Phân phối vaccine COVID-19 cho hàng tỉ dân: Thách thức lớn nhất của Ấn Độ
Với gần 10 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay, đó là sẽ phân phối vaccine COVID-19 như thế nào tại một đất nước có diện tích rộng lớn với số dân trên 1 tỷ người.
Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức phân phối vaccine COVID-19 cho 1,3 tỉ dân. Ảnh: BBC
“Với mạng lưới tiêm chủng rộng lớn và giàu kinh nghiệm, Ấn Độ sẽ tận dụng những lợi thế sẵn có của mình để triển khai tiêm phòng COVID-19 cho trên 1,3 tỉ dân”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tự tin khẳng định.
Theo trang The Guardian (Anh), Ấn Độ – quốc gia nổi tiếng với chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới, chương trình tiêm chủng phổ cập – đã triển khai hàng triệu liều vaccine phòng bệnh bạch hầu, bại liệt, sởi và các bệnh khác cho khoảng 26 triệu trẻ em và 30 triệu phụ nữ mang thai hàng năm.
Ấn Độ cũng sỡ hữu 27.000 tủ đông siêu lạnh, tủ lạnh lót đá, 700 xe tải đông lạnh, có khả năng bảo quản vaccine ở nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, quốc gia Nam Á cũng có khoảng 50.000 kỹ thuật viên dây chuyền lạnh và khoảng 2,5 triệu nhân viên y tế quản lý vaccine.
Tuy nhiên, hệ thống dây chuyền lạnh ở nhiều nơi đang trong tình trạng sửa chữa. Đồng hồ đo nhiệt độ tủ lạnh không hoạt động, vaccine không được bảo quản hoặc giám sát đúng cách và việc cắt điện có thể kéo dài hàng giờ, khiến vaccine không còn đủ điều kiện để sử dụng.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian triển khai chương trình vaccine phổ cập và vaccine ngừa bệnh COVID-19 cũng rất khác nhau. Quá trình tiêm các loại vaccine cho trẻ em và phụ nữ mang thai diễn ra trong suốt một năm, trong khi chương trình tiêm vaccine COVID-19 mới chỉ dự kiến sẽ sớm bắt đầu. Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 300 triệu người (600 triệu liều) vào cuối tháng 8/2021. Những người ưu tiên bao gồm nhân viên y tế, nhân viên phụ trợ, nhân viên khử khuẩn, cảnh sát và những người dễ bị tổn thương.
Thủ tướng Narendra Modi đến thăm Viện Huyết thanh Ấn Độ để xem xét quá trình phát triển vaccine COVID-19. Ảnh: Getty Images
Việc vận chuyển vaccine trên khắp một quốc gia rộng lớn, nơi mùa hè sẽ bắt đầu vào tháng 3, cũng là một thách thức rất lớn. Với nhiệt độ nóng nực mùa hè, Chính phủ Ấn Độ không có khả năng lựa chọn vaccine Pfizer/BioNTech vì gần như không thể đáp ứng yêu cầu nhiệt độ -70 độ C.
Tuy nhiên, ngay cả những yêu cầu về độ lạnh tiêu chuẩn 2 – 8 độ C đối với vaccine Moderna hoặc Oxford AstraZeneca , Ấn Độ cũng vẫn phải mở rộng quy mô công suất dây chuyền lạnh hiện có của mình. Để cung cấp vaccine đồng đều, các xe tải đông lạnh cần được huy động đi những chặng đường dài để đưa những liều vaccine đến mọi miền đất nước.
Xe tải và tàu hoả sẽ đưa vaccine từ nhà máy sản xuất đến các trung tâm bảo quản được kiểm soát nhiệt độ ở thủ phủ của từng bang, được trang bị tủ lạnh và tủ đông di động.
Từ các trung tâm bảo quản, vaccine sẽ được vận chuyển bằng xe tải, tàu hỏa và trong một số trường hợp là máy bay đến trụ sở quận, bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, nơi chúng phải được bảo quản trong tủ đông một lần nữa cho đến khi được sử dụng.
Mặc dù chính phủ ông Modi muốn hành động nhanh chóng và các bộ trưởng tự tin về việc quản lý “cơn ác mộng” logistic, cho đến nay nhiều cam đoan vẫn còn mờ nhạt. Vẫn chưa rõ khi nào tất cả các xe tải đông lạnh, trung tâm lưu trữ, tủ đông lạnh, máy làm mát, ống tiêm, gạc cồn và lọ thủy tinh sẽ được cung cấp. Hoặc kế hoạch đào tạo đội quân nhân viên y tế để tiêm vaccine như thế nào.
