Phận thảm của 800 đứa trẻ trong mộ tập thể mới phát hiện tại Ireland
Các bộ phận cơ thể của gần 800 trẻ sơ sinh đã được tìm thấy chôn cất tại một ngôi nhà cũ cho các bà mẹ độc thân ở Ireland. Có vẻ như những đứa trẻ chết vì bị bỏ bê không chăm sóc, suy dinh dưỡng, và bệnh tật. Chúng được chôn cùng nhau trong một ngôi mộ tập thể không được đánh dấu, và chưa từng được biết đến.
St Mary – nhà làm phúc cho các bà mẹ nhỡ nhàng ở Tuam, Galway, Ireland. (Ảnh: Catherine Corless)
Ngôi mộ này là một bể bê tông, nằm gần tại St Mary – nhà làm phúc cho các bà mẹ bất đắc dĩ cùng những đứa trẻ sơ sinh của họ, ngôi nhà do các nữ tu điều hành, ở Tuam, Galway trong khoảng thời gian 36 năm. Ngôi nhà này đóng cửa vào năm 1961.
Một báo cáo mới hé lộ cho thấy rằng nhiều trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bỏ bê, hoặc do các biến chứng liên quan đến bệnh sởi, viêm phổi, lao, viêm dạ dày, ruột, cùng các bệnh khác.
Sử học địa phương Catherine Corless phát hiện ra ngôi mộ và cùng với một số người khác yêu cầu một cuộc điều tra và yêu cầu lập một đài tưởng niệm tại địa điểm này. Nơi này hiện tại được bao quanh bởi một khu chung cư.
Các ngôi mộ tập thể là sự phát triển mới nhất và gây sốc nhất trong lịch sử đen tối của nhà làm phúc này. Thanh tra viên hội đồng quản trị y tế địa phương từng báo cáo về điều kiện tồi tệ khủng khiếp sau một chuyến viếng thăm ngôi nhà này vào năm 1944. Vào thời điểm đó, 333 phụ nữ độc thân và con cái của họ đã sống ở đó, vượt xa khả năng chứa 243 người của ngôi nhà.
Theo báo cáo của Thanh tra, hầu hết trẻ em đều trong độ tuổi từ 3 tuần và 13 tháng. Chúng “mong manh, bụng ỏng, và hốc hác”. Một trong số họ, một cậu bé 13 tháng tuổi, đã “không thể kiểm soát chức năng cơ thể” và “có lẽ bị khiếm khuyết về tinh thần”. Nhà cho các bà mẹ độc thân đã phổ biến ở Ireland trong thời gian cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Một ngôi nhà như vậy, Sean Ross Abbey ở Tipperary, từng được mô tả trong bộ phim được đề cử Oscar “Philomena. “Bộ phim kể về câu chuyện có thật của Philomena Lee , một phụ nữ trẻ Ailen đang ở trong một nhà Ai-len cho các bà mẹ độc thân trong những năm 1950, rồi đột nhiên một ngày các nữ tu đem đứa con trai 3 tuổi của cô cho một cặp vợ chồng người Mỹ”.
Đó là một câu chuyện rất bi thảm. Bây giờ chúng ta có hơn 800 số phận còn bi thảm hơn.
