Phần mềm quản lý tài sản bị “ăn cắp”
Công ty Phát triển và Chuyển giao phần mềm (Dtsoft) được Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm phần mềm quản lý tài sản (QLTS) Dtsoft, loại hình chương trình máy tính vào năm 2010. Mới đây, sản phẩm này đã bị sao chép trái phép một cách trắng trợn.
Theo trình báo, Tháng 3/2013, Công ty Dtsoft phát hiện Công ty TNHH Phát triển phần mềm Cuộc Sống (Công ty Cuộc Sống) sao chép và phân phối trái phép phần mềm QLTS tại Phú Yên và sau đó là ở các địa phương khác.
Sau khi tìm hiểu, Dtsoft phát hiện Công ty Cuộc Sống có dấu hiệu đánh cắp mã nguồn của phần mềm QLTS, tổ chức sao chép lại trên ngôn ngữ.Net, đăng ký bản quyền dưới tên Hoàng Văn Dũng và phân phối với quy mô lớn, thu lời với số tiền lớn.
Ngày 11/12/2013, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra bản “Kết luận nội dung tố cáo đối với Công ty TNHH Phát triển phần mềm Cuộc Sống và ông Hoàng Văn Dũng”. Kết luận này làm rõ hành vi và quá trình sao chép phần mềm trái phép của ông Dũng và Công ty Cuộc Sống.
Theo đó, ông Dũng đã làm việc tại Phòng lập trình của Công ty Dtsoft, tham gia vào quá trình viết các phần mềm ứng dụng tại đây, trong đó có phần mềm QLTS. Ngày 26/2/2013, Công ty Dtsoft cho ông Dũng thôi việc.
Ngay lập tức, ngày 01/3/2013, ông Dũng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả chương trình “phần mềm QLTS phiên bản 1.13″ sang Công ty Cuộc Sống và ngay sau đó, Công ty Cuộc sống gửi hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với phiên bản này.
Ngày 08/3/2013, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm này cho tác giả Hoàng Văn Dũng, chủ sở hữu là Công ty Cuộc Sống.
Video đang HOT
Công ty Cuộc Sống không giải trình được quá trình sáng tạo, phát triển chương trình máy tính phần mềm QLTS cũng như các đề án, dự án nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và quá trình kinh doanh phần mềm, không cung cấp danh sách khách hàng sử dụng theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
Thanh tra Bộ đề nghị Viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm – Bộ Công an) giám định hai phần mềm QLTS của hai Công ty. Kết luận giám định chỉ rõ: Chương trình máy tính phần mềm QLTS của Công ty Dtsoft sáng tạo trước chương trình máy tính “phần mềm QLTS phiên bản 1.13″ của ông Hoàng Văn Dũng, ông Dũng đã sao chép một phần trọng yếu từ chương trình máy tính phần mềm QLTS của Công ty Dtsoft, hành vi sao chép này là vi phạm pháp luật.
Về Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả giữa ông Hoàng Văn Dũng và Công ty Cuộc Sống, Kết luận khẳng định vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi phân phối dưới hình thức bán tác phẩm chương trình máy tính “phần mềm QLTS phiên bản 1.13″ của ông Dũng cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Công ty Cuộc Sống khai không đúng nội dung đơn trong Tờ khai đăng ký quyền tác giả để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả vi phạm quy định về đăng ký, có hành vi sao chép và phân phối phần mềm này mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Từ những kết luận trên đây, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị: Yêu cầu ông Hoàng Văn Dũng và Công ty Cuộc Sống chấm dứt hành vi sao chép và phân phối dưới hình thức bán tác phẩm chương trình máy tính “phần mềm QLTS phiên bản 1.13″ tới khách hàng; đề nghị Cục Bản quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đã cấp cho ông Dũng và xử lý những vi phạm này theo quy định của pháp luật.
Đây là một vụ xâm hại bản quyền trong lĩnh vực công nghệ cao, cần xử lý triệt để, loại ngay mối nguy hại kiểu này, không để tiếp diễn gây thiệt hại lớn cho xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần.
Theo PLO
Kinh doanh shop từ xa: Bài toán khó đã có lời giải!
Quản lý cửa hàng từ xa đã không còn là trở ngại với những chủ cửa hàng bận rộn. Cùng với công nghệ điện toán đám mây, sự ra đời của phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến (online) đã tạo ra một bước đột phá mới cho ngành bán lẻ.
Xu hướng quản lý bán hàng bằng phần mềm trực tuyến
Tuy xuất hiện chưa lâu, nhưng công nghệ này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, và trở thành sự lựa chọn của đông đảo chủ cửa hàng bán lẻ. Sẵn sàng từ bỏ hàng chục năm gắn bó với những phương pháp quản lý cũ, vì đâu mà phần mềm bán hàng trực tuyến lại có sức lan tỏa mạnh mẽ tới vậy?
Đơn giản và linh hoạt là yếu tố tiên quyết không thể thiếu khi nhắc tới công nghệ điện toán đám mây. Không yêu cầu cài đặt hay giới hạn thiết bị sử dụng, khách hàng có thể dễ dàng quản lý cửa hàng của mình mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị được kết nối internet như máy tính, ipad hay điện thoại di động. Tính năng này chính là cứu cánh cho các chủ cửa hàng bận rộn khi không thể thường xuyên có mặt để sát sao tình hình kinh doanh tại cửa hàng.
Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí cũng là thế mạnh nổi trội của phần mềm trực tuyến so với những phần mềm cài đặt trước đây. Không cần bỏ ra hàng chục triệu đồng chi phí đầu tư ban đầu cùng hàng loạt những chi phí bảo trì, nâng cấp những năm tiếp theo, phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến gói gọn mọi chi phí trong thuê bao sử dụng hàng tháng. Mức thuê bao hợp lý cùng những phiên bản nâng cấp được cập nhật miễn phí luôn làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quản lý bán hàng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị
Rủi ro hoạt động khi mất internet
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của các phần mềm trực tuyến là yêu cầu khắt khe về sự ổn định của kết nối mạng. Không có internet, mọi hoạt động bán hàng sẽ bị đình trệ. Hãy thử tưởng tượng cửa hàng với hàng dài khách hàng đứng chờ thanh toán, trong khi nhân viên thu ngân lúng túng vẫn chưa thể tìm thấy hàng hóa và các thông tin liên quan?
Hạ tầng internet tại Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều biến chuyển tích cực, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sự cố đường truyền, hay nguy hiểm hơn là những sự cố mất internet trên diện rộng như sự cố ngày 20/12 vừa qua. Đứt cáp quang biển, 60% lưu lượng internet của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bị ảnh hưởng và dự kiến phải mất nhiều tuần để khắc phục sự cố này. Đây không phải lần đầu tiên sự cố đứt cáp quang làm điêu đứng người dùng internet tại Việt Nam. Chỉ trong 3 năm trở lại đây, đã có tới 6 lần cáp quang biển bị đứt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Ki-ốt Việt - phần mềm đám mây phá vỡ mọi giới hạn
Hiểu rõ những hạn chế này, một hướng tiếp cận mới được các nhà tiên phong công nghệ điện toán đám mây thúc đẩy là sử dụng công nghệ lưu trữ offline trong chuẩn HTML5. Công nghệ này cho phép lưu trữ dữ liệu tạm thời trên trình duyêt và sử dụng được cả khi không có kết nối mạng. Nhân viên bán hàng có thể truy xuất dữ liệu hàng hóa cũng như thanh toán cho khách hàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hoàn toàn chỉ qua trình duyệt web.
Công nghệ lưu trữ dữ liệu offline của Ki-ốt Việt
Tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới này, phần mềm quản lý bán hàng Ki-ốt Việt là phần mềm điện toán đám mây đầu tiên tại Việt Nam cho phép bán hàng ngay cả khi mất internet. Lần đầu tiên bạn có thể bán hàng với một phần mềm trực tuyến ngay cả khi internet gián đoạn. Xóa tan nỗi lo về sự ổn định của kết nối mạng, xóa tan mọi khoảng cách về công nghệ, hãy trải nghiệm một giải pháp quản lý bán hàng hoàn toàn mới với Ki-ốt Việt.
Theo Khampha
Doanh nghiệp hồn nhiên vi phạm bản quyền phần mềm Vụ việc một công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam vừa bị phạt vi phạm phần mềm lên đến trên một tỷ đồng đã làm "nóng" lại vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm vốn bỏ ngỏ bấy lâu nay. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt xài phần mềm "chùa" vẫn diễn ra một cách rất "hồn nhiên". Vụ...