Phân hóa giàu nghèo len vào trường công lập
Truyền thông đưa tin TP.HCM có 35 trường học công lập thực hiện mô hình “trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế”, học phí của các trường này được thu đến 1,5 triệu đồng/tháng.
Ảnh minh họa
Tại Hà Nội, ngoài các trường công lập hoạt động theo mô hình “chất lượng cao” từ vài năm nay với học phí 3-4 triệu đồng/tháng sẽ có một trường THPT thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc – chứng chỉ A Level; học phí gồm học phí của chương trình THPT quốc gia Việt Nam và 7,5 triệu đồng/tháng/học sinh của chương trình Anh quốc.
Xem vậy, sự phân hóa giàu nghèo đã tác động vào hệ thống giáo dục công lập.
Trong khi Luật Giáo dục ghi rõ: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập… Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục” (Điều 10).
Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế nên ngoài sự đầu tư của Nhà nước còn khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp xã hội vào việc mở mang hệ thống trường lớp, nhất là các trường ngoài công lập. Và thời gian qua, phải ghi nhận các mô hình hoạt động giáo dục trên cả nước ngày càng phong phú và khởi sắc. Nhưng kèm theo đó, các nhà giáo dục cũng bày tỏ lo ngại nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tập trong nhà trường công lập đang bị đe dọa. Những mô hình trường “tiên tiến”, “chất lượng cao” thực chất là lấy các cơ sở công lập tốt được xây dựng từ thuế của dân để phục vụ cho một số ít con em các gia đình khá giả, đồng thời đẩy con em các gia đình không có điều kiện vào những nơi cơ sở không tốt bằng, phải học trong những lớp đông đúc với phương tiện thiếu thốn hơn.
Video đang HOT
Vấn đề đặt ra là các mô hình nói trên không hướng đến phục vụ cho số đông học sinh mà chỉ cho một bộ phận con em giàu có. Như vậy, chúng ta đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tập, đồng thời không loại trừ là mảnh đất để phục vụ cho các nhóm lợi ích. Các nhà giáo dục khuyến nghị việc phát triển các trường như vậy nên để hệ thống giáo dục ngoài công lập đảm nhiệm.
Xin trích ý kiến của GS Ngô Bảo Châu trả lời trên truyền thông để kết thúc bài viết này: Trong hệ thống công lập, vai trò chính của Nhà nước là dựa trên tiền thuế của dân để đảm bảo cho tất cả trẻ em có được cơ hội học hành tương đương nhau. Nếu lấy tiêu chuẩn thu nhập cao của cha mẹ để làm ra trường “chất lượng cao” là đi ngược lại nhiệm vụ cơ bản đã được nêu ở trên.
TỪ NGUYÊN THẠCH
Theo PLO
Thông tin "Sở GDĐT Hà Nội công bố chỉ có 11 trường "quốc tế" trên địa bàn Thành phố" là chưa chính xác
Đây là một nội dung trong thông báo mới của Sở GDĐT Hà Nội về các trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài, các trường tư thục có giảng dạy chương trình nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Sở GDĐT Hà Nội cho biết, về tên gọi trường "quốc tế", hiện nay theo ý hiểu của nhiều phụ huynh học sinh thì trường "quốc tế" là trường có giảng dạy chương trình nước ngoài hoặc có giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy. Các văn bản của Nhà nước chưa có định nghĩa khái niệm trường "quốc tế". Tại Khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục 2005 quy định hệ thống Giáo dục quốc dân có ba loại hình nhà trường gồm: Trường công lập, trường tư thục và trường dân lập (trong Luật Giáo dục 2019, loại hình dân lập chỉ áp dụng cho cơ sở giáo dục mầm non).
Việc đặt tên các trường đã được quy định rõ ràng trong Điều lệ trường của các cấp học và Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể tên trường phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: "Trường", "Cấp học hoặc trình độ đào tạo" và "tên riêng" và không vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Theo quy định (Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT), các thông tin liên quan của nhà trường phải được công khai để người dân được biết. Nghị định 127/2018/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đã quy định việc phân cấp quản lý nhà nước trong giáo dục từ trung ương đến địa phương.
Một trường gắn mác "quốc tế" tại Hà Nội (ảnh tư liệu)
Thực tế đang có một số trường đăng ký tên "quốc tế" trong giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép hoạt động được các cấp có thẩm quyền cấp phép theo đúng quy định; có trường không có tên "quốc tế" nhưng đã tự tuyên truyền bằng mác "quốc tế" khi nhà trường có tham gia giảng dạy chương trình nước ngoài và có giáo viên người nước ngoài.
Tên gọi của các trường được xác định trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập. Nếu trong các giấy tờ này không thể hiện nội dung đăng ký tên "quốc tế" mà nhà trường cố tình trưng biển "quốc tế" là vi phạm. Các trường phải thực hiện việc gắn biển đúng như Quyết định thành lập trường.
Tính đến thời điểm tháng 8/2019, trên địa bàn Thành phố có 14 trường Mầm non và 11 trường cấp phổ thông có 100% vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký hoạt động với Sở GDĐT Hà Nội; có 3 trường Mầm non có vