Phản ứng của NATO sau thông báo đóng cửa phái bộ ngoại giao Nga
Ngày 18/10, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) cho biết đã lưu ý phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, nhưng chưa nhận được thông báo chính thức nào về vấn đề nêu ra sau khi Moskva tuyên bố sẽ đóng cửa phái bộ ngoại giao tại liên minh quân sự này.
Trao đổi với báo giới, một người phát ngôn NATO nêu rõ: “Chúng tôi đã ghi nhận phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov với giới truyền thông, song chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin liên lạc chính thức nào về vấn đề mà ông ấy nêu ra”.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng lấy làm tiếc trước thông báo của Ngoại trưởng Lavrov. Ông cho rằng việc Nga thông báo sẽ đóng cửa phái bộ ngoại giao tại NATO khiến mọi việc càng trở nên khó khăn hơn, cũng như gây tổn hại cho mối quan hệ giữa phương Tây và Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Lavrov thông báo phái bộ ngoại giao của nước này tại NATO sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1/11 và mọi thông tin trao đổi giữa hai bên sẽ được thực hiện thông qua Đại sứ quán Nga tại Bỉ.
Video đang HOT
Quan hệ Nga – NATO đã xấu đi kể từ sau cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine năm 2014. Động thái mới nhất của Nga được cho là có nguy cơ khiến căng thẳng leo thang.
Trước đó, NATO đã quyết định giảm một nửa số nhân viên ngoại giao trong phái đoàn thường trực Nga tại liên minh quân sự này, từ 20 người xuống còn 10 người, đồng thời trục xuất 8 nhân viên trong phái đoàn hiện tại và hủy bỏ 2 vị trí còn trống. Nga cáo buộc hành động của NATO trục xuất các nhà ngoại giao trong phái đoàn Nga tại trụ sở của liên minh quân sự này đã đi ngược lại những tuyên bố về nỗ lực đối thoại với Nga đưa ra trước đó.
NATO đổ lỗi lãnh đạo Afghanistan, tuyên bố không để nơi đây là hang ổ khủng bố
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng lãnh đạo Afghanistan là những người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ nhanh chóng về mặt quân sự.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại Kabul (Afghanistan) năm 2020 - Ảnh: REUTERS
Chủ trì cuộc họp với các đặc sứ của NATO ngày 17-8, ông Stoltenberg cho rằng "lãnh đạo chính trị của Afghanistan đã thất bại trong việc chống trả", và rằng "thất bại này của lãnh đạo Afghanistan dẫn tới thảm họa mà chúng ta chứng kiến ngày hôm nay".
Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, lực lượng Taliban đã đẩy nhanh các cuộc tấn công và chiếm quyền kiểm soát trên khắp đất nước, kể cả thủ đô Kabul và hiện đàm phán chuyển giao quyền lực, trong bối cảnh Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani được biết đã rời khỏi đất nước.
Đến nay, phía Taliban không gặp sự kháng cự quyết liệt nào, đặc biệt ở Kabul.
Trong khi đó, NATO là tổ chức dẫn đầu các nỗ lực quốc tế ở Afghanistan kể từ năm 2003, nhưng đã ngưng các hoạt động tác chiến vào năm 2014, nhằm tập trung vào việc huấn luyện, đào tạo lực lượng an ninh quốc gia cho Afghanistan.
Đó là lý do Mỹ và NATO đã đổ lỗi cho sự sụp đổ về mặt quân sự của chính quyền Afghanistan.
Trong phát biểu ngày 17-8, ông Stoltenberg cũng nói bản thân NATO phải rút kinh nghiệm từ sự kiện này, đồng thời phải tìm ra lỗ hổng trong các nỗ lực đào tạo quân sự của họ.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, tổng thư ký NATO cũng cho biết sẽ tiếp tục cảnh giác với khả năng các nhóm khủng bố tập hợp tại Afghanistan, và có thể sẽ tấn công từ xa nếu các tổ chức khủng bố này tái lập.
"Những người đang nắm quyền có trách nhiệm phải đảm bảo rằng khủng bố quốc tế không tái xác lập chỗ đứng nơi đây", ông nói.
Theo ông Stoltenberg, mục tiêu của NATO là giúp xây dựng một nhà nước, chứ không phải hiện diện ở Afghanistan mãi mãi. NATO theo đó sẽ yêu cầu nhà cầm quyền mới ở Afghanistan chịu trách nhiệm nếu có vi phạm nhân quyền, bao gồm quyền phụ nữ.
Mỹ giữ lại những gì ở Afghanistan khi hoàn tất kế hoạch rút quân? Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Afghanistan cho tới tháng 9, để ngỏ phương án không kích Taliban trong trường hợp cần bảo vệ các lực lượng Afghanistan. Máy bay không quân Mỹ bay trên căn cứ Bagram cách thủ đô Kabul 50 km về phía Bắc ngày 1/7. Ảnh: AFP Theo hãng tin AP, một quan chức quốc phòng...