Phần mềm xét tuyển chung: Nhiều trường không mặn mà
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga từng khẳng định, Bộ chỉ đưa ra phần mềm “lọc ảo” còn việc tham gia nhóm xét tuyển chung hoàn toàn dựa vào tinh thần tự nguyện của các trường.
Đến nay, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày thi THPT quốc gia, các trường vẫn chưa biết phần mềm “lọc ảo” của Bộ ra sao. Chính vì vậy, một số trường cho biết sẽ tuyển sinh như năm 2015.
Ông Phan Quang Thế, Hiệu trưởng ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên cho biết năm 2016, trường vẫn tuyển sinh như năm 2015. Tức là dựa vào quy định ngưỡng chất lượng tối thiểu (điểm sàn) của Bộ GD&ĐT để tuyển sinh.
“Nếu có thiếu chỉ tiêu, chúng tôi cũng không tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ để đảm bảo chất lượng đầu vào. Còn những em dưới điểm chuẩn của trường, để các em chọn hình thức đào tạo khác” – ông Thế khẳng định.
Mặt khác, ông Thế cũng cho rằng ở các nước phát triển, “có thí sinh nhận được 7-8 học bổng, nhưng chỉ chọn một trường. Các trường còn lại nếu họ không tuyển đủ thì họ tuyển thêm. Sao phải nghĩ ra tuyển sinh nhóm cho phức tạp” – ông Thế cho hay.
Thí sinh sau giờ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015. Ảnh: Tiền Phong.
Trường không mặn mà
Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ cũng khẳng định năm 2016 trường tuyển sinh theo hai hình thức: lấy điểm kỳ thi THPT tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì (50% chỉ tiêu) và xét học bạ THPT (50%).
“Chúng tôi cũng nghe thấy phần mềm tuyển sinh chung nhưng mới quá nên năm nay chúng tôi chưa tham gia” – ông Hóa khẳng định.Còn PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết trường ông đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tuyển sinh theo nhóm trường của ĐH Đà Nẵng. Với đề án này, các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng sẽ tuyển sinh chung thành một nhóm.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm cũ của Bộ GD&ĐT từ năm 2015 và đã được Bộ chỉnh sửa một số môđun để tuyển sinh. Còn phần mềm mới năm nay chưa thấy Bộ công bố. Nếu Bộ có, chúng tôi sẽ sử dụng theo” – PGS Vinh chia sẻ.
“Bộ có nói xét tuyển theo cụm nhưng ý nghĩa của nó, lợi ích của nó như thế nào đến giờ đã thấy Bộ có gì đâu. Mới chỉ có một vài cá nhân của Bộ nói cái này tốt, cái này lợi. Rồi đến phần mềm, Bộ cũng chưa giới thiệu nó như thế nào”.
TS Khuyến băn khoăn
Muộn nhưng vẫn làm được
Vừa qua, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cũng đã có văn bản kêu gọi các trường trong Hiệp hội tổ chức xét tuyển theo nhóm.
Theo TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, hiện có 3 phần mềm được đưa ra là phần mềm của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (kết hợp với Viettel), phần mềm của FPT và phần mềm của ĐH Thăng Long. Sau khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kỳ thi, Hiệp hội đã chủ động gửi văn bản đến Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, cho đến giờ, Bộ vẫn chưa làm việc chính thức với Hiệp hội về vấn đề này. “Bộ có nói xét tuyển theo cụm nhưng ý nghĩa của nó, lợi ích của nó như thế nào đến giờ đã thấy Bộ có gì đâu. Mới chỉ có một vài cá nhân của Bộ nói cái này tốt, cái này lợi. Rồi đến phần mềm, Bộ cũng chưa giới thiệu nó như thế nào” – TS Khuyến băn khoăn.
Cũng theo ông Khuyến, chính vì Bộ GD&ĐT chưa công bố phần mềm, các trường chưa thấy cái hay, cái lợi nên họ không mặn mà.
Tuy nhiên, theo ông Khuyến, tính đến thời điểm hiện tại có muộn nhưng vẫn có thể triển khai được vì các trường sẽ xét tuyển sau khi có kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.
Ông cũng nhấn mạnh trong chỉ thị của Thủ tướng có nhấn mạnh đến 3 nguyên tắc: Phải đảm bảo tinh thần của Luật Giáo dục ĐH, các trường được tự đề xuất phương án tuyển sinh và ít tốn kém. Do đó, không thể ép các trường phải chọn phương án nào. Một định hướng nữa là phải đảm bảo công bằng. Vì thời gian qua, có tình trạng thí sinh điểm cao không được vào trường tốt.
