Phân loại bệnh bạch hầu và các biến chứng nguy hiểm
Biến chứng bệnh bạch hầu vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời xử lý và điều trị khi phát hiện những biểu hiện của bệnh thì có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Vi khuẩn bạch hầu trú ngụ ở các giả mạc tiết ra ngoại độc tố khiến người bệnh bị suy hô hấp và tuần hoàn, liệt màn khẩu cái làm giọng nói bị thay đổi, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn.
Những trường hợp nặng người bệnh rơi vào hôn mê và tử vong. Một số trường hợp gây biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.
Phân loại bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu cổ điển là loại bạch hầu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ vùng hô hấp trên bao gồm mũi, cổ họng, amidan và thanh quản. Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng trong cơ thể người bệnh.
- Bạch hầu họng, mũi
Bạch hầu họng, mũi làm người bệnh mệt mỏi, ăn kém, đau cổ họng bởi giả mạc dày và dai trắng ngà, bám chắc vào amidan hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng vòm họng. Trong một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng khiến người bệnh xuất hiện các hạch cổ và sưng nề vùng dưới hàm.
Bệnh bạch hầu thanh quản thường xuất hiện với các giả mạc tại thanh quản hoặc từ vòm họng lan xuống dưới. Đây là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng và mũi. Bên cạnh đó, bệnh có thể xuất hiện tại các khu vực như trên da, hoặc ở niêm mạc khác như mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm độc nhiễm trùng. Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em từ 2 – 7 tuổi cho nên bệnh còn được biết đến khá phổ biến với cái tên bạch hầu thanh quản ở trẻ em. Bệnh thường lây qua các hoạt động tiếp xúc như nói chuyện trực tiếp, ho, hắt hơi,… giao lưu giữa người lành và người bệnh.
Bệnh bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp) thường xuất hiện trong giai đoạn sớm của bệnh, thường từ ngày 3-7 kể từ khi khởi phát. Người bệnh sốt cao từ 39-40 độ C vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc nặng, giả mạc trắng ngà lan rộng, hạch cổ sưng to làm biến dạng cổ dẫn đến hình cổ bạnh.
Đây là loại bạch hầu hiếm gặp nhất, đặc trưng bởi phát ban da, xuất hiện vết loét hoặc mụn nước ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Bệnh bạch hầu da phổ biến hơn ở các quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới hoặc những nơi có mật độ dân cư đông đúc, điều kiện sống và vệ sinh chưa được tốt.
Video đang HOT
Tác nhân gây ra bệnh bạch hầu là vi khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheriae, tồn tại dưới 3 dạng gồm: Gravis, Mitis và Intermedius. Ảnh minh họa
Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Biến chứng hay gặp ở bệnh là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.
Biến chứng bệnh bạch hầu vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời xử lý và điều trị khi phát hiện những biểu hiện của bệnh thì có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Viêm cơ tim
Có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao. Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình: Trẻ mệt mỏi, sốt, đau bụng, tiêu chảy, sổ mũi, buồn nôn và nôn….
Viêm cơ tim có thể đi kèm với viêm màng bao tim, tràn dịch màng bao tim. Viêm màng bao tim thường gây đau nhói ở giữa ngực.
Là một biến chứng khác có thể gặp ở bệnh bạch hầu, thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh. Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả liệt cơ hoành. Ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp.
Đường hô hấp tắc nghẽn gây khó thở
Hầu hết các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng, đau họng, tổn thương thanh quản. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp giả mạc màu trắng ngà do các mô tế bào bị viêm tạo ra lớp màng giả mạc bám chặt vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, mảng giả mạc này sẽ phát triển và lan rộng lấp đường hô hấp gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp cho người bệnh.
Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Ảnh minh họa
Tê liệt cơ hoành
Khi bị bạch hầu, cơ hoành có thể bị tê liệt rất đột ngột, kéo dài hơn nửa giờ hoặc lâu hơn. Nếu cơ hoành tê liệt, ngừng hoạt động, người bệnh có nguy cơ tử vong. Biến chứng liệt cơ hoành xuất hiện vài tuần sau khi mắc bệnh bạch hầu, ngay cả khi người bệnh đã hồi phục sau nhiễm trùng ban đầu hoặc xuất hiện sau các biến chứng khác như viêm cơ tim, nhiễm trùng phổi…
Bàng quang mất kiểm soát
Rối loạn chức năng thần kinh bàng quang. Khi dây thần kinh ở vị trí này bị tổn thương, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được hoạt động của bàng quang khiến đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt,… Các vấn đề liên quan đến kiểm soát bàng quang thường phát triển trước khi cơ hoành bị tê liệt, đây cũng có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo sớm người bệnh có nguy cơ cao gặp các vấn đề nghiêm trọng về hệ hô hấp.
Tử vong
Bệnh bạch hầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong nhanh chỉ trong 6-10 ngày.
Để phòng bệnh bạch hầu cần đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.
Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.
Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm vaccine đủ liều, đúng lịch. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng khi hắt hơi hoặc ho. Khi bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vì sao trẻ càng nhỏ mắc cúm càng nguy hiểm?
Thời tiết mưa nắng thất thường thuận lợi cho virus cúm phát triển. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cúm tấn công và gặp biến chứng nặng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong.
Vì sao trẻ có thể tử vong khi mắc cúm?
Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước ghi nhận bệnh nhân khám và điều trị các bệnh lý hô hấp như cúm, viêm phổi, viêm phế quản... tăng và tỷ lệ nhập viện cao tập trung ở nhóm có nguy cơ như trẻ em, người già, người có bệnh lý mãn tính.
Điển hình khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, những ngày này tỷ lệ trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn và bệnh cúm... tăng cao không chỉ ở đối tượng trẻ nhỏ mà cả những trẻ lớn, trẻ học đường. Nhiều trẻ có tình trạng nặng phải điều trị kéo dài.
BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm, TP. HCM cho biết thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ ẩm thấp như hiện nay tạo điều kiện cho virus cúm phát triển, gây suy giảm hệ miễn dịch, do đó dễ bị cúm tấn công hơn.
Theo BS Khanh, bệnh cúm mùa có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng, gây viêm đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng... Bệnh có thể tự khỏi sau 4-7 ngày. Tuy nhiên, khi mắc cúm, trẻ nhỏ hoặc trẻ có những bệnh mãn tính dễ diễn biến nặng, gặp nhiều biến chứng và có thể tử vong.
Lý giải vì sao trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi dễ biến chứng và phải nhập viện điều trị khi mắc cúm, BS Khanh cho biết hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nếu mắc cúm trong thời gian này dễ diễn tiến nặng hơn. Virus cúm, giống như SARS-CoV-2, sẽ tấn công vào phổi trước tiên, gây xơ phổi[1] hoặc làm tổn thương tế bào niêm mạc đường hô hấp dưới. Các trường hợp trẻ tử vong do cúm thường xuất hiện các tình trạng như viêm phổi, viêm thanh quản, viêm cơ tim, tổn thương não. Cơ chế tử vong liên quan đến phản ứng viêm quá mức của cơ thể và biến chứng của rối loạn chuyển hóa do mắc cúm nhưng không được phát hiện kịp thời.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy trẻ có bệnh ở tim, phổi, thận, suy giảm miễn dịch và béo phì khi mắc cúm dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, trẻ càng nhỏ càng khó phát hiện các dấu hiệu nặng, dẫn đến chậm trễ khi điều trị. Đối với trẻ sinh non, các tế bào biểu mô ở đường hô hấp chưa đủ sức chống lại mầm bệnh, nguy cơ mắc cúm và biến chứng càng nghiêm trọng hơn.
