Phản ứng của diễn viên Huyền Sâm khi khán giả chê mặt ‘hãm chỉ muốn đấm’
Huyền Sâm nói gì khi vai Thuận của cô trong “Hoa sữa về trong gió” làm khán giả chỉ muốn “túm tóc, bạt tai, tát tới tấp”.
Trong phim Hoa sữa về trong gió đang phát sóng trên VTV, Huyền Sâm đảm nhiệm vai Thuận – con gái của bà Trúc. Bên cạnh Khánh, Thuận là một trong những nhân vật bị khán giả ghét nhất phim.
Tạo hình vai Thuận của Huyền Sâm trong “Hoa sữa về trong gió”. Ảnh: VFC
Thuận luôn tạo áp lực lên con gái, bắt cô bé phải học bất kể thời gian và không được nghỉ ngơi. Thuận ỷ lại vào mẹ đẻ, ngày ngày sang nhà bà Trúc lấy đồ ăn nấu sẵn. Thuận luôn ghen ghét đố kỵ với chị dâu và khó chịu với cả cô giúp việc. Chưa kể việc Thuận luôn mách lẻo anh trai về chuyện của vợ và con gái, gây mâu thuẫn trong gia đình bằng lời ăn tiếng nói thiếu thiện chí.
Chính vì vậy, “gạch đá” dành cho nhân vật này luôn nhiều nhất phim suốt những tập đã phát sóng của Hoa sữa về trong gió. Nhìn diễn viên này nghe giọng đã muốn đấm; Nghe nói chuyện với mẹ đẻ mà chỉ muốn túm tóc, bạt tai, tát tới tấp; Đạo diễn chọn diễn viên chuẩn, nhìn mặt đã thấy hãm; Thuận đã nói đúng lại còn nói to, đúng là nghịch (tử) chứ thuận nỗi gì... là những bình luận của khán giả về nhân vật Thuận.
Thiếu tá quân đội Huyền Sâm trước đó chuyên vào vai hiền lành, được nhận xét có gương mặt phúc hậu. Tuy vậy, vai Thuận trong Hoa sữa về trong gió khiến nhiều người “quay xe 180 độ”, chê cô không thương tiếc vì nữ diễn viên quá nhập vai. Dù đã dự đoán trước phản ứng của người xem nhưng đọc bình luận của khán giả khiến Huyền Sâm không khỏi chạnh lòng.
Huyền Sâm ngoài đời. Ảnh: FBNV
Video đang HOT
Huyền Sâm chia sẻ với VietNamNet: “Khi phim lên sóng, đọc được bình luận của khán giả về nhân vật Thuận, tôi cũng hơi sốc vì không nghĩ mọi người lại gay gắt đến thế. Tôi có cảm giác hơi buồn một chút vì từ trước đến giờ thường diễn các vai hiền lành được lòng khán giả, được yêu mến còn lần này bị chê mặt hãm, giọng chua. Song với những nhân vật thế này cũng không thể diễn mặt hiền được. Giọng nói của tôi phải lên một tông để làm sao cho ra bà mẹ khó tính, ghê gớm.
Bản thân tôi khi đọc kịch bản cũng xác định hướng đi của nhân vật mình đóng như thế nào. Không phải đến lúc xem phim tôi mới ức chế mà khi diễn và đọc lời thoại của Thuận, tôi cũng thấy nhân vật này khó tính, không bao giờ vui vẻ, dễ chịu với ai”.
Nữ diễn viên cho biết đây là lần đầu đảm nhiệm dạng vai ghê gớm nên luôn cảm thấy mệt khi diễn bởi mặt lúc nào cũng cau có, khó chịu, chưa kể phải cãi vã đau đầu. Huyền Sâm cho biết khán giả sẽ còn ghét Thuận ở những tập tiếp theo nhưng phim cũng hé lộ một phần lý do vì sao cô ấy lại khắt khe và kỳ vọng ở con nhiều đến thế.
“Các tập sắp tới tôi cũng bị ghét dài dài. Phim mang theo những bài học trong đối nhân xử thế như các cụ nói là quả báo sẽ đến sớm thôi”, nữ diễn viên nói.
Khán giả bình phim Việt: 'Hoa sữa về trong gió' có đáng xem?
Trong những bộ phim đang phát sóng giờ vàng, tôi thấy 'Hoa sữa về trong gió' vẫn là 'điểm lặng' thú vị dù không có yếu tố giật gân 'câu khách' như nhiều phim khác.
Phim Hoa sữa về trong gió là câu chuyện gia đình quen thuộc nhưng mới mẻ được khai thác đầy chiều sâu. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của gia đình bà Trúc (NSƯT Thanh Quý) và hai người con là Hiếu (NSƯT Bá Anh) và Thuận (Huyền Sâm). Đạo diễn Bùi Tiến Huy đã đưa những câu chuyện đời thường được kể lại một cách đầy tinh tế, đem đến cho khán giả không chỉ sự đồng cảm mà còn là những suy ngẫm sâu sắc về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại.
