Phần mềm tìm diệt sâu, bệnh sớm trên lúa trên điện thoại thông minh có gì đặc biệt?
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phối hợp với Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel và Sở NNPTNT tỉnh An Giang xây dựng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên lúa từ tháng 6/2021.
Nhiều nông dân tỏ ra rất thích thú và kỳ vọng ứng dụng này sẽ giúp sản xuất thuận lợi và hiệu quả hơn.
Cán bộ BVTV thử nghiệm dùng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại tại An Giang. Ảnh: Cục BVTV
Ứng dụng “Nhận diện sinh vật gây hại lúa” hiện đại
Để giúp nông dân có thể tự nhận biết loài sinh vật gây hại trên đồng ruộng, chủ động áp dụng các biện phòng chống nhằm bảo vệ sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của thị trường nông sản, Cục BVTV đã phối hợp với Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel và Sở NNPTNT tỉnh An Giang xây dựng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên lúa từ tháng 6/2021.
Việc triển khai xây dựng phần mềm được thực hiện đồng loạt bao gồm xây dựng ứng dụng (Apps) nhận diện sinh vật gây hại trên điện thoại bằng công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) kết hợp với hệ thống chuyên gia tương tác trực tuyến với người sử dụng.
Đây là những công cụ hỗ trợ người nông dân trong việc nhận diện, chuẩn đoán các vấn đề liên quan tới sinh vật gây hại cây trồng cũng như được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.
Ứng dụng “Nhận diện sinh vật gây hại lúa” được xây dựng với sự tư vấn chuyên sâu của các bên liên quan trong đó có cả nông dân nhằm đảm bảo thiết kế nội dung và giao diện đơn giản, hiệu quả và thuận tiện cho người sử dụng.
Đến nay, phần mềm đã được hoàn thiện và đang được triển khai thí điểm trên địa bàn tại tỉnh An Giang đáp ứng nhu cầu của của các bên liên quan, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Phần mềm này có thể được tải dễ dàng từ kho dữ liệu trên trên nền tảng di động Android và IOS.
Ứng dụng cung cấp cho nông dân chức năng tự động nhận diện loài sinh vật gây hại qua ảnh chụp và có thể tra cứu thông tin về sinh vật gây hại gồm hình ảnh, đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ; văn bản, tài liệu BVTV; quy trình phòng cống sinh vật gây hại do Cục BVTV ban hành; thông tin cảnh báo, khuyến cáo về sinh vật gây hại; trang thư viện sinh vật gây hại cung cấp thông tin hình ảnh, đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ 112 loài sinh vật gây hại trên lúa; trang tin tức để nông dân có thể xem các tin tức về nông nghiệp, nông sản, tin BVTV trên ứng dụng.
Ngoài ra còn có chức năng cho người dùng tự nhập phản ánh về các lỗi ứng dụng, các vướng mắc để làm cơ sở hoàn thiện phần mềm.
Người nông dân khi gặp khó khăn cần hỗ trợ hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin có thể tự đặt câu hỏi trên công cụ trợ lý ảo sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý ngôn ngữ được tích hợp trong ứng dụng để sẵn sàng hỗ trợ 24/7, mọi lúc mọi nơi.
Video đang HOT
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng “Nhận diện sinh vật gây hại lúa” cho cán bộ kỹ thuật tỉnh An Giang. Ảnh: Cục BVTV.
Sẽ mở rộng ứng dụng trên những cây trồng chủ lực khác
Tại hội nghị, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Từ những kết quả trên, Cục Bảo vệ thực vật đang nỗ lực phối hợp với các bên liên quan để đánh giá mức độ chính xác của AI trong việc nhận diện với các loài sinh vật gây hại đã được đào tạo đáp ứng yêu cầu thí điểm thực tế. Thu thập phản hồi từ người nông dân để tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các tính năng của ứng dụng trong phiên bản tiếp theo.
Đặc biệt, có thể đánh giá tính khả thi, khả năng đáp ứng một cách thiết thực nhu cầu của người nông dân trong việc nhận biết và phòng trừ các loài sinh vật gây hại trên cây lúa và đánh giá khả năng vận hành của hệ thống trên thực tế”.
