Phán quyết Biển Đông có đẩy TQ vào cuộc chiến với Mỹ?
Các nhà phân tích cho rằng quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ ngày càng chênh vênh và nghi ngờ lẫn nhau sau phán quyết Biển Đông.
Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam (Ảnh: Reuters)
Quan hệ Mỹ – Trung sẽ bước vào một giai đoạn chênh vênh và đầy nghi ngờ sau phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 14.7.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa 2 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sẽ bước vào một cuộc chiến tranh trong tương lai, các nhà phân tích ngoại giao nói.
Tuy nhiên, họ cảnh báo cả hai bên sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực. Sau phán quyết của tòa án quốc tế, nguy cơ xung đột quân sự do tính toán sai lầm hoặc quản lý yếu kém sẽ tăng lên.
Ngày 12.7, tòa án quốc tế đã phán quyết nghiêng về phía Philippines, đồng minh của Mỹ trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tòa án bác bỏ tuyên bố “đường 9 đoạn” ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phiên tòa quốc tế về tranh chấp Biển Đông tại Hà Lan
“Phán quyết sẽ có tác động lớn lâu dài về quan hệ Mỹ – Trung. Sự nghi ngờ lẫn nhau sẽ ngày càng sâu sắc thêm và tiếp tục phát triển”, ông Zhu Zhiqun, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Bucknell ở Pennsylvania, Mỹ cho biết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Zhu cho rằng quyết định triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc của Mỹ, một động thái mà Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ, cũng đã làm tăng sự nghi ngờ và mất lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh.
Miles Yu, một giáo sư về quân sự Đông Á và lịch sử hải quân tại Học viện Hải quân Mỹ, nói rằng 2 nước sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực. “Tuy nhiên, không chắc Mỹ và Trung Quốc sẽ bước vào một cuộc chiến tranh toàn diện, trong đó Trung Quốc biết rằng nước này không thể chiến thắng”, Yu nói.
Tàu sân bay Mỹ tập trận chung với Philippines trên Biển Đông hồi tháng 6 (Ảnh: AFP)
Câu hỏi đầu tiên là Trung Quốc sẽ có những hành động gì để phản ứng với phán quyết của tòa án. Có thể nước này sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. Điều này đòi hỏi các chuyến bay nước ngoài phải khai báo với Trung Quốc trước khi vào không phận. Trung Quốc công bố một khu vực tương tự ở biển Hoa Đông vào năm 2013.
Bắc Kinh cũng có thể tăng cường cải tạo, mở rộng trái phép các rạn san hô và các đảo nhỏ trong Biển Đông.
Tàu của lực lực hải quân Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: Reuters)
Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi Mỹ sẽ làm gì sau khi phán quyết đưa ra nghiêng về phía Philippines.
Tổng thống Obama nói rằng ông sẽ kêu gọi Trung Quốc suy nghĩ lại nếu Bắc Kinh chọn hướng đi ngược lại luật pháp và chuẩn mực quốc tế.
Washington thường xuyên đưa các tàu chiến, bao gồm tàu sân bay, tuần tra đến Biển Đông trong những tháng gần đây. Mỹ cũng có nghĩa vụ bảo vệ Philippines như một phần của một hiệp ước phòng thủ chung giữa Manila và Washington.
Tàu sân bay Mỹ tập trận chung với Philippines trên Biển Đông hồi tháng 6 (Ảnh: Reuters)
Các nhà phân tích cho biết phán quyết có thể giúp Mỹ vững tâm hơn để tiếp tục hoặc thậm chí đẩy mạnh việc tuần tra hải quân trong khu vực.
“Khả năng Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của mình ở Biển Đông trong một thời gian tới để ổn định tình hình theo quan điểm của họ”, ông Zhu tại Đại học Bucknell nói. Washington cũng khuyến khích các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc và Philippines, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, ông nói.
Về dài hạn, Mỹ và Trung Quốc sẽ phải đưa ra một thỏa thuận để “2 hổ có thể chung một rừng”, ông Zhu nói thêm.
Theo Danviet
Trung Quốc tức giận vì Australia ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài
Trung Quốc hôm nay cho hay đã có động thái phản đối chính thức với Australia sau khi nước này kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết về "đường lưỡi bò" và tuyên bố sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc gặp hồi đầu năm nay. Ảnh: AFP
Sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, công bố phán quyết về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình. Bà cho biết Australia sẽ tiếp tục thực thi các quyền quốc tế của nước này về tự do hàng hải và hàng không, đồng thời ủng hộ các nước khác làm tương tự.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm nay cho biết Trung Quốc đã chính thức phản đối những phát ngôn của Australia, gọi chúng là "sai trái" và hy vọng Canberra "không gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực".
"Chân thành mà nói, tôi khá sốc về những bình luận của bà Bishop",Reuters dẫn lời ông Lục nói.
Ông này ngang nhiên nói rằng Australia không nên xem "kết quả bất hợp pháp" của vụ kiện là luật pháp quốc tế, "không xem nó là một trò chơi", đồng thời biện bạch rằng Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dù Trung Quốc và Australia có mối quan hệ thương mại khăng khít, Canberra là một đồng minh an ninh lớn của Mỹ.
Hôm qua, phát biểu trên đài ABC, bà Bishop còn nhận định rằng danh tiếng của Trung Quốc sẽ bị tổn hại sau phán quyết của Tòa Trọng tài, khẳng định quan hệ với cộng đồng quốc tế là rất quan trọng khi Trung Quốc nổi lên như một siêu cường.
"Việc làm ngơ sẽ là một sự vi phạm quốc tế nghiêm trọng", bà nói.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Australia cũng đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Philippines và Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, "vì đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả hai bên".
Tuy nhiên, Trung Quốc một mực tuyên bố không chấp nhận phán quyết trên, cho rằng nó "vô hiệu" và "không có sự ràng buộc" với nước này.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc, Philippines tổ chức đàm phán sau phán quyết Biển Đông Bắc Kinh và Manila đang cân nhắc tổ chức đàm phán về những bất đồng và mâu thuẫn của hai bên liên quan đến tranh chấp Biển Đông sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện Đường lưỡi bò với Trung Quốc, theo VOA News. Ảnh vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang
Có thể bạn quan tâm

Chồng nói buồn vì con gái giống hệt mình, mẹ chồng cau mặt thốt ra câu khiến tôi choáng váng
Góc tâm tình
20:23:09 25/04/2025
Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
Sao việt
20:05:20 25/04/2025
Lý do hoãn phiên tòa ca sĩ Duy Mạnh kiện Mercedes-Benz Việt Nam
Pháp luật
19:46:16 25/04/2025
10 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện
Ẩm thực
18:51:42 25/04/2025
Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Netizen
18:43:40 25/04/2025
Neymar vẫn là niềm hy vọng của Brazil
Sao thể thao
18:31:56 25/04/2025
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Thế giới số
18:27:52 25/04/2025
Hongqi giới thiệu SUV địa hình đầu tiên, chờ khách hàng đặt tên
Ôtô
18:23:33 25/04/2025
Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4
Tin nổi bật
18:23:33 25/04/2025
Clip khó tin: Vòng eo 56 cm của "Tiểu Long Nữ đẹp nhất màn ảnh" gây hỗn loạn cả tuyến phố
Sao châu á
18:22:11 25/04/2025