Phan Quốc Việt mang USD ra Hà Nội để hối lộ trong vụ Việt Á
Cựu Tổng giám đốc Việt Á khai số tiền hối lộ quan chức là vay mượn bạn bè, vay tiền mặt rồi chuyển thành USD, mang từ Sài Gòn ra Hà Nội và tất cả các lần đi ra đều bằng máy bay
Chiều 3/1, TAND Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử đối với cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, cựu Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cùng 35 người trong đại án Việt Á.
Trong vụ án này, ông Long và ông Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký của ông Long) và 4 bị cáo khác bị truy tố về tội Nhận hối lộ.
Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Trung Xuân.
Cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Việt Á) và cấp phó Vũ Đình Hiệp bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
27 người còn lại bị cáo buộc tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi và Đưa hối lộ.
Nhờ tác động để được cấp phép kit test nhanh chóng
Lúc 15h, là người đầu tiên trả lời xét hỏi, đứng trước bục khai báo, cựu Tổng giám đốc Việt Á trình bày, liên quan đến đề tài sản xuất kit test, khoảng tháng 2/2020, bị cáo Trịnh Thanh Hùng có gọi điện cho bị cáo để cùng tham gia đề tài với Học viện Quân Y.
Video đang HOT
Cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. Ảnh: Trung Xuân.
Do tính cấp bách, Bộ Khoa học và Công nghệ giao trong một tháng phải có kit test chống dịch. Lúc này, Việt Á tham gia phối hợp, đồng thời phải cam kết trong một tháng phải có 20.000 kit test để chống dịch.
Học viện Quân Y chuyển cho Việt Á một số tài liệu. Nhiệm vụ của Việt Á là sản xuất thử nghiệm 20.000 kit test. Việt Á nhận được 1 tỷ đồng tiền công và toàn bộ số nguyên vật liệu trị giá khoảng 8-9 tỷ đồng.
Phan Quốc Việt khai ngày 14/2, Việt Á đưa kit test từ TP.HCM ra Hà Nội, mang qua Học viện Quân Y để đối chiếu, đánh giá bộ kit test của Việt Á ưu điểm hơn nên được kiểm nghiệm và cấp phép.
Tiếp tục trình bày, cựu Tổng giám đốc Việt Á cho biết khi mang bộ kit test qua Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương thì được nghiệm thu giai đoạn một, sau đó mang sang cấp phép ở Vụ trang thiết bị Bộ Y tế. Ngày 4/3/2020 được cấp phép lưu hành tạm thời, đến tháng 12/2020 thì được cấp phép chính thức.
“Trong suốt quá trình cấp phép có khó khăn gì không?”, chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi. Phan Quốc Việt trả lời, dịch Covid-19 mới, nên cơ quan chức năng có sự thận trọng trong cấp phép.
Theo Việt, quá trình từ cấp phép lưu hành tạm thời đến chính thức mất nhiều thời gian vì cần thận trọng để có bộ kit test đạt yêu cầu. Quá trình để được cấp phép, Việt Á có nhờ ông Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký Bộ trưởng Y tế) tác động Vụ trang thiết bị để được cấp phép nhanh, kịp thời, chính thức.
Mang tiền USD bằng máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội để hối lộ, cảm ơn
Đối với việc đưa hơn 2 triệu USD và 4 tỷ đồng vào cuối năm 2020 cho ông Nguyễn Huỳnh và đưa cho bị cáo Nguyễn Thanh Long hơn 2,2 triệu USD vào đầu năm 2021. Cựu Tổng giám đốc Việt Á cho rằng lúc này ông Huỳnh nói “nhờ hỗ trợ cho sếp (ông Nguyễn Thanh Long – PV) không yêu cầu về số lượng”.
Cựu Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt. Ảnh: Trung Xuân.
Cũng theo Phan Quốc Việt, số tiền trên là bị cáo vay mượn bạn bè, vay tiền mặt rồi chuyển thành USD, mang tiền từ Sài Gòn ra Hà Nội và tất cả các lần đi ra đều bằng máy bay. Ngoài số tiền trên, Việt còn đưa cho bị cáo Nguyễn Minh Tuấn 300.000 USD (6,9 tỷ đồng), ông Nguyễn Nam Liên nhận 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng). Ngoài ra còn chi tiền “cảm ơn” ông Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD; ông Chu Ngọc Anh 200.000 USD và ông Phạm Công Tạc 50.000 USD.
Về vấn đề sản xuất và tiêu thụ kit test, theo cơ quan điều tra, Công ty Việt Á có hợp đồng với 19 CDC các tỉnh thành và 21 đơn vị. Dựa trên hợp đồng đã thanh toán thì Việt Á gây thiệt hại hơn 400 tỷ đồng cho các đơn vị CDC.
Cáo trạng xác định Hải Dương là một trong những địa phương có sai phạm nghiêm trọng liên quan Việt Á. Để chiếm lĩnh thị trường kit test ở Hải Dương, Việt đã nhờ ông Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Huỳnh tác động đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng. Được bí thư tỉnh ủy đồng ý, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống dịch ban hành nhiều văn bản có nội dung “giao CDC ký hợp đồng với Việt Á”.
Tại tòa hôm nay, cựu Tổng giám đốc Việt Á khai có 3 lần đưa tiền cho ông Tuyến với tổng số tiền 27 tỷ đồng. “Bị cáo không bàn bạc hay thỏa thuận với ông Tuyến, sau khi thanh toán xong, bị cáo nói chia sẻ lại cho CDC Hải Dương”.
Chuỗi sai phạm trong vụ Việt Á khiến Phan Quốc Việt và 37 bị cáo phải hầu tòa
Bằng thủ đoạn tinh vi, được tính toán kỹ lưỡng, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu của đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm của công ty, sản xuất, bán giá nâng khống, thu lợi bất chính số tiền lớn.
Liên quan đến vụ Việt Á, ngày 3/1/2024, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt tiếp tục hầu tòa cùng 37 bị cáo khác.
Lần này, Phan Quốc Việt bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Bị cáo Phan Quốc Việt tại tòa. Ảnh: CTV
Theo cáo buộc, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát tại tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc và lây lan đến nhiều Quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình trên, Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp để ứng phó, trong đó có giao cho Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai việc nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Bị cáo Phan Quốc Việt tại Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội. Ảnh: CTV
Thời điểm đó, ông Trịnh Thanh Hùng (Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế, kỹ thuật, Bộ KH&CN) được ông Hồ Anh Sơn (Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y) thông báo về việc Học viện Quân Y có văn bản đề xuất Bộ KH&CN giao Học viện Quân y triển khai nhiệm vụ phát triển test xét nghiệm.
Do có mối quan hệ thân thiết từ trước với Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Việt Á Phan Quốc Việt nên ông Hùng đã thông tin cho Phan Quốc Việt biết.
Theo cáo trạng, khi đó, Phan Quốc Việt đã đặt vấn đề, thống nhất với ông Hùng về việc giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu với mục đích sử dụng kết quả Đề tài để sản xuất, bán thương mại test xét nghiệm.
Chủ tịch Việt Á thỏa thuận về việc chia % doanh thu của Công ty Việt Á từ việc tiêu thụ test xét nghiệm; trao đổi, bàn bạc để giúp Công ty Việt Á sử dụng biên bản nghiệm thu Đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, sản xuất test xét nghiệm bán ra thị trường, giúp Công ty Việt Á hưởng lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn.
Ngoài ra, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt còn thông đồng với ông Trịnh Thanh Hùng tác động đến một số người có thẩm quyền tại Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, nhờ những người này trực tiếp thực hiện hoặc can thiệp với cơ quan, người có thẩm quyền khác thực hiện việc thẩm định test xét nghiệm, cấp số đăng ký lưu hành không đúng chủ sở hữu, hiệp thương giá, công bố giá hiệp thương (nâng khống giá test xét nghiệm gấp nhiều lần so với giá trị thực), xử lý kết quả kiểm tra giá hiệp thương trái quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho Công ty Việt Á sản xuất, bán thương mại test xét nghiệm trên phạm vi cả nước.
Ông Trịnh Thanh Hùng tại Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội. Ảnh CTV
Phan Quốc Việt và một số nhân viên cấp dưới cũng trao đổi, thỏa thuận với một số cán bộ, nhân viên tại các cơ quan, đơn vị y tế địa phương thực hiện nhiều hành vi sai phạm trong mua bán test để phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, trong đó thiệt hại cho Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.
Ngoài việc sử dụng mối quan hệ quen biết cá nhân, theo cáo trạng, bị can Phan Quốc Việt còn dùng tiền để tác động các bị can có vị trí, chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật, tạo lợi thế bất hợp pháp cho Công ty Việt Á, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đưa hối lộ 106 tỷ đồng
Từ mưu cầu kiếm lợi, Chủ tịch Việt Á đã thực hiện chuỗi hành vi sai phạm, đã kéo theo 37 bị can khác phạm tội. Điều đáng nói, nhiều bị can "nhúng chàm" lại là những người từng giữ vị trí cao ở các cơ quan quản lý Nhà nước.
Cáo buộc cho rằng, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng. Trong đó, 2 lần đưa hối lộ cho ông Trịnh Thanh Hùng tổng số tiền 350.000 USD (tương đương 8,016 tỷ đồng).
Cũng theo truy tố, Phan Quốc Việt trực tiếp và chỉ đạo đưa hối lộ cho một số người tại Bộ Y tế gồm: cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, ông Nguyễn Huỳnh - cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Minh Tuấn - cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế, Bộ Y tế, Nguyễn Nam Liên - nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, với tổng cộng 2,65 triệu USD (tương đương hơn 60 tỷ đồng) và 4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, để tiêu thụ test xét nghiệm tại các địa phương với số lượng lớn và được thanh toán theo giá đã nâng khống, theo cáo trạng, bị can Phan Quốc Việt và cấp dưới đã thông đồng, cấu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định về đấu thầu, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra.
Quá trình tiêu thụ test xét nghiệm, Phan Quốc Việt chỉ đạo các nhân viên tính toán và chi tiền % ngoài hợp đồng; trực tiếp hoặc chỉ đạo đưa hối lộ tổng cộng hơn 34 tỷ đồng cho các lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.
Tổng số tiền mà bị can Phan Quốc Việt đưa hối lộ được xác định là hơn 106 tỷ đồng.
Tòa án quân sự tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt 25 năm tù
Cũng liên quan đến vụ Việt Á, ngày 29/12/2023, Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch Việt Á) 25 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng, Vụ KH&CN các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ) bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; tuyên phạt bị cáo Hồ Anh Sơn (cựu Thượng tá, cựu Phó Giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y) mức án 12 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Chân dung cựu vụ phó bị cáo buộc nhận 350.000 USD từ Việt Á Ông Trịnh Thanh Hùng cũng là một trong 38 bị can liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, ông này bị cáo buộc nhận 350.000 USD sẽ có mặt tại phiên xử sáng 3/1/2024. Nhận quà 350.000 USD từ Việt Á Trong số 7 bị cáo liên quan đại án Việt Á xảy ra tại Học...