Trẻ khám bệnh hô hấp tại khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Ảnh: Mộc Thảo
Cúm có thể diễn tiến cấp tính thành viêm phổi, suy hô hấp, hoặc khởi phát các bệnh tiềm tàng như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Khi diễn tiến ác tính, cúm gây viêm não, viêm cơ tim, suy đa cơ quan, dẫn đến những gánh nặng bệnh tật lâu dài như viêm khớp, các bệnh lý tim mạch, khiến trẻ trở nên khờ khạo, kém phát triển về thần kinh và vận động.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), từ năm 2010, khoảng 7.000 - 28.000[2] trẻ dưới 5 tuổi nhập viện vì cúm mỗi năm, trong đó khoảng 130 - 1.200 trẻ dưới 18 tuổi tử vong. Hai nhóm gặp nguy hiểm nhất khi mắc cúm là trẻ có các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, bệnh hô hấp, rối loạn não bộ hoặc hệ thần kinh và trẻ dưới 5 tuổi.
Nghiên cứu vào năm 2020 tại Pháp trên 28.507 trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhập viện do cúm chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,4%.
Biện pháp phòng cúm hiệu quả nhất
Các chuyên gia cảnh báo, bệnh cúm sẽ có xu hướng diễn biến phức tạp vào mùa đông bởi lúc này nhiệt độ thường xuống thấp là điều kiện thuận lợi virus cúm phát triển. Để phòng bệnh, trẻ cần đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp, thường xuyên vận động, không nên để môi trường ngủ quá lạnh hoặc quá nóng. Đặc biệt, tiêm đầy đủ vắc xin, đúng lịch để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Trẻ dưới 6 tháng chưa đến tuổi tiêm phòng cúm tiếp xúc với người nhà đang mang mầm bệnh thì rất dễ bị lây nhiễm. Đối với trẻ lớn, trường học là nơi có thể lây lan bệnh cúm khó kiểm soát. Trẻ nhiễm virus cúm từ bạn bè, thầy cô, sau đó về lây cho ông bà, cha mẹ và mầm bệnh từ đó lây lan khắp nơi trong công sở, bệnh viện... hình thành quần thể cúm rộng hơn, nghiêm trọng hơn.
Trẻ em tiêm vắc xin cúm tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Mộc Thảo
"Việc tất cả mọi người tiêm vắc xin cúm không chỉ có ý nghĩa bảo vệ bản thân mà còn rất quan trọng trong việc bảo vệ những em bé còn non nớt chưa được chủng ngừa hoặc chưa đủ điều kiện tiêm chủng", BS Khanh khuyến cáo.
Theo BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, chỉ với 1 hoặc 2 mũi vắc xin, trẻ đã tránh được ít nhất 75%[3] nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm có thể phải nhập viện điều trị dài ngày hoặc để lại di chứng do tổn thương não; giảm nguy cơ tử vong hơn 31% so với những trẻ không tiêm chủng; giảm chi phí y tế, đảm bảo sức khỏe để học tập và phát triển. Đồng thời, tiêm vắc xin giúp bảo vệ chéo với người lớn tuổi, giúp giảm 3-4 lần[4] bệnh giống cúm; giảm 2,6 lần viêm phổi; giảm 2,5 lần hen phế quản; giảm 1,7 lần viêm phế quản mãn tính.
"Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi tiêm 2 mũi vắc xin cúm; trẻ từ 9 tuổi và người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi và tiêm nhắc hàng năm có thể bảo vệ khỏi bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm", BS Chính chia sẻ.
Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC có đầy đủ các vắc xin cúm phòng 4 chủng virus cúm A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria, B/Yamagata, tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Trong đó, vắc xin tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt virus với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm... Vắc xin đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ, giúp trẻ ít quấy khóc, bỏ bú sau tiêm và hạn chế cảm giác sợ hãi khi tiêm chủng.
Nguồn:
National Center for Immunization and Respiratory Diseases
Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Immunization and Respiratory Diseases (NCIRD)
Sharma BB, Singh V. Flu and pulmonary fibrosis. Lung India. 2013 Apr. PubMed Central
Đề phòng viêm cơ tim ở trẻ nhỏ Viêm cơ tim là một bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Do triệu chứng khởi phát bệnh khá giống sốt, cảm cúm thông thường nên nhiều phụ huynh chủ quan, khi trẻ nhập viện đã trong tình trạng nguy hiểm tính mạng. Chăm sóc, điều trị cho trẻ mắc viêm cơ tim tại Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ. Ảnh: BVCC. Bệnh viện...