Phân luồng học sinh sau THCS: Xóa bỏ định kiến học nghề
Theo nhìn nhận từ giới chuyên gia, phụ huynh nên bỏ định kiến đi học nghề sau bậc trung học cơ sở là thấp kém, đừng lo con đường lên trung học phổ thông rồi lên đại học là duy nhất, vì hiện nay có rất nhiều con đường khác nữa mà vẫn đi đến đích nếu mong muốn đạt được học vấn cao hơn.
Đẩy mạnh phân luồng sau THCS để thu hút học sinh sau lớp 9 học nghề. Ảnh: Mạnh Dũng.
Câu chuyện tuyển sinh vào lớp 10 tại các thành phố lớn hiện đang là đề tài “ nóng”. Bởi để có được một suất học ở trường THPT công lập, không chỉ học sinh, mà cả phụ huynh đều cùng vất vả trong cuộc chạy đua này. Tại Hà Nội, cho dù tỉ lệ “chọi” vào lớp 10 trường THPT công lập năm 2019 đang được dự báo là hạ nhiệt, thì áp lực ôn thi vẫn không hề giảm.
Theo các chuyên gia, vấn đề giảm áp lực cho học sinh sau THCS nói chung cần sớm được giải tỏa.
Giảm áp lực từ phía người lớn
Xung quanh sức “nóng” tuyển sinh lớp 10 THPT tại các thành phố lớn hiện nay, ông Nguyễn Xuân Thành- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) phân tích, vài năm trở lại đây, có khoảng 30% học sinh THCS không học lên THPT mà chọn cho mình con đường khác như học nghề hoặc giáo dục thường xuyên. Đây là một xu hướng tốt trong phân luồng giáo dục phổ thông. Vì thực tế trong khung đào tạo của các trường nghề đều có phần kiến thức phổ thông bắt buộc, khi tốt nghiệp, nếu đáp ứng đủ điều kiện và kiến thức, học sinh có thể học lên CĐ… mà không nhất thiết vào học THPT.
Theo ông Thành, tâm lý chung của phụ huynh là luôn muốn con mình học hành tấn tới, muốn con mình đỗ cấp 3, ĐH hoặc cao hơn nữa. Nhưng rõ ràng phụ huynh phải nhìn nhận vào thực tế xem con/em mình có khả năng ở lĩnh vực gì, sở trường, hứng thú thế nào từ đó có đánh giá đúng về năng lực của con. Dứt khoát không nên áp đặt con phải học lên THPT, lên ĐH… như vậy vô hình chung sẽ gây ra áp lực cho con, dẫn tới việc định hướng sai, vừa mất thời gian, tiền bạc và phí sức lực của các em.
Còn theo PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan – Viện Khoa học Giáo dục (Bộ GDĐT), phụ huynh nên bỏ định kiến đi học nghề là thấp kém, đừng lo con đường lên THPT rồi lên ĐH là duy nhất, vì hiện nay có rất nhiều con đường khác nữa mà vẫn đi đến đích nếu mong muốn đạt được học vấn cao hơn. Bà Loan cho rằng, để định hướng tốt cho các con ngay từ khi chuẩn bị kết thúc bậc THCS, phụ huynh phải xem con mình có năng lực, sở trường thế nào rồi tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tư vấn cho con. Làm sao đưa ra được những lựa chọn phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện gia đình và nhu cầu của xã hội. Phụ huynh cần tỉnh táo, thận trọng và không nên theo đám đông, vì hiện nay con đường học tập rất mở, có nhiều lựa chọn.
Thu hút học sinh học hết lớp 9 học nghề
Nhằm góp phần thực hiện chính sách phân luồng sau THCS, thu hút học sinh lớp 9 vào học nghề, thời gian qua, Bộ LĐTB&XH đã triển khai, cho phép các trường mở rộng mô hình đào tạo 9 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Các năm trước đó, mô hình đào tạo 9 chỉ được thí điểm ở một số trường, nhưng năm học 2019- 2020, việc tuyển sinh trình độ CĐ nghề chính thức bổ sung thêm 2 đối tượng gồm: Học sinh tốt nghiệp THCS nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ (phải học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT và có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp); người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp THPT, hoặc đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Theo chương trình đào tạo mô hình 9 , học sinh hết lớp 9 THCS được học chương trình kéo dài từ 3-5 năm tùy ngành nghề để nhận bằng CĐ, cử nhân thực hành, kỹ sư thực hành.