Bà Trúc là nhân vật chính, đúng chất người phụ nữ Hà Nội xưa. ẢNH: VFC
Khai thác chủ đề gia đình, một đề tài mà không ít người cho rằng đã trở nên nhàm chán và không còn hấp dẫn trong bối cảnh của những bộ phim hiện đại đầy kịch tính, chính là điểm nhấn của Hoa sữa về trong gió.
Bộ phim đã vượt qua được sự rập khuôn nhờ cách tiếp cận mới lạ, không chỉ xoay quanh những mâu thuẫn gia đình thông thường mà còn khám phá sự hòa hợp giữa các thế hệ thông qua những chi tiết tinh tế, nhẹ nhàng.
Nhân vật trung tâm, bà Trúc, hiện lên với hình ảnh của một người mẹ, người bà tần tảo, hết lòng vì con cháu. Ở tuổi 70, bà vẫn lo toan, chăm sóc cho gia đình con trai, con gái và cháu nội. Đây là hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam, khi người phụ nữ được xem là trụ cột tình cảm của gia đình.
Tuy nhiên, cách bà Trúc đối xử với con dâu Linh (Thanh Hương) lại là một điểm đột phá. Thay vì những mâu thuẫn thường thấy giữa mẹ chồng và nàng dâu trong nhiều bộ phim Việt, thì Hoa sữa về trong gió chọn cách thể hiện mối quan hệ đầy thấu hiểu và yêu thương.
Mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng được chuyển tải dưới một góc nhìn khác. ẢNH: VFC
Linh, người con dâu không chỉ làm tròn trách nhiệm của mình trong gia đình mà còn chăm lo chu đáo cho mẹ chồng, thậm chí tinh tế nhận ra và lo lắng từng chút một cho sức khỏe của bà Trúc. Sự thay đổi này trong cách kể chuyện không chỉ tạo nên sự mới mẻ mà còn giúp khán giả cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
Nếu phim tiếp tục khai thác những mâu thuẫn "kinh điển" như mẹ chồng - nàng dâu hoặc con cái tranh cãi với cha mẹ, có lẽ nó sẽ dễ dàng gây chú ý qua các đoạn "cut" ngắn trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cách tiếp cận khác của đạo diễn Bùi Tiến Huy đã khiến bộ phim trở nên khác biệt, khi tập trung vào những tình cảm chân thành và giản dị trong gia đình.
Hoa sữa về trong gió phản ánh những vấn đề thực tế mà nhiều gia đình Việt Nam đang đối mặt như việc cha mẹ áp đặt ước mơ lên con cái. Trong phim, nhân vật Trang bị bố ép buộc phải theo đuổi con đường mà họ cho là ổn định, mặc cho bản thân cô không cảm thấy hạnh phúc. Đây là một vấn đề mà nhiều gia đình hiện đại gặp phải, đặc biệt là khi các bậc phụ huynh thuộc thế hệ trước vẫn mang nặng tư tưởng về sự an toàn, ổn định trong sự nghiệp, trong khi thế hệ trẻ Gen Z lại khát khao tìm kiếm sự tự do và đam mê cá nhân.
Phim mang đậm "hồn" người Hà Nội và cảnh sắc Hà Nội. ẢNH: VFC
Cách bộ phim mô tả những xung đột này một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đã tạo nên một sợi dây kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khán giả, đặc biệt là những gia đình có con trẻ đang trưởng thành. Những tình huống tương tự cũng diễn ra với Phương (Chu Diệp Anh) - cháu gái của bà Trúc, người bị mẹ mình liên tục thúc ép học hành để trở nên "toàn năng".
Bộ phim phản ánh hiện thực các bậc cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao lên con cái, đôi khi không để ý đến những mong muốn thực sự của chúng. Điều này không chỉ tạo nên những mâu thuẫn gia đình mà còn làm nổi bật sự khác biệt trong cách nhìn nhận về cuộc sống giữa các thế hệ.
Hoa sữa về trong gió còn gây ấn tượng bởi khung cảnh bình dị và thơ mộng của Hà Nội. Nhịp phim chậm rãi, từng chi tiết được chăm chút kỹ lưỡng, giúp khán giả có thời gian để cảm nhận sâu hơn về từng khoảnh khắc của cuộc sống gia đình.
Với những yếu tố mới mẻ trên có thể thấy Hoa sữa về trong gió không phải là bộ phim chạy theo trào lưu hay cố gắng tạo nên những tình huống giật gân để thu hút người xem. Thay vào đó, nó nhẹ nhàng đưa khán giả đi qua những câu chuyện đời thường, đầy cảm xúc về tình cảm gia đình, sự khác biệt giữa các thế hệ và những giá trị cốt lõi vẫn còn vẹn nguyên giữa cuộc sống hiện đại.
Phim VTV xem "dễ chịu" nhất hiện tại Không cần drama câu khách, bộ phim giờ vàng này vẫn hút người xem bởi những câu chuyện giản dị, ấm áp mà rất "đời". Trong số những phim giờ vàng đang phát sóng trên VTV, Hoa Sữa Về Trong Gió là một tác phẩm rất "đặc biệt". Có lẽ đã lâu rồi, khán giả mới được thưởng thức một món ăn lạ...