Phân luồng học sinh phổ thông, sao khó đến vậy?
Khi học sinh xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông thi con đương trương nghê, trung tâm giao duc thương xuyên trơ nên gập ghềnh hơn bao giờ hết.
LTS: Trước thực trạng phân luồng sau trung học cơ sở đang trở thành vấn đề lớn trong cả hệ thống giáo dục, nhằm đưa ra một số giải pháp cho tình trạng này, thầy Đỗ Tấn Ngọc đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Có thể nói, công tác phân luồng sau trung học cơ sở đã từng có rất nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập khá kỹ nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Bài toán phân luồng sau trung học cơ sở trở thành vấn đề lớn trong cả hệ thống giáo dục, là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong nhiều năm nay.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở nói chung được định hướng vào 4 luồng chính gồm: học tiếp lên trung học phổ thông; học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực tiếp đi làm kiếm sống.
Tuyên truyền cho học sinh về công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (Ảnh minh họa: baosoctrang.org.vn).
Nhìn lại thực tế, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa dẫn chứng: “ Từ năm 2016 trở về trước, hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp đặt dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn các trường trung cấp nghề thuộc quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đến năm 2017, hệ trung cấp chuyên nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
Khi đó, số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp chỉ vào khoảng hơn 10%” (Báo Sài Gòn Giải Phóng).
Trong khi đó, số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy trong năm học 2015-2016, số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 116.222 người (khoảng gần 10%) và có tới vài chục trường trung cấp chuyên nghiệp không tuyển được học sinh.
Như vậy, mặc dù lạc quan, phấn khởi đến mấy thì trong 2 năm tới (năm 2020) cũng rất khó đạt mục tiêu 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường nghề.
Tuy được định hướng theo 4 luồng chính sau trung học cơ sở nhưng thực tế hiện nay phần lớn các địa phương vẫn tồn tại tình trạng học tiếp lên trung học phổ thông với tỉ lệ hơn 70%, thậm chí có nơi hơn 80% (Hà Nội 75%; Thành phố Hồ Chí Minh 77%…).
Việc học sinh chọn luồng giáo dục thường xuyên cũng chỉ là một giải pháp của không nhiều học sinh.
Video đang HOT
Các nhà quản lý cho rằng, nếu con đương vao giang đương đại học, cao đẳng ngay cang rông mơ khi học sinh có thể được xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông thi con đương trương nghê, trung tâm giao duc thương xuyên lai trơ nên gập ghềnh, chông chênh hơn bao giờ hết.
Để đạt được chỉ tiêu, tỉ lệ 30% học sinh sau khi học xong trung học cơ sở vào trường nghề, trên thực tế vẫn là những con số “trong mơ”.
Vậy đâu là những giải pháp có tính khả thi?
Cần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp, tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để cho các bậc phụ huynh và bản thân các em thấy rằng việc học lên là chính đáng nhưng đồng thời cũng cần xem xét đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi cho phù hợp.
Mặt khác, cũng cần cho các em thấy có nhiều con đường nhằm đạt được ước mơ đích thực của mình.
Ngoài việc tuân thủ theo chương trình Giáo dục hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi đơn vị trung học cơ sở, kể cả trung học phổ thông cần liên kết với các Trung tâm dạy nghề, Trường trung cấp nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh… để tổ chức cho các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông những buổi hội thảo, hoạt động tư vấn, hoạt động tham quan, hoạt động giới thiệu và tuyên truyền nghề… giúp cho học sinh hiểu rõ về khả năng của bản thân và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp.
Đây được xem là điểm yếu của nhiều nhà trường. Thực tế, hiện nay không có mấy đơn vị làm được, do họ mải dạy học văn hóa, dạy thêm học thêm….
Các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông cần tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 8, 9 và ở cấp trung học phổ thông để học sinh có nhận thức, hiểu biết đầy đủ, đúng đắn, đánh giá được khả năng học tập của bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình mình.
Muốn công tác này đạt kết quả, ngoài nỗ lực, phương pháp tổ chức, quản lý của nhà trường, rất cần sự đầu tư nguồn kinh phí để tập huấn giáo viên, mua sắm thiết bị, tài liệu, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ này.
