Phẫn nộ trước những lời nhận xét của giáo viên về bài tập về nhà của một cậu bé
Một giáo viên người Mỹ hiện đang đối mặt với những lời kêu gọi sa thải từ phía phụ huynh sau khi viết những lời nhận xét tiêu cực trên bài tập của học sinh mình.
Một phụ huynh có tên là Chris Piland, hiện đang sống ở Pennsylvania, Mỹ đã rất phẫn nộ khi nhìn thấy phản hồi về bài tập kiểm tra của con trai mình. Anh quyết định lập một bản kiến nghị kêu gọi mọi người lên tiếng buộc nhà trường phải sa thải người giáo viên này, hiện đã có hơn 15.000 chữ ký.
Anh đã chia sẻ bức ảnh bài tập về nhà của con trai mình và nói: “Giáo viên của con trai tôi Kamdyn đã rất thô lỗ với thằng bé và bản thân tôi. Tôi cảm thấy rất thất vọng khi có ai đó viết những điều này lên sự cố gắng của một đứa trẻ”.
Con trai của anh hiện đang học lớp 2, bài kiểm tra với 60 câu hỏi được giáo viên yêu cầu phải hoàn thành trong 3 phút, tuy nhiên Kamdyn chỉ làm được 13 câu. Do đó, giáo viên này đã phê vào trong bài kiểm tra rằng: “Thật thảm hại, chỉ trả lời được có 13 câu trong 3 phút. Buồn”, kèm theo đó là một khuôn mặt buồn.
Sau khi gửi đơn kiến nghị lên nhà trường, anh viết: “Nhờ sự hỗ trợ của mọi người trong việc đóng góp chữ ký và chia sẻ bản kiến nghị, tôi rất vui khi được thông báo rằng giáo viên kia hiện đang được điều tra bởi hội đồng nhà trường”.
Sau khi anh chia sẻ bài kiểm tra của con trai mình lên mạng xã hội, nhiều người cảm thấy rất sốc khi thấy những lời nhận xét của giáo viên như vậy.
Video đang HOT
Một người phụ nữ đã viết: “Không một giáo viên này có quyền viết những bình luận kinh khủng như vậy về việc học của một đứa trẻ”.
Giám đốc trường học Rose Triniti cho biết: “Sự việc này sẽ được quyết định bởi các bằng chứng chứ không dựa trên những chỉ trích trên MXH. Trên hết, chúng tôi sẽ cố gắng làm những gì tốt nhất cho học sinh của mình. Hiện tại giáo viên này đang bị điều tra”.
Theo Dân Việt
Phát động kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo
Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên vững tâm hơn, yên tâm hơn và sẵn sàng tiếp cận tích cực với chủ trương đổi mới.
Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại lễ phát động
Ngày 22-4, tại Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ phát động "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc".
Lễ phát động có sự tham gia của đại diện một số Sở GD-ĐT các tỉnh khu vực phía Bắc, một số trường phổ thông và đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công đoàn giáo dục Việt Nam đã xây dựng và ban hành kế hoạch "Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới". Mục đích của kế hoạch là hỗ trợ, tăng cường nhận thức và năng lực nghề nghiệp cho nhà giáo, người lao động ở các trường học, góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hiện tượng nhà giáo trong ngành có những hành vi ứng xử không phù hợp, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Kế hoạch có thông điệp: các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng đến môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện với giá trị cốt lõi "yêu thương, an toàn và tôn trọng".
Xây dựng trường học hạnh phúc - kết quả được tạo bởi các hành vi ứng xử chuẩn mực của những thầy cô có đạo đức trong sáng, lòng yêu nghề và sự tận tâm tận lực với học sinh, tâm huyết với sự nghiệp trồng người.
Tại lễ phát động, Công đoàn giáo dục Việt Nam đề nghị các thầy giáo, cô giáo không ngừng tự mình trang bị cho mình, đồng thời giúp đồng nghiệp có những hiểu biết nhiều hơn nữa, sâu sắc hơn nữa những quy định, quy phạm về trách nhiệm và quyền hạn của người giáo viên để từ đó có thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách hiệu quả và đúng quy định.
Mỗi giáo viên cần tích cực tự học tập, tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp cùng học tập rèn luyện, bổ sung những kỹ năng nghiệp vụ để vững vàng hơn khi đối mặt và xử lý những tình huống sư phạm, tình huống xã hội trong và ngoài nhà trường đang diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp.
Mỗi nhà giáo hãy biến những khó khăn, thách thức trong lao động nghề nghiệp trở thành những cơ hội để khẳng định phẩm chất năng lực của bản thân trước phụ huynh, trước đồng nghiệp và học trò. Cùng nhau lan tỏa những điều tốt đẹp, những tấm gương nhà giáo mẫu mực, tâm huyết và sáng tạo trên hành trình của sự nghiệp giáo dục...
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ghi nhận và biểu dương Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia cùng với ngành nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo bằng các giải pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, thiết thực và khả thi.
Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các Sở GD-ĐT, các nhà trường nhanh chóng vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với Công đoàn giáo dục các cấp triển khai thực hiện thành công kế hoạch này.
"An toàn về tinh thần là rất quan trọng, vì sự tổn thương về tinh thần còn nghiêm trọng hơn tổn thương về thể xác. Chúng ta cần tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự khác biệt của nhau", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, kế hoạch này là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên vững tâm hơn, yên tâm hơn và sẵn sàng tiếp cận tích cực với chủ trương đổi mới.
PHAN THẢO
Theo SGGP
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ gian lận điểm thi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ông không chấp nhận những cán bộ, giáo viên có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 - được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ Những ngày qua, thông tin về nhiều thí sinh được nâng...