Phân khúc bất động sản nào sẽ được quan tâm sau dịch Covid-19?
Với nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ có thể dự báo được tình hình và cơ cấu lại tài sản, đảm bảo dòng tiền mặt ổn định trong vòng khoảng 6 tháng. Tuy nhiên còn với nhà đầu tư không chuyên nghiệp thì nhiều khả năng phải xả hàng.
Đó là quan điểm của ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia BĐS, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa khi nói về chủ đề “BĐS về đâu mùa Corona?”, nằm trong chuỗi Webinar về BĐS.
Ông Quang chỉ ra các phân khúc vẫn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư (NĐT) ở thời điểm hiện tại và xu hướng này tiếp tục giai đoạn sau dịch.
Về giá bán BĐS sau dịch, ông Quang cho rằng, giá BĐS có thể đứng lại hoặc tăng ở mức độ 3-5%. Việc tăng này không phải tăng về giá cả thị trường mà tăng để CĐT chiết khấu cho khách hàng. Sau dịch khách mua sẽ nhận được sự hỗ trợ về tài chính, trả góp, ưu đãi về tiến độ thanh toán, lãi suất ngân hàng nhiều hơn, hoặc CĐT có thể sẽ cam kết mua lại sản phẩm, bằng mọi cách để hỗ trợ khách hàng. Bởi với các CĐT hiện nay không còn mong muốn bán sản phẩm 100% nữa mà chỉ muốn ổn định lâu dài. Vì thế, phương thức hỗ trợ khách hàng hết mức sẽ được áp dụng.
Dòng sản phẩm mà theo quan điểm của vị chuyên gia này sẽ nhận được sự quan tâm của người mua sau thời điểm dịch Covid-19 là đất nền khu vực ven TP hoặc tỉnh lân cận. Cụ thể, với tại các khu vực như Huyện Củ Chi, Bình Chánh (Tp.HCM); Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai)l Phú Mỹ, Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu); tỉnh Long An…
Ông Trần Khánh Quang
Video đang HOT
Một xu hướng nữa là NĐT có thể sẽ “mạnh tay” đầu tư vào dòng sản phẩm nhà vườn. Khi BĐS càng phát triển, thì ai cũng muốn BĐS phải tốt nhất, cụ thể là có mảng xanh trong đó. Theo ông Quang, từ quý 4/2019, NĐT đã có xu hướng trích ra khoảng 5-10% ngân sách để mua những lô đất lớn, đất vườn , trang trại nhỏ ở các tỉnh lân cận Tp.HCM. Với nỗi lo về dịch như hiện nay thì xu hướng bỏ tiền vào phân khúc an toàn được NĐT lựa chọn.
“Hiện nay, việc sở hữu xe hơi cá nhân ngày càng nhiều, người mua dễ dàng di chuyển để mua BĐS nhà vườn ở các tỉnh lân cận. Vì thế, đầu tư vào đất vườn, trạng trại, secondhome sẽ trở thành một xu hướng rõ nét hơn thời gian sau dịch”, ông Quang nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này chỉ ra các khu vực BĐS nhà vườn mà NĐT quan tâm, có thể chia thành 4 khu: Khu vực miền Tây (Tiền Giang, Long An là hợp lý); khu vực miền Đông (Đồng Nai); khu vực cao nguyên (Lâm Đồng); khu vực biển (Bình Thuận, Ninh Thuận, nới một chút có thể là Nha Trang). Theo ông Quang, đây là những khu vực hợp lý để NĐT lựa chọn “xuống tiền” với loại hình nhà vườn. Nếu đầu tư nhà vườn mà quảng cách quá xa sẽ không ổn, nên chọn khoảng cách di chuyển tốt nhất là từ 2-3 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, NĐT phải lưu ý, BĐS nhà vườn phải hội đủ 3 yếu tố: có thể di chuyển không quá xa so với Tp.HCM, khí hậu phù hợp và phải mang tính nghỉ dưỡng.
Ngoài 2 phân khúc trên, ông Trần Khánh Quang cho hay, căn hộ giá vừa túi tiền tại Tp.HCM cũng là loại hình sẽ được quan tâm sau dịch Covid-19. Theo ông Quang, sau dịch để kích thích nền kinh tế Chính phủ sẽ ủng hộ căn hộ giá vừa túi tiền tại Tp.HCM hoặc giáp ranh TP, đáp ứng được nhu cầu thực của người dân, kích thích tăng trưởng BĐS nói riêng, nền kinh tế nói chung.
