Phân hóa sâu sắc trong khối công ty chứng khoán
Thị phần môi giới, kể cả trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu lẫn phái sinh, chứng quyền có đảm bảo phần lớn rơi vào tay 10 công ty chứng khoán lớn.
Lộ diện thứ bậc
Trong một cuộc trà dư tửu hậu của giới lãnh đạo các công ty chứng khoán, khi được mời tham dự một sự kiện, tổng giám đốc công ty chứng khoán nọ hỏi luôn: “Ai sẽ đứng chung sân với anh?”. Nhà tổ chức vừa lộ ra cái tên nọ, lập tức ông này từ chối, với lý do “không ngồi cùng mâm với tay đó”.
Đây chỉ là một ví dụ cho thấy, khối công ty chứng khoán đang phân hóa sâu sắc.
Sau nhiều năm tái cấu trúc theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, hiện còn 74 công ty chứng khoán đang là thành viên của các sở giao dịch chứng khoán.
Nhưng thị phần môi giới, kể cả trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu lẫn phái sinh, chứng quyền có đảm bảo phần lớn rơi vào tay 10 công ty chứng khoán.
Video đang HOT
Phương thức cạnh tranh của các công ty chứng khoán, theo đánh giá của nhà quản lý, có nhiều điểm mới, theo hướng đi vào chiều sâu.
Điều này thể hiện trên nhiều khía cạnh như: năng lực quản trị, khả năng cấu trúc các sản phẩm và dịch vụ phức tạp, hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, nền tảng sức khỏe tài chính…
Vũ khí cạnh tranh mới trong thời gian gần đây được nhiều công ty chứng khoán tung ra là hệ thống công nghệ hiện đại, mang lại nhiều tiện ích, giá trị giao dịch cho nhà đầu tư.
Kể từ sau thời điểm Thông tư 128/2018/TT-BTC thay thế Thông tư 242/2016/TT-BTC về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán của Bộ Tài chính có hiệu lực cách đây hai năm, bỏ quy định về sàn phí giao dịch chứng khoán, giá phí không còn là vũ khí cạnh tranh duy nhất của công ty chứng khoán trong thu hút nhà đầu tư.
Thay vào đó, nhiều sản phẩm, nghiệp vụ mới được triển khai đã thúc đẩy cạnh tranh dẫn đến sự phân hóa ngày một rõ nét trong khối công ty chứng khoán.
Đại diện UBCK đánh giá, khối công ty chứng khoán phân hóa rõ thành 3 nhóm, với lợi thế cạnh tranh riêng.
Thứ nhất là các công ty mà chủ sở hữu có cả công ty quản lý quỹ đang tận dụng tối đa mạng lưới khách hàng, cũng như năng lực quản trị vững, để trở thành các nhà tư vấn, đơn vị bán lẻ, bán buôn cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Thứ hai là khối công ty chứng khoán ngoại đang tận dụng tối đa lợi thế có lượng vốn lớn với giá rẻ, để tung ra các gói cho vay giao dịch ký quỹ với lãi suất cạnh tranh.
Thứ ba là các công ty mà mỗi khi nhà quản lý triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới như chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo và tới đây là bán chứng khoán trên đường về, bán chứng khoán trong ngày, vay chứng khoán để bán…, họ đều nhanh chân tham gia ngay từ đầu để kéo khách hàng về phía mình.
Tiếp tục “tạo đất” cho cạnh tranh theo chiều sâu
Với định hướng tạo ra môi trường cho các công ty chứng khoán tiếp tục cạnh tranh trong thời gian tới, lãnh đạo UBCK cho biết, hệ thống quy định pháp lý mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đang được định hình theo hướng “may đo” cơ chế cho phù hợp với “cơ thể” của công ty chứng khoán, thay vì yêu cầu họ mặc “đồng phục” như quy định hiện hành.
Điều đó có nghĩa, nhà quản lý sẽ gia tăng phương thức quản lý theo khẩu vị rủi ro trong hoạt động của các công ty chứng khoán, để tạo thuận lợi cho công ty phát huy tối đa các lợi thế trong phát triển.
Những công ty chứng khoán có năng lực tài chính, quản trị tốt, quản trị tốt rủi ro hoạt động sẽ có nhiều dư địa hơn trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.
Ngược lại, các công ty có năng lực vốn, quản trị hạn chế, lại thêm ưa thích khẩu vị rủi ro cao, sẽ nằm trong tầm quản lý, giám sát chặt hơn, đương nhiên không dễ để có thể nhanh chóng tham gia triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới.
Chứng khoán châu Á giảm điểm bất chấp sự phục hồi của Phố Wall
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, chỉ số Hang Seng của Hong Kong, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải đều giảm điểm trong phiên 15/4 dù Phố Wall đã có sự phục hồi.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều 15/4, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, mặc dù Phố Wall đã có sự phục hồi.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,5% xuống 19.550,09 điểm, còn chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,2% xuống 24.145,34 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,6% xuống 2.811,17 điểm. Thị trường Sydney giảm 0,4% và Singapore giảm 0,3%, nhưng Seoul tăng 1,7%.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng còn quá sớm để đưa ra dự báo về thị trường sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm 5,9% trong năm nay và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường hàng đầu của trung tâm AxiCorp cho biết thực tế cho thấy tình hình vẫn còn nhiều bất ổn.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 15/4, chỉ số VN-Index tăng 9,81 điểm (1,28%) lên 777,22 điểm; HNX-Index tăng 1,27% lên 108,51 điểm./.
Vân Anh
Thị trường tài chính 24h: Càng nghi ngờ, chứng khoán càng bật tăng VN-Index tăng lên gần 780 điểm; Thế giới bung tiền, cửa sáng cho giá vàng; Tìm cổ phiếu rủi ro thấp, lợi nhuận cao; Dòng tiền trong nước: Băn khoăn sức bền; Tundra Vietnam Fund: Quy mô teo tóp; Chứng khoán châu Á điều chỉnh nhẹ; Bí kíp kiếm tiền tại thị trường chứng khoán Trung Quốc: Không làm gì cả!...là những thông...