Video đang HOT
“Chăm sóc ngoài trời” ở Sean Ross Abbey. (Nguồn : Brian Lockier / Adoption Rights Alliance)
Trẻ em trong phòng chơi tại Sean Ross Abbey. (Brian Lockier / Adoption Rights Alliance)
Phòng uống trà tại Sean Ross Abbey. (Brian Lockier / Adoption Rights Alliance)
Nữ tu đứng bên cũi của trẻ nhỏ tại Sean Ross Abbey. (Brian Lockier / Adoption Rights Alliance)
Theo Laodong
Những bệnh dễ nhầm lẫn khi trẻ sốt và nổi ban
Tại thời điểm này ở nước ta có rất nhiều dịch bệnh bùng phát như sởi, thủy đậu, sốt phát ban, tay-chân-miệng... Các bệnh này có biểu hiện tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Dấu hiệu nhận biết rất quan trọng
Đã có rất nhiều gia đình trường hợp khi con bị sốt phát ban ra ngoài là cuống cuồng lên vì không biết con bị sởi hay bị tay-chân-miệng, thủy đậu, rubella... bởi vì các bệnh này thường có dấu hiệu tương tự nhau. Vậy nên, một trong những vấn đề rất quan trọng là khi trẻ bi ốm có dấu hiệu sốt, phát ban là các mẹ cần chú ý theo dõi bệnh sát sao để tránh nhầm lẫn bệnh.
Để phân biệt giữa dạng sốt phát ban thông thường với các loại sốt phát ban khác, chúng ta cần căn cứ vào triệu chứng trên lâm sàng của bệnh.
Nhiều cha mẹ không phân biệt được các nốt phát ban của con là do bệnh gì.
- Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban: Sốt phát ban thông thường sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
- Dấu hiệu trẻ bị sởi: Dấu hiệu của bệnh sởi đi theo tiến trình. Đầu tiên, người bệnh bị sốt, ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Trẻ có thể có thêm các dấu hiệu như chảy nước mũi, ho và mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp...
- Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng: Hai ngày đầu mắc bệnh, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười, bé có các triệu chứng đặc trưng của bệnh: loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng khiến bé bỏ ăn), hồng ban có gờ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Khi mắc bệnh tay-chân-miệng, bé biếng ăn. Hồng ban tồn tại trong khoảng bảy ngày, sau đó "lặn", có thể để lại vết thâm.
- Dấu hiệu trẻ bị bệnh thủy đậu: Triệu chứng của thủy đậu thường là nốt đỏ có bóng nước. Từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc phát ban khoảng hai tuần, người bệnh sốt nhẹ, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng...
Sau đó, tại vùng đầu xuất hiện các nốt đỏ rồi lan ra toàn thân. Mụn đỏ lớn dần, bên trong chứa nước căng mọng. Số lượng mụn có thể từ vài chục đến trên trăm. Ban mọc nhiều đợt, vì vậy có thể thấy trên một vùng da có nhiều nốt sẩn, mụn nước trong, mụn nước đục và cả mụn đóng vảy. Trong vòng 7 - 10 ngày, các mụn này se khô nước, teo dần rồi mất dạng.
Biện pháp phòng ngừa các bệnh mùa hè
"Tùy vào mỗi loại bệnh chúng ta có những biện pháp phòng và trị bệnh nhân khác nhau", BS Hiền cho biết. Tuy nhiên, có những nguyên tắc nhất định mà các mẹ không thể bỏ qua trong việc đề phòng bệnh cho con như sau:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.
- Tắm gội, rửa tay, vệ sinh cơ thể hàng ngày với các loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa tay... có tác dụng diệt khuẩn. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lưu ý lau khô các kẽ để tránh ẩm ướt làm cho vi khuẩn dễ phát triển. Cần bảo vệ da không để da bẩn, xây xước... là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh ở trẻ.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ vì xà phòng diệt khuẩn có thể "tẩy" được vi khuẩn, vi rút gây.
Vệ sinh đúng cách là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước, ngoài nước lọc có thể uống thêm các loại nước hoa quả khác. Tránh ăn uống thức ăn lạnh.
- Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều... thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ăn loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng và chia bữa ăn nhỏ thành nhiều lần trong ngày để trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh tật.
Theo Dân trí
Mùa hè: Dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát lớn Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trương Đình Bắc nhận định dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp, khó lường trong những tháng mùa Hè. Vì vậy, nếu không triển khai tốt các biện pháp phòng chống, nguy cơ dịch sẽ bùng phát là rất lớn. Thông báo về tình hình dịch sởi, ông Trương Đình...