Nguyên tắc thứ 3 là ít tốn kém cho nhà trường và thí sinh. Vì vậy nếu để các trường xét tuyển riêng thì tốn kém. Bộ đưa ra phương án xét tuyển chung là ít tốn kém nhất.
Được biết, dự kiến đến thứ 6 tuần này (3/6), Bộ GD&ĐT sẽ có cuộc làm việc chính thức với Hiệp hội về vấn đề này.
Theo Hoa Ban/Tiền Phong
Đưa bài thi THPT quốc gia về TP HCM chấm để công bằng
Khâu chấm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, nhiều trường chủ trương đưa ngược bài về TP HCM chấm với lý do hạn chế di chuyển, thuận tiện phúc khảo, đặc biệt là tránh thiên vị.
Với quãng đường đi cả trăm km tổ chức thi nhưng khi có bài thi, nhiều trường đại học lại đưa bài trở về TP HCM để chấm. Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho biết, sau khi thí sinh thi xong 8 môn, bài thi sẽ được đưa về trường để tổ chức chấm thi. Trường sẽ mời giáo viên của TP HCM cùng giáo viên của trường tham gia chấm thi các môn Toán, Văn, Địa, Sử và phần tự luận môn tiếng Anh.
"Trong trường hợp thiếu giáo viên, trường sẽ mời giáo viên từ Tây Ninh xuống nhưng nhiều khả năng sẽ không cần đến, vì số lượng bài thi năm nay không nhiều, chủ yếu vẫn là Toán, Văn", ông Sơn nói.
Đại học Kinh tế TP HCM với quãng đường hơn 100 km cũng sẽ chuyển bài về TP HCM sau khi thí sinh hoàn tất các môn thi. Ông Trần Thế Hoàng, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Việc đưa bài về TP HCM sẽ giúp trường thuận tiện hơn trong chấm thi, đặc biệt trường đã huy động được đội ngũ giáo viên tại TP HCM nhằm đảm bảo an toàn, khách quan".
Tương tự, ông Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Luật TP HCM nói bài thi của hơn 9.000 thí sinh tỉnh Bình Dương cũng được trường đưa về TPHCM chấm thi.
"Cơ bản giáo viên chấm thi nhà trường sẽ sử dụng cán bộ, giảng viên trong trường để chấm các môn Toán, trắc nghiệm các môn Lý, Hóa, Sinh. Riêng các môn tự luận Văn, Sử, Địa trường sẽ nhờ giảng viên các trường đại học thành viên còn lại trong hệ thống ĐHQG TP HCM", ông Dũng nói.
Ảnh minh họa .
Xa nhất là Đại học Nông Lâm TP HCM khi chủ trì cụm thi Gia Lai nhưng theo ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, nhà trường vẫn đưa bài thi của thí sinh về TP HCM chấm.
Ông Lý cho rằng, lâu nay, việc chấm thi tại trường khá tốt, có mối quan hệ với đội ngũ giáo viên chấm thi chất lượng ở cả khu vực TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương nên đưa bài về trường chấm sẽ thuận tiện và công bằng hơn so với chấm thi tại Gia Lai.
"Sau khi thí sinh hoàn thành bài thi, trường sẽ nhờ lực lượng an ninh của tỉnh Gia Lai áp tải bài thi về tận trường", ông Lý nói.
Các trường đại học khác như Đại học Luật TP HCM, Đại học Công nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Đại học Sài Gòn... cũng dự kiến sẽ đưa bài thi từ các tỉnh về TPHCM để chấm thi.
Đi hàng trăm km tổ chức thi
Đại học Tài chính - Marketing năm nay được Bộ GD&ĐT giao chủ trì cụm thi tại tỉnh Đắk Nông (cụm thi đại học số 48) cách trường gần 300 km nên mọi công tác tổ chức đã được nhà trường tập trung tối đa. Theo ông Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường, cụm thi do trường chủ trì có khoảng 4.000 thí sinh tham dự.
Với số lượng thí sinh lớn, trường này dự tính sẽ huy động 170 cán bộ của trường cùng với 168 cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và các địa phương khác để coi thi.
Còn Đại học Nông Lâm TP HCM năm nay tiếp tục được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi Gia Lai (cách trường khoảng 450 km). Tương tự, các trường đại học khác cũng phải di chuyển cả trăm kilômét từ TPHCM về các tỉnh phối hợp với địa phương để tổ chức thi THPT quốc gia.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
Hơn 16.000 học sinh Hà Nội không thi đại học Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, cụm thi THPT quốc gia do sở này chủ trì có 16.390 thí sinh dự thi. Tính đến thời điểm 22h ngày 30/4, toàn thành phố Hà Nội có 76.046 thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Số lượng thí...