“Phân luồng” giúp học sinh và gia đình tiết kiệm thời gian, tiền bạc
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh yếu, kém nhưng lại có năng khiếu và rất khéo tay khi học nghề. Hơn nữa, hiện nay trong xã hội đang có tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ” nên công tác phân luồng học sinh đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Phân luồng học sinh từ việc nâng cao chất lượng hướng nghiệp, dạy nghề. Ảnh minh họa/internet
Đó là ý kiến của thầy Đàm Thanh Lạc – Hiệu trưởng Trường THPT Long Thạnh (Kiên Giang). Theo thầy Lạc, làm tốt công tác phân luồng không chỉ mang lại cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn giúp học sinh và gia đình tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc và công sức khi khả năng học tập của các em không đáp ứng được theo nội dung, chương trình giáo dục phổ thông.
Hầu như ở các trường THCS và THPT đều tổ chức dạy nghề cho học sinh theo quy định trong chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT. Ở cấp THCS, công tác dạy nghề thường do các Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thị đảm nhận.
Tuy nhiên, thầy Đàm Thanh Lạc cho rằng, việc tổ chức dạy nghề cho học sinh ở các trung tâm này còn nhiều bất cập về nội dung cũng như phương pháp dạy. Nội dung dạy nghề chỉ tập trung vài nghề như: thêu tay, cắt may, sửa chữa xe gắn máy, điện dân dụng… Nội dung dạy nghề thiếu sự hấp dẫn nên ít học sinh đăng ký học hoặc học qua loa để kiếm điểm cộng cho kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp.
Ngoài ra, phương pháp dạy nặng về truyền thụ lý thuyết, thời lượng dành cho học sinh thực hành hết sức hạn chế do thiếu thốn cơ sở vật chất. Không ít học sinh học xong khóa học sửa chữa xe gắn máy mà không sửa được những trục trặc thông thường của xe do các em chỉ được làm quen trên hình vẽ mà không có phụ tùng để thực hành thường xuyên.
Bên cạnh đó, Không chỉ học sinh mà cả một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp – dạy nghề. Đối với cấp THPT, hầu hết các trường chỉ tổ chức dạy nghề tin học theo quy định.
Video đang HOT
Nguyên nhân do không có giáo viên chuyên trách dạy nghề và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng việc giảng dạy các nghề khác. Không có sự lựa chọn nghề để học nên học sinh buộc phải học nghề tin học do nhà trường tổ chức. Từ đó, trong tư tưởng phần lớn học sinh chỉ hướng đến việc cộng điểm để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chưa nhận thức được ý nghĩa thực sự của việc học nghề.
Để giúp phân luồng học sinh, theo thầy Đàm Thanh Lạc, trước tiên phải làm cho các em nhận thức được rằng: Đại học không phải là con đường duy nhất để các em lập nghiệp. Để các em bước vào đời mà học nghề cũng là hành trang vững chắc để các em có chỗ đứng trong xã hội.
Trách nhiệm của nhà trường là cần thu hút học sinh học nghề, thông qua đổi mới nội dung, phương pháp dạy nghề. Muốn làm được điều này, nhà trường cần khảo sát nhu cầu học nghề trong học sinh và liên kết với các Trung tâm giáo dục thường xuyên hay trường dạy nghề để tư vấn, hướng dẫn và tổ chức dạy nghề cho học sinh.
Các nghề đưa vào giảng dạy trong nhà trường cũng cần phong phú, thiết thực và đảm bảo “đầu ra” để các em có thể tiếp tục học chuyên sâu nghề đó khi tốt nghiệp THCS hay THPT. Có như thế, công tác dạy nghề mới phát huy được lợi ích, hiệu quả đối với học sinh. Từ đó, góp phần phân luồng học sinh và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo.
Nguyễn Hoài (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
TS Trần Du Lịch: Cần tổ chức lại toàn bộ hệ thống giáo dục
"Cần tổ chức lại giáo dục phổ thông và dạy nghề là một bộ, còn đại học và nghiên cứu khoa học thành một bộ. Với tình trạng như hiện nay thì toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của chúng ta đang chia cắt nghiêm trọng và không tránh khỏi lợi ích cục bộ theo từng mảng bị chia cắt".
Đó là đề xuất mà TS Trần Du Lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Hội thảo góp ý cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH (dự thảo lần 5) do Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức.
TS Trần Du Lịch đề nghị sắp xếp lại toàn bộ hệ thống giáo dục
Theo ông Lịch, dự thảo luật lần này Chính phủ đã tập trung xử lý những "điểm nghẽn, nút thắt cản trở việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học. Nêu cụ thể ba nhóm nội dung của điểm nghẽn chủ yếu phải sửa đổi, bổ sung gồm: tự chủ đại học và quản trị đại học; Quản lý đào tạo và Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học trong điều kiện tự chủ đại học.
Tuy nhiên, theo ông để tháo gỡ nút thắt, dự án Luật lần này đã đề nghị sửa đổi 39 trên tổng số 73 điều của luật hiện hành và bổ sung thêm hai điều mới, tức là chiếm 53%. Như vậy, với số lượng sửa đổi như trên thì không phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội là sửa đổi một số điều mà thực chất phải gọi là Luật Giáo dục đại học sửa đổi mới phù hợp.