Hàng năm, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục khi phân bổ ngân sách về từng trường cần cụ thể từng gói chi tiêu, hoạt động, trong đó không thể thiếu gói cho hoạt động hướng nghiệp nghề.
Đồng thời, cấp trên phải có cách kiểm tra việc thực hiện, triển khai hoạt động này của các đơn vị nhà trường.
Vì có tình trạng, nhiều lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm đúng mức, làm rất qua loa, hời hợt, đối phó, thậm chí chẳng làm gì và dùng tiền của gói ấy vào mục đích khác.
Nên đưa kết quả của hoạt động hướng nghiệp nghề và công tác phân luồng học sinh của nhà trường, của huyện trở thành tiêu chí trong đánh giá cán bộ, xem xét thi đua – khen thưởng hàng năm của các cơ quan chủ quản, cấp trên.
Cần đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với địa phương và tăng cường hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp nghề ở các huyện, thành phố để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đi theo nhiều hướng khác nhau.
Nhà nước có chính sách khuyến khích cho người học đi vào luồng giáo dục nghề nghiệp, thể hiện ở chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng và học phí.
Có thể đưa ra những chuẩn ưu tiên cho những học sinh có chứng chỉ đào tạo nghề được vay vốn sản xuất.
Lâu nay, chúng ta lại quá ưu tiên cho diện sinh viên học các trường đại học để vay vốn học tập.
Trong khi đó, chúng ta đang cần nguồn lực “thợ” nhiều hơn “thầy” mà lại “bỏ rơi” diện học sinh học nghề thì thật khập khiễng, mâu thuẫn và bất cập.
Nhà nước có ngay những chính sách thỏa đáng, hấp dẫn về sử dụng lao động sau đào tạo.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kịp thời chỉ đạo cho các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là đầu mối liên hệ giữa Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường Trung cấp nghề… với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp tạo “đầu ra” cho học viên khi đào tạo xong.
Việc đào tạo tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp là giải pháp hữu hiệu cho bài toán phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Ở tầm Trung ương, đó là sự phối hợp tốt giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục trung học thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề là điều vô cùng cần thiết.
Nói tóm lại, công tác phân luồng và hướng nghiệp học sinh phổ thông đang là vấn đề bức xúc phải giải quyết, nhưng không phải trong một thời gian ngắn có thể làm được.
Đây không phải là việc chỉ riêng ngành Giáo dục và Đào tạo mà cần phải phối hợp của tất cả các ngành có liên quan để dự báo nhu cầu xã hội về đào tạo nghề, tăng quy mô với cơ cấu hợp lý trong phát triển đào tạo nghề nghiệp, lấy đó làm căn cứ để phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương cả nước trong hiện tại cũng như trong tương lai để phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý, hiệu quả.
Theo giaoduc.net.vn
30% học sinh học nghề - chuyện trong mơ
Hiện nay, hơn 10% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp. Con số này quá thấp so với chỉ tiêu 30% học sinh phải vào hệ thống trường nghề sau THCS năm 2020.
Tháng 5/2018, Thủ tướng vừa phê duyệt đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025".
Theo đó, đến năm 2020 phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%.
Bài toán lớn của hệ thống giáo dục
Phân luồng sau THCS không phải là câu chuyện bây giờ mới đặt ra. Trước đây, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT đề cập khá kỹ về phân luồng nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bài toán phân luồng sau THCS từ nhiều năm qua không còn là vấn đề của một địa phương mà đã trở thành vấn đề lớn trong cả hệ thống giáo dục và là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong nhiều năm học gần đây.
Học sinh thực hành tại một trường CĐ nghề tại TP.HCM. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Thực hiện Luật Giáo dục 2005, kể từ năm học 2005-2006, Bộ GD&ĐT không tổ chức thi tốt nghiệp THCS. Hầu hết học sinh học xong THCS đều vào THPT qua hình thức xét tuyển. Hệ quả việc này biểu hiện khá rõ khi 3 năm sau đến thời điểm tốt nghiệp THPT số lượt học sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2008-2009 đạt mức cao nhất.