“Tuy vậy, những BĐS vừa kể trên sau dịch sẽ trăng trưởng một cách êm ái, nhẹ nhàng chứ không đột biến”, ông Quang nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, hiện tại khi BĐS đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì dù chậm nhưng thị trường vẫn xảy ra các giao dịch lẻ tẻ tại phân khúc căn hộ giá hợp lý – loại hình đáp ứng đúng nhu cầu ở thực của người mua và đất nền ven – sản phẩm mà nhiều NĐT cho rằng an toàn, lợi nhuận tốt. Bên cạnh đất nền thổ cư thì xu hướng đất ruộng diện tích từ 1000-2000m2 cũng được NĐT quan tâm. Loại hình này thường cách Tp.HCM trong bán kính từ 100-200km như ở Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Nai.
“Sau dịch Covid-19, tôi nghĩ sẽ có sự thay đổi về BĐS rất lớn. Dự kiến nếu tháng 7 hết dịch thì người mua BĐS sẽ trở lại, buộc các CĐT phải tìm kế hút khách bằng cách tăng khuyến mãi, có thể giảm giá sản phẩm…”, ông Quang cho hay.
Với bối cảnh này, theo vị chuyên gia cũng là cơ hội cho các NĐT chuyên nghiệp vào tìm kiếm sản phẩm giá tốt. Dưới tác động của dịch Covid-19, một số CĐT không chuyên bị bất ngờ, có thể họ sẽ xả hàng. Những sản phẩm xả có thể là căn hộ trên 3 tỉ, đất nền trên 5 tỉ, nhà phố trên 10 tỉ. Những sản phẩm này nếu phải vay ngân hàng trên 70% thì khả năng xả hàng rất cao, giao dịch có thể giảm từ 2-3%.
Hạ Vy
Lãi ròng 2019 của FLC về đáy, vay nợ ngắn hạn tăng khủng 80%
Kinh doanh dưới giá vốn phải ghi nhận lỗ gộp nhưng FLC vẫn báo lãi cuối năm 2019 nhờ vào doanh thu hoạt động tài chính.
CTCP Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2019 với lãi ròng giảm đến 23%.
Cụ thể, trong quý 4/2019, FLC ghi nhận 5.008 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ. Tuy nhiên trong kỳ này, giá vốn chiếm đến 5.376 tỷ đồng khiến Công ty phải gánh khoản lỗ gộp đến 368 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn báo lãi 464 tỷ đồng.
Khoản cứu cánh cho FLC có thể kể đến là doanh thu từ hoạt động tài chính gần 1.482 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so cùng kỳ. Các chi phí khác cũng xấp xỉ so với quý 4/2018.
Thế nên, FLC báo lãi sau thuế đạt 591 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ nhưng lãi ròng lại giảm 23% về mức 219 tỷ đồng.
Lãi ròng của Tập đoàn FLC về đáy kể từ năm 2014, vay nợ ngắn hạn tăng mạnh.
Tổng kết cả năm 2019, FLC thu về hơn 16.419 tỷ đồng doanh thu, tăng 40%. Trong cơ cấu doanh thu, bán hàng hóa và bất động sản vẫn là mảng kinh doanh chủ đạo mang về hơn 11.762 tỷ đồng cho FLC, tăng nhẹ 2% với năm 2018.
Trong khi đó, mảng cung cấp dịch vụ (bao gồm dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch, golf và hàng không) đã tăng gấp 9,6 lần năm trước khi mang về 4.807 tỷ đồng.
Do kinh doanh dưới giá vốn nên Công ty cũng ghi nhận lỗ gộp 341 tỷ đồng. Phải nhờ đến doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 3,3 lần thì hoạt động kinh doanh sau khi trừ chi phí của FLC mới không bị thua lỗ.
Theo đó, FLC báo lãi sau thuế tăng 44% đạt 679 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi ròng của Công ty trong năm 2019 giảm đến 38%, chỉ đạt 284 tỷ đồng. Đây là mức lãi ròng thấp nhất mà FLC đạt được kể từ năm 2014 đến nay.
Tính đến cuối tháng 12/2019, FLC có tổng tài sản đạt 32.622 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm. Nợ phải trả đã chiếm đến gần 20.955 tỷ đồng, gấp 1,8 lần vốn chủ sở hữu.
Trong đó, nợ vay tài chính ngắn hạn tăng đến 80%, chiếm 3.151 tỷ đồng, trong khi đó vay nợ tài chính dài hạn giảm nhẹ xuống còn 3.312 tỷ đồng.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Bất động sản năm 2020 có khắc nghiệt hơn 2019? Nhiều dự báo cho rằng, thị trường BĐS năm 2020 sẽ ổn định trong thận trọng. Trong đó, cả người mua, nhà đầu tư, nhà đầu cơ đều ở trạng thái thận trọng, dè chừng. Mãi lực vào BĐS sẽ giảm đi. Điểm khó khăn dễ nhận thấy nhất của năm 2019 có thể kéo dài trong năm 2020 là nguồn cung sẽ...