Dẫu thế, theo TS. Hoàng Ngọc Vinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT): Để làm tốt công tác phân luồng, thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″, cần phải có giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông. Cùng với đó, cần phải quy hoạch lại cơ sở giáo dục đào tạo, đánh giá số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hoặc bỏ học ở THCS để có giải pháp hợp lý về phương diện quản lý nhà nước, kết hợp với hệ thống đánh giá năng lực học sinh chuẩn xác, từ đó đưa ra khuyến cáo. Đặc biệt, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải thật sự chất lượng, việc liên thông giữa các bậc học phải được thông thoáng, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo với nhà trường.
Mạnh Dũng
Theo daidoanket
10 nước có tỷ lệ học vấn cao nhất thế giới
Theo xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Canada có tỷ lệ học vấn cao nhất thế giới, với 56,27% dân số ở độ tuổi 25 đến 64 tốt nghiệp giáo dục bậc cao.
Bảng xếp hạng của OECD dựa trên tiêu chí đánh giá tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 25 đến 64 (gọi tắt là người trưởng thành) tốt nghiệp chương trình giáo dục bậc cao như hệ văn bằng hai năm, 4 năm hoặc học nghề. Canada đứng đầu bảng xếp hạng này với 56,27% dân số tốt nghiệp giáo dục bậc cao. "Chúng ta cần giáo dục để cho phép con người học tập, suy nghĩ và thích nghi", Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói.
Nhật Bản đứng thứ hai với hơn một nửa dân số trong độ tuổi 25 đến 64 (50,5%) tốt nghiệp giáo dục chuyên nghiệp.
Israel cũng có nền giáo dục phát triển với 49,9% dân số có học vấn cao. Nguồn lực kinh tế chủ yếu tập trung ở xuất khẩu kim cương, thiết bị công nghệ cao và dược phẩm.
Hàn Quốc có nhu cầu lớn về giáo dục đại học. Chính phủ cũng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này với tổng chi năm 2015 đạt 43,1 tỷ USD. Nhờ đó, 46,86% người trưởng thành trải qua giáo dục chuyên nghiệp.
Vương quốc Anh có nền giáo dục đại học nổi tiếng với những tên tuổi hàng đầu thế giới như ĐH Oxford, Cambridge. 45,96% dân số trưởng thành nước này hoàn thành giáo dục chuyên nghiệp.
Theo điều tra dân số Mỹ, 33% người dân nước này có bằng cử nhân trở lên. Theo đánh giá của OECD, 45,67% người Mỹ trưởng thành có bằng cấp.
Australia đứng thứ bảy trong bảng xếp hạng với 43,74% dân số được coi là người có học thức. Ngoài ra, nước này cũng có tuổi thọ tương đối cao và thường đạt điểm cao trong các đợt điều tra mức sống toàn cầu.
Phần Lan có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Người dân nước này cũng có học vấn cao với 43,6% người từ 25 đến 64 tuổi trải qua giáo dục chuyên nghiệp.
Hầu hết người dân Na Uy sống ở miền Nam, xung quanh thủ đô Oslo. Với khoảng 5 triệu người sống ở đây, 43,02% người thuộc tầng lớp có học thức.
Luxembourg là một trong những nước nhỏ, giàu nhất thế giới. Về mặt giáo dục, theo tiêu chuẩn của OECD, 42,86% dân số nước này có học thức.
Học phí nghìn đô và những cái nhất của trường học trên thế giới Nền giáo dục thế giới có những ngôi trường đặc biệt như học phí đắt nhất, nằm ở vị trí cao hàng nghìn mét, tọa lạc trên vách đá hay được ghi tên trong sách kỷ lục Guinness.
Theo Zing
ĐH giành thí sinh Cao đẳng, Trung cấp: Khẳng định lại Ty lê dư thi Đai hoc 2019 giam la điêu tôt, giup cac trương Cao đăng, Trung câp, day nghê co thêm nguôn tuyên sinh. Ngay 17/4/2019, trong buôi găp gơ bao chi, cung cấp thông tin với báo chí khu phực phía Nam về GD&ĐT tại Bình Thuận, ông Mai văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT...