phê có thể dao động 30-300 mg, cốc trung bình là khoảng 90-100 mg. Đây là một chất kích thích làm giảm mệt mỏi, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng caffeine dẫn đến tăng cường chức năng não trong thời gian ngắn, cải thiện tâm trạng, thời gian phản ứng, chức năng nhận thức chung.
Caffeine cũng có thể tăng cường trao đổi chất 3-11% và 11-12% hiệu suất tập thể dục. Tuy nhiên, một số tác động này có thể là ngắn hạn.
Chống bệnh Alzheimer và Parkinson
Bệnh Alzheimer và Parkinson là hai bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn tới 65%, nguy cơ mắc Parkinson thấp hơn 32-60%.
Video đang HOT
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Căn bệnh phổ biến trên đã tăng gấp 10 lần trong vài thập kỷ và hiện ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người. Những người uống cà phê có thể giảm 23-67% nguy cơ phát triển căn bệnh này.
ít khả năng mắc bệnh gan hơn
Gan là một cơ quan thiết yếu với nhiều chức năng khác nhau. Gan nhạy cảm với lượng cồn dư thừa và đường fructose. Những người uống cà phê có nguy cơ phát triển bệnh xơ gan thấp hơn tới 84%.
Ung thư gan cũng phổ biến. Đó là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Những người uống cà phê có nguy cơ ung thư gan thấp hơn tới 40%.
Nguy cơ trầm cảm thấp hơn nhiều
Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới và dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm đáng kể. Trong một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), những người uống nhiều cà phê nhất có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn 20%.
Có thể gây lo âu và gián đoạn giấc ngủ
Bên cạnh đó, cà phê cũng có một số khía cạnh tiêu cực, mặc dù điều này phụ thuộc vào từng cá nhân. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có khả năng dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và thậm chí là các cơn hoảng sợ.
Nếu bạn nhạy cảm với caffein và có xu hướng bị kích thích quá mức, bạn nên tránh uống cà phê.
Một tác dụng phụ không mong muốn khác là cà phê có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu cà phê khiến bạn mất ngủ, bạn không nên uống sau 14h.
Gây nghiện
Khi uống cà phê thường xuyên, bạn sẽ có thói quen phải dùng mỗi ngày. Khi muốn kiêng caffeine, bạn sẽ có các biểu hiện như đau đầu, kiệt sức, sương mù não và khó chịu.
Cách tối đa hóa lợi ích sức khỏe của cà phê
Quan trọng nhất là không cho nhiều đường vào. Ngoài ra, bạn không nên uống quá nhiều cà phê.
Một số người – đặc biệt là phụ nữ mang thai – chắc chắn nên tránh hoặc hạn chế tối đa cà phê.
Những người có vấn đề về lo lắng, huyết áp cao hoặc mất ngủ nên giảm lượng tiêu thụ cà phê trong một thời gian.
Cà phê và bệnh Parkinson
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho biết caffeine có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở những người có đột biến gien liên quan rối loạn vận động.
Đ.N.T
Caffeine là một chất tự nhiên kích thích hệ thần kinh trung ương, có trong lá trà, cà phê (ảnh), hạt cacao... Trong khi đó, bệnh Parkinson là một dạng thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây rối loạn vận động. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng caffeine có thể giúp ngừa bệnh Parkinson ở những người không có yếu tố nguy cơ di truyền.
Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Neurology tập trung vào đột biến ở gien LRRK2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Các chuyên gia so sánh 188 người mắc bệnh Parkinson với 180 người không mắc bệnh. Cả 2 nhóm đều gồm người có và không có đột biến gien LRRK2.
Trong số những người có đột biến gien LRRK2, những người mắc bệnh Parkinson có nồng độ caffeine trong máu thấp hơn 76% so với những người không bị Parkinson. Trong số những người không có đột biến gien LRRK2, những người mắc bệnh Parkinson có nồng độ caffeine trong máu thấp hơn 31% so với những người không bị Parkinson.
Cũng theo nghiên cứu, những người có đột biến gien LRRK2 đồng thời mắc bệnh Parkinson thì có lượng caffeine nạp vào mỗi ngày ít hơn 41% so với những người không bị Parkinson có và không có đột biến gien.
"Phát hiện mới này đầy hứa hẹn và khuyến khích các nghiên cứu trong tương lai tìm hiểu caffeine và các liệu pháp liên quan caffeine để giảm nguy cơ những người mang gien này mắc bệnh Parkinson", trưởng nhóm nghiên cứu - tiến sĩ Grace Crotty cho hay.
Phytonutrient - dưỡng chất thực vật bảo vệ sức khỏe Nghiên cứu gần đây cho biết uống vài tách cà phê mỗi ngày có thể giảm rủi ro tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào, bao gồm những bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường tuýp 2, trầm cảm, chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (bệnh Alzheimer), hội chứng liệt rung (Parkinson) cùng nhiều loại ung thư phổ...