Đó là chưa kể do chỉ xét tuyển đầu vào lớp 10 THPT, nhiều địa phương cho rằng chất lượng đầu vào lớp 10 ngày càng giảm sút. Vì vậy, chỉ vài năm sau, hầu hết địa phương đã phải "khôi phục" lại kỳ thi tuyển vào lớp 10 các trường công lập.
Đầu tháng 6 hàng năm, nhiều địa phương trên cả nước đồng loạt tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Kỳ thi này diễn ra trước thời điểm thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng mức độ căng thẳng cũng không kém, nhất là ở các thành phố lớn chỉ tiêu vào lớp 10 giảm dần hàng năm theo lộ trình trong khi lượng thí sinh tăng hoặc không đổi.
Mỗi năm, cứ đến mùa tuyển sinh lớp 10 vào các trường THPT công lập, điệp khúc bài toán phân luồng sau THCS lại được nhắc đến với nhiều băn khoăn.
Nói nhiều mà làm chẳng bao nhiêu
Hàng năm, khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS nói chung hiện được định hướng vào 4 luồng chính là học tiếp lên THPT; học lên trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) hoặc trung cấp nghề (TCN); vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên và trực tiếp đi làm kiếm sống.
Từ năm 2016 trở về trước, hệ thống các trường TCCN đặt dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT, còn các trường TCN thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB - XH).
Trước khi hệ thống đào tạo TCCN chuyển giao quản lý từ Bộ GD&ĐT về Bộ LĐ - TB - XH từ năm 2017, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN hơn 10%. Con số này vẫn còn quá thấp so với chỉ tiêu 30% học sinh phải vào hệ thống các trường nghề sau THCS vào năm 2020. Có đến 20 trường TCCN không tuyển được học sinh trong năm học 2015-2016.
Số liệu thống kê từ Bộ LĐ - TB - XH tuy có "phấn khởi" hơn, cũng còn rất xa để đạt được chỉ tiêu. Theo bộ này, trong năm học 2015-2016, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCN và TCCN là 116.222.
Như vậy, dù lạc quan cách mấy, với tỉ lệ hiện nay, khoảng 10% học sinh sau THCS được tiếp tục học ở các trường thuộc hệ thống đào tạo nghề nghiệp thì khó lòng trong 3 năm tới nâng tỷ lệ này lên 30%.
Tuy được định hướng theo 4 luồng chính sau THCS, thực tế hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố đều có tình trạng "dồn toa" theo luồng học tiếp lên THPT với tỉ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80% (Hà Nội 75%; TP.HCM 77%...). Việc học sinh chọn luồng giáo dục thường xuyên cũng chỉ là giải pháp của không nhiều học sinh.
Có thể ví von rằng nếu con đường vào giảng đường ĐH, CĐ ngày càng rộng mở khi học sinh có thể được xét tuyển bằng học bạ THPT thì con đường trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên lại trở nên ngoằn ngoèo gập ghềnh "khó đi".
Chỉ tiêu đặt ra không mới, được đề ra trong các kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục và nguồn nhân lực cấp quốc gia và các địa phương nhưng đến nay trên thực tế vẫn là những con số "trong mơ".
Giải pháp cần cụ thể hơn
Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" đã nêu 7 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để triển khai đề án, trong đó nội dung nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông là nhiệm vụ giải pháp hàng đầu.
Việc phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với Bộ LĐ - TB - XH trong chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục trung học thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề là điều hết sức cần thiết.
Theo Zing
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Trường THPT công lập sẽ giảm khoảng 3.000 học sinh Theo kế hoạch chi tiết tuyển sinh lớp 10 THPT do UBND TP Nà Nội vừa phê duyệt, năm học 2018-2019, dự kiến toàn thành phố tuyển vào trường THPT khoảng 81.200 đến 83.200 học sinh (giảm từ 3.000-4.000 học sinh so với năm ngoái). Trong đó, trường công lập tuyển từ 60.900 đến 62.900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so...