“Có ai thực hiện kiểm tra những gì chúng tôi cần không? Chúng tôi không nhận được bất kỳ số liệu cụ thể nào. Chúng tôi chỉ được thông báo rằng hệ thống tiêm chủng hiện có sẽ được tận dụng nhưng điều đó chỉ như muối bỏ biển. Tầm quan trọng của nhiệm vụ vượt quá khả năng những gì chúng tôi có”, Tiến sĩ Satyajit Rath, một nhà khoa học tại Viện Miễn dịch học Quốc gia, cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, chính quyền các bang đã bắt đầu thành lập các đội đặc nhiệm. Một số bang, như Bihar, Karnataka và Maharashtra, đã thông báo họ cần bao nhiêu tủ lạnh có ngăn đá, tủ đông siêu lạnh, tủ đông và máy làm mát di động. Họ cũng đang tổng hợp danh sách những người lao động sẽ nằm trong danh sách ưu tiên được tiêm chủng.
Người đàn ông đạp xe từ lúc bình minh chở theo một hộp đầy vaccine bại liệt đến những ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ. Ảnh: AP
Một số chuyên gia lo ngại việc tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ mang thai có thể thất bại vì việc cung cấp vắc xin COVID-19 sẽ lấn át chương trình tiêm chủng phổ cập. Họ nói đơn giản là hệ thống sẽ không thể đáp ứng cả hai yêu cầu cùng một lúc.
Việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ đã bị gián đoạn bởi đại dịch. Số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy từ tháng 1 đến tháng 8, chỉ có 12 triệu trẻ em đã được tiêm chủng, ít hơn gần 6 triệu trẻ so với dự kiến.
Ông Sundararaman, điều phối viên của Phong trào Sức khỏe Nhân dân, có trụ sở tại New Delhi, đã cảnh báo sức chứa của dây chuyền lạnh sẽ không đủ, ngay cả với các chương trình tiêm chủng hiện nay.
“Chính phủ cần phải tăng cường cơ sở hạ tầng gấp 5 đến 10 lần những gì chúng ta có hiện nay. Làm thế nào để có được phòng lạnh, tủ lạnh lót đá, hộp bảo quản vaccine lạnh? Ngay cả khi họ hợp tác với khu vực tư nhân, những thiết bị này chỉ đủ cung cấp cho các khu vực các đô thị. Còn ở vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa thì chúng không tồn tại”, ông nói.
Nhân viên đóng gói ống tiêm tại nhà máy Hindustan Syringes ở Faridabad. Ảnh: Getty Images
Trong khi đó, việc cung cấp ống tiêm dường như đang đi đúng hướng hơn. Hindustan Syringes, nhà sản xuất ống tiêm lớn nhất của đất nước, cho biết họ sẽ tăng sản lượng từ 700 triệu lên 1 tỉ ống tiêm/năm để đáp ứng nhu cầu dự kiến cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai sẽ quản lý vaccine. Tổ chức Các nhà Hóa học và Dược sĩ toàn Ấn Độ cho biết rằng họ có thể đào tạo một nửa trong số 800.000 thành viên của mình để giúp quản lý vaccine.
“Việc đào tạo cách tiêm, cách loại bỏ ống tiêm và cách kiểm tra tác dụng phụ phải được sắp xếp, giám sát và theo dõi. Chúng tôi không biết điều đó sẽ xảy ra như thế nào. Ngay cả khi tất cả nhà hóa học được đào tạo thì vẫn chưa đủ. Chúng tôi cần thêm nhân viên y tế để quản lý vaccine. Nhưng trong khi các nhân viên y tế đang ngày đêm triển khai các mũi tiêm, vậy ai sẽ là người đảm nhiệm công việc thường ngày của họ với bệnh nhân?”, ông Rath nói.
Ông cũng bày tỏ lo ngại việc triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19 có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn nếu thiếu nhân sự và những người xếp hàng dài bên ngoài phòng khám sẽ bị từ chối tiêm vaccine.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 72 triệu, WHO chuẩn bị một tỷ liều vaccine
Hơn 72 triệu người nhiễm nCoV trên thế giới, trong đó hơn 1,6 triệu người chết, WHO bảo đảm có một tỷ liều vaccine cho chương trình tiêm chủng COVAX.