Đồng thời, ông cho rằng thay vì chỉ tập trung vào giải quyết những "điểm nghẽn" cơ bản thì dự thảo đã sửa quá nhiều chỗ không cần thiết, làm rối lên. "Nếu xét ở chỗ sửa đổi 39 điều và bổ sung 2 điều mới có giải quyết được các điểm nghẽn không thì tôi cho rằng không. Cụ thể như ở điều 12 chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học thì chỉ mang tính khẩu hiệu mà không có nội dung cụ thể nào. Như vậy thì ban hành làm gì?", ông Lịch băn khoăn.
TS Trần Du Lịch cũng nhận xét chính sách được nêu trong dự thảo luật vẫn mơ hồ. Như khoản 3 nói về cơ sở hoạt động không vì lợi nhuận cũng nói chung chung mà không biết sẽ có chính sách gì áp dụng ở đây. Luật có khắc phục được tình trạng thương mại hóa trong giáo dục đại học không, có khuyến khích những nhà hảo tâm đóng góp xây dựng các cơ sở giáo dục đại học phi lợi nhuận hay không.
Vị nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM cho biết: "Tôi đồng tình với quan điểm "giáo dục là sự nghiệp của nhà nước chứ không có yếu tố thị trường kể cả ở nước Mỹ. Ai nói giáo dục do thị trường điều tiết là sai lầm nghiêm trọng. Đừng tưởng ở Mỹ trường tư chiếm 80% thì là thị trường không đâu thực tế tất cả là do nhà nước chi phối. Cái họ khác mình là cách quản lý. Họ quản lý là dùng chính sách quản lý để tác động đến giáo dục, còn ta quản lý thì bày đặt ra tầng tầng, lớp lớp để quyết cái nọ, quyết cái kia. Tôi cho rằng dự thảo luật lần này phải làm rõ điều đó".
Toàn cảnh buổi hội thảo góp ý cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH
Ông Lịch cũng nhấn mạnh phải thay đổi quan điểm về quản lý, cách quản lý hiện nay. "Tôi ủng hộ quan điểm mở rộng quyền tự chủ đại học, nhưng tự chủ gì mà vẫn quy định nội dung phải thế này, thế kia thì sao gọi là tự chủ. Tự chủ là được mọi quyền để sáng tạo và chỉ những gì luật quy định mới phải làm theo. Hãy bắt chước luật doanh nghiệp, cái gì không cho thì ghi trong luật, còn lại thì trường được quyền làm. Nên mở rộng tự chủ đại học trên hai nội dung chính: đào tạo, tuyển sinh, nghiên cứu khoa học, sáng tạo và quản trị đại học", ông Lịch nói.
Theo TS Trần Du Lịch, việc sửa đổi luật là cần thiết tuy nhiên những bất cập về chất lượng đào tạo ĐH của nước ta hiện nay như cho ra đời quá nhiều trường ĐH kém chất lượng, sự thương mại hóa giáo dục không phải chỉ có nguyên nhân từ sự bất cập của luật mà từ những con người thực thi. Do đó nếu chỉ tập trung sửa luật mà không quan tâm tổ chức lại bộ máy quản lý, bố trí người có tâm, có tầm với sự nghiệp giáo dục thì tình hình giáo dục ĐH khó được cải thiện nếu có sửa Luật", ông Lịch nhấn mạnh.
Ông đề nghị: "Quốc hội nên chủ động sắp xếp tất cả các ĐH, viện do nhà nước quản lý. Cần phải bỏ cơ chế Bộ nào cũng có trường ĐH, trừ những Bộ có cơ chế sử dụng cán bộ phải "hậu bổ" như Học viện Quốc phòng còn nếu đào tạo cho xã hội thì cần gì bộ nào cũng đào tạo là điều không hiểu được.
Cần tổ chức lại giáo dục phổ thông và dạy nghề là một bộ, còn ĐH và nghiên cứu khoa học thành một bộ. Với các bộ như hiện nay thì toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của chúng ta đang chia cắt nghiêm trọng và không tránh khỏi lợi ích cục bộ theo từng mảng bị chia cắt".
Do đó, ông Lịch đề xuất hai phương án: "Nếu sửa một số điều đối với Luật hiện hành thì chỉ tập trung vào một số điều quan trọng về quyền tự chủ ĐH và tập trung chế định chính sách cho loại hình ĐH phi lợi nhuận. Nếu chậm lại 1-2 năm thì nghiên cứu viết lại toàn bộ Luật giáo dục ĐH mới thể hiện tư duy cải cách cơ bản toàn diện, thay đổi tư duy quản lý nhà nước về giáo dục".
Lê Phương (ghi)
Theo Dân trí
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện đảo Lý Sơn sắp bị khai tử Sự tồn tại của Trung tâm - Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp, dạy nghề huyện Lý Sơn đã gây ra tình trạng lãng phí về cơ sở vật chất lẫn ngân sách nhà nước Sở Giáo dục Quảng Ngãi làm với huyện Lý Sơn về công tác phát triển giáo dục năm 2014 (Ảnh: tác giả cung cấp). Trung tâm Giáo...