Với mong muốn phần mềm được áp dụng rộng rãi, ông Trung đề nghị chính quyền địa phương cần chung tay vào cuộc hướng dẫn người dân, hỗ trợ tuyên truyền trên các kênh thông tin truyền thông và kinh phí cho nông dân để việc sử dụng phần mềm được an toàn và hiệu quả.
Trong thời gian tới, phần mềm và cơ sở dữ liệu sẽ được cập nhật thường xuyên từ những phản hồi của người sử dụng. Đồng thời sẽ mở rộng ứng dụng trên những cây trồng chủ lực khác.
Đánh giá về phần mềm mới này, ông Trương Tiến Thọ – Phó Giám đốc Sở NNPTNT An Giang cho hay: Với việc nhận diện sinh vật gây hại trên điện thoại bằng công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) có phát hiện và phòng bệnh sớm sẽ giúp giảm chi phí hơn rất nhiều so với việc trị bệnh. Qua đó sẽ làm lợi cho người sản xuất rất nhiều.
Để triển khai hiệu quả, đại diện Sở NNPTNT An Giang kiến nghị lực lượng cán bộ chuyên trách nhất là cán bộ nông nghiệp cơ sở, cán bộ khuyến nông phải được tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuần thục.
“Đây là lực lượng nòng cốt giúp từng bước chuẩn hóa thêm về hình ảnh đối tượng sâu bệnh hại làm cơ sở dữ liệu cho apps, đồng thời có thể hỗ trợ nông dân vận hành apps qua smart phone, khi thuần thục rồi mới nhân rộng ra đông đảo người dân”, ông Thọ nói.
Tham tán Thương mại bày cách đưa lượng lớn thanh long Việt đến đám cưới ở... thị trường 1,4 tỷ dân
Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, các đám cưới ở Ấn Độ tiêu dùng rất nhiều hoa quả, nhất là quả thanh long nhập khẩu nên Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia này.
Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, thị trường Ấn Độ được đánh giá rất tiềm năng đối với nông sản Việt Nam, trong đó có mặt hàng thanh long. Ảnh: chụp màn hình.
Nhu cầu tiêu dùng thanh long nhập khẩu của Ấn Độ rất lớn
Trao đổi tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 19 với chủ đề "Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long" do Bộ NNPTNT phối hợp Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản, Cục Bảo vệ thực vật và Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố tổ chức sáng 6/1, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, thị trường Ấn Độ được đánh giá rất tiềm năng đối với nông sản Việt Nam, trong đó có mặt hàng thanh long.
Theo ông Thướng, thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời vừa qua từ mức 5,1 tỷ USD (năm 20216) lên 11,2 tỷ USD (năm 2021), dự kiến năm 2022 vượt 13 tỷ USD...
Tham tán Bùi Trung Thướng cũng thông tin, Ấn Độ là thị trường 1,4 tỷ dân, tỷ lệ người ăn chay và thói quen sử dụng hoa quả rất nhiều, đặc biệt là trong các đám cưới ở đây người dân tiêu dùng rất nhiều thanh long nhập khẩu, do đó nhu cầu hàng năm về mặt hàng này rất lớn.
Xuất khẩu hoa quả, hạt tươi của Ấn Độ năm tài chính 2020-2021 là 1,35 tỷ USD, nhập khẩu 3,159 tỷ USD.
Đối với thanh long, tại Ấn Độ, nhu cầu về thanh long rất lớn, hàng năm Ấn Độ nhập khẩu 95% thanh long từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam....
Năm 2019-2020, xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng gần 100% so với năm trước, ở mức hơn 11.000 tấn, kim ngạch 9,86 triệu USD.
Năm 2020-2021, kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 25% so với năm trước do tác động của dịch Covid-19. Đáng chú ý, tháng 6 vừa qua Ấn Độ lần đầu tiên xuất khẩu thanh long sang thị trường UAE, đây sẽ là một thách thức lớn đối với trái thanh long của Việt Nam trong thời gian tới...
Trên cơ sở đó, vị Tham tán cũng đưa ra khuyến nghị: Đối với Chính phủ, Bộ, ngành thường xuyên giữ kết nối, trao đổi với Bộ, ngành của nước đối tác; tổ chức các kỳ họp, tiểu ban, nhóm làm việc; tích cực đàm phán mở rộng thị trường tiêu thụ trái cây...