Thế giới ghi nhận 72.040.091 ca nhiễm và 1.610.400 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 705.134 và 11.077 ca trong một ngày, trong khi 50.434.769 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết gần một tỷ liều của những loại vaccine Covid-19 tiềm năng đã được đặt hàng, bảo đảm cung cấp cho các nước thu nhập thấp và trung bình trong chương trình COVAX.
COVAX là chương trình do WHO khởi xướng, với mục đích phân phối vaccine Covid-19 nhanh chóng và công bằng trên toàn cầu, sau khi vaccine được chấp thuận lưu hành. Ngoài WHO còn có sự tham gia của Liên minh vaccine Gavi, Liên minh Sáng kiến và Chuẩn bị Phòng dịch (CEPI). Chương trình đặt mục tiêu cung cấp hai tỷ liều vaccine an toàn, hiệu quả cho người dân toàn thế giới vào cuối năm 2021.
WHO cũng dự kiến đưa ra quyết định về phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer, Moderna và AstraZeneca trong vài tuần tới. Điều này cho phép triển khai vaccine ở những nước không có khả năng đánh giá sản phẩm.
Nhân viên y tế tại New York, Mỹ, tập huấn tiêm vaccine Covid-19 hôm 9/12. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 285.783 ca nhiễm và 2.816 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 16.513.807, trong đó 304.858 người đã chết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 11/12 (sáng 12/12 giờ Hà Nội) cho biết liều vaccine đầu tiên của Pfizer-BioNTech đang được chuyển đến các bang và sẽ được tiêm "trong chưa đầy 24 giờ tới", ưu tiên cho người cao tuổi, nhân viên chăm sóc y tế và lực lượng phản ứng nhanh.
Tuy nhiên, tướng lục quân Gustave Perna, người phụ trách chiến dịch vận chuyển vaccine trên lãnh thổ Mỹ, cho biết đợt vận chuyển chỉ bắt đầu trong ngày 13/12 và những liều vaccine đầu tiên chỉ được tiêm cho người dân từ ngày 14/12 do hàng loạt thử thách trong hậu cần.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) trước đó phê duyệt khẩn cấp việc sử dụng vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech. Mỹ kỳ vọng tiêm vaccine cho khoảng 20 triệu người trong tháng 12. Chính phủ Mỹ đang mua thêm 100 triệu liều vaccine do Moderna phát triển, trong lúc một số nguồn tin cho biết giới chức đã đặt hàng thêm vaccine của Pfizer-BioNTech.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 670 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 181.123. Số người nhiễm nCoV tăng 43.814 trong 24 giờ qua, lên 6.880.127.
Khảo sát do công ty Datafolha tiến hành hôm 12/12 cho thấy số người Brazil không muốn tiêm vaccine đã tăng lên 22%, so với 9% hồi tháng 8, trong đó phần lớn cho biết không chấp nhận các loại vaccine được sản xuất tại Trung Quốc.
73% người được hỏi có kế hoạch tiêm và 5% chưa quyết định, so với con số lần lượt là 89% và 3% hồi tháng 8.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 27.182 ca nhiễm và 332 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.854.208 và 142.994.
Thủ đô New Delhi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, với nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Giới chức New Delhi đã tăng gấp 4 lần tiền phạt với người không đeo khẩu trang, lên 2.000 rupee (27 USD). Theo truyền thông Ấn Độ, Viện Huyết thanh Ấn Độ đã yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Anh báo cáo thêm 21.502 ca nhiễm và 519 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.830.956 và 64.026. Từ ngày 14/12, Anh sẽ cắt giảm thời gian tự cách ly từ 14 xuống 10 ngày đối với những người đến từ nước ngoài và những người tiếp xúc với các trường hợp dương tính với nCoV.
Anh bắt đầu tiêm những liều vaccine đầu tiên của Pfizer - BioNTech từ ngày 8/12. Giới chức y tế ưu tiên hàng đầu cho những người trên 80 tuổi, nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên chăm sóc tại viện dưỡng lão và người ở viện dưỡng lão. Khoảng 800.000 liều dự kiến được cung cấp trong tuần đầu tiên.
Đức ghi nhận 21.816 ca nhiễm và 351 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.320.592 và 22.171. Các cuộc tụ tập riêng tư bị giới hạn xuống còn 5 người từ ngày 1/12, số lượng khách được vào các cửa hàng cũng giảm xuống. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng nước này có thể bắt đầu tiêm chủng muộn nhất vào tháng 1/2021.
Trong bài phát biểu trước quốc hội ngày 9/12, Thủ tướng Angela Merkel yêu cầu Đức áp đặt các biện pháp cứng rắn hơn khi ca tử vong trong một ngày ở mức cao kỷ lục. Bà cho rằng các chỉ dẫn đã được lãnh đạo 16 bang ở Đức đồng ý cách đây hai tuần về cho phép cửa hàng mở cửa nhưng cấm ăn uống trong nhà hàng là không đủ.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 28.137 ca nhiễm nCoV và 560 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.625.848 và 46.453.
Điện Kremlin hôm 11/12 cho biết mặc dù số ca tử vong đang tăng lên, giới chức không có kế hoạch tái áp đặt phong tỏa toàn quốc mà chọn phương án hạn chế theo từng khu vực. Saint Petersburg yêu cầu các quán cà phê, nhà hàng, bảo tàng, nhà hát và phòng hòa nhạc của thành phố đóng cửa trong kỳ nghỉ đón năm mới, từ 30/12 đến 10/1.
Moskva từ đầu tháng 12 bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế và giáo viên.
Iran , một trong những vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 51.949 người chết, tăng 221, trong tổng số 1.100.818 ca nhiễm, tăng 8.201. Bộ Y tế nước này hồi đầu tháng cho biết tình trạng lây nhiễm đang chậm lại, với 89/160 thành phố đã được đưa khỏi danh sách những nơi có nguy cơ cao.
Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi cho hay mức độ tuân thủ các biện pháp phòng dịch của công chúng đã tăng lên 90%. Tuy nhiên, hầu hết văn phòng không thiết yếu của chính phủ vẫn bị đóng cửa nhằm ngăn virus lây lan. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết ông đã chỉ đạo Ngân hàng Trung ương nước này cấp ngân sách cần thiết để nhập khẩu vaccine Covid-19.
Hàn Quốc đang đương đầu làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh. Nước này báo cáo thêm 950 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 41.736, trong đó 578 trường hợp tử vong, tăng 14 ca so với một ngày trước.
Hàn Quốc đã thắt chặt các quy định về giãn cách xã hội ở khu vực thủ đô vào đầu tuần này, với lệnh cấm tụ tập hơn 50 người và cấm khán giả vào xem các sự kiện thể thao. Các quán cà phê chỉ có thể phục vụ đồ mang đi, trong khi các nhà hàng không được tiếp khách sau 21h. Thêm 150 trung tâm xét nghiệm sẽ được thiết lập tại khu vực nhiều người qua lại, bao gồm nhà ga.
Tuy nhiên, quan chức cấp cao của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết bất chấp những thay đổi này, người dân vẫn không hạn chế di chuyển đáng kể.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 611.631 ca nhiễm, tăng 6.388, trong đó 18.653 người chết, tăng 142.
Dữ liệu chính phủ cho thấy Indonesia đã đặt hàng được 155,5 triệu liều vaccine và đang tìm mua thêm 116 triệu liều từ Pfizer, AstraZeneca và chương trình COVAX. Nếu các thỏa thuận được thông qua, Indonesia, quốc gia 270 triệu dân, sẽ sở hữu 271,5 triệu liều vaccine, vượt mức đặt ra là 246,6 triệu.
Philippines báo cáo 448.331 ca nhiễm và 8.730 ca tử vong, tăng lần lượt 1.301 và 35 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Philippines là một trong những nơi ăn mừng lễ Giáng sinh lâu nhất thế giới, bắt đầu từ tháng 9. Hàng đoàn người đổ về các trung tâm thương mại và mua sắm rộng lớn bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp tại quốc gia Đông Nam Á này.
Chính phủ Philippines đã ban lệnh cấm tổ chức tiệc Giáng sinh, các buổi tụ họp gia đình và hát mừng ngoài trời. Philippines cũng hủy kế hoạch cho phép trẻ em tới các trung tâm mua sắm.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 71 triệu, WHO cảnh báo Giáng sinh có thể biến thành đau buồn Hơn 70 triệu người nhiễm nCoV trên thế giới, trong đó gần 1,6 triệu người chết, WHO kêu gọi mọi người duy trì cảnh giác trong dịp Giáng sinh. Thế giới ghi nhận 71.334.957 ca nhiễm và 1.599.323 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 680.589 và 12.279 ca trong một ngày, trong khi 49.480.781 người đã bình phục, theo trang...