Đối với Hiệp hội, cơ quan xúc tiến thương mại, phối hợp với các thương vụ, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại. Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
"Với cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, tích cực tham gia các diễn đàn xúc tiến thương mại, chủ động giao lưu, kết nối và trao đổi với đối tác, thận trọng trong quá trình đàm phán, ký kết thị trường, lưu ý về bao bì nhãn mác sản phẩm...", ông Thướng khuyến cáo.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 19 với chủ đề "Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long" sáng 6/1. Ảnh chụp màn hình
Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, 17 loại quả có diện tích lớn nhất (trên 20.000ha/loại) hiện chiếm hơn 90% tổng diện tích và 94% tổng sản lượng cây ăn quả cả nước.
Trong đó, chuối có diện tích lớn nhất (151.800ha), xoài (111.800 ha), bưởi (105.800 ha), cam, nhãn, vải, thanh long, sầu riêng, mít (trên 50.000 - dưới 100.000 ha mỗi loại), dứa, chanh, chôm chôm, na/mãng cầu, quýt, ổi, bơ (trên 20.000 - dưới 50.000 ha mỗi loại).
Với riêng thanh long, sản lượng của Việt Nam khoảng gần 1,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng này lại không phân bố đều. Cụ thể, quý I khoảng 300.000 tấn, quý II khoảng 150.000 tấn, quý III khoảng 400.000 tấn và quý IV khoảng 500.000 tấn. Như vậy, quý IV và I tập trung khoảng 60% sản lượng.
Chia sẻ tại diễn đàn 970, ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, cho biết tỉnh đang chuẩn bị thu hoạch thanh long từ bây giờ đến Tết Nguyên đán, ước lượng 26.000 tấn, giá thành khoảng 15.000 đồng/kg.
Chủ yếu thanh long được bán cho thị trường Trung Quốc, tuy nhiên do dịch bệnh nên các đường biên gần như đóng cửa hoàn toàn.
Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An đưa ra một số kiến nghị các cơ quan chức năng của Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương... tiếp tục kết nối, xúc tiến thương mại mạnh hơn đưa thanh long của Việt Nam đến thị trường khác, đặc biệt là Ấn Độ, đồng thời xúc tiến thị trường trong nước thông qua các hệ thống siêu thị.
Thanh long được trồng chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Thuận (khoảng 34.000 ha), Long An (khoảng 12.000 ha) và Tiền Giang (khoảng 10.000 ha). Sản lượng của 3 tỉnh này chiếm hơn 80% tổng sản lượng thanh long cả nước.
"Cần một diễn đàn riêng cho thanh long, để tìm đường hướng giải quyết căn cơ cho thanh long Việt Nam", ông Tùng nói.
Ngoài thanh long, ông Tùng thông tin thêm, rằng các loại cây ăn quả khác đều cần thị trường và kết nối tiêu thụ như chuối ở Đồng Nai, Sóc Trăng; xoài tại Đồng Tháp, Trà Vinh; hay mít của Vĩnh Long...
"Ngoài tập trung cho thanh long, còn cần chủ động những mặt hàng cây ăn quả khác cho các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long", ông Tùng nhấn mạnh. Qua diễn đàn, đại diện Cục Trồng trọt cam kết quản lý chặt chẽ vùng trồng, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo đúng yêu cầu của các nước xuất khẩu.
Nông dân huyện Châu Thành (Long An) thu hoạch thanh long. Ảnh: Báo Long An.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, thanh long hiện được xác định là loại trái cây có lợi thế cạnh tranh cao trong số các loại trái cây ở Việt Nam, đồng thời cũng được xếp vào nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc cũng đã mở rộng nhiều diện tích trồng thanh long, lợi thế thị phần của thanh long Việt Nam tại thị trường này không còn như trước nữa. Để duy trì việc tiêu thụ thanh long được ổn định, lâu dài, không "đầu voi đuôi chuột", Bộ NNPTNT sẽ thường xuyên tổ chức các diễn đàn kết mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, đặc biệt là tại thị trường nội địa, tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
3 tỉnh hợp lực xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An hợp lực để xúc tiến xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc qua đường biển. Sáng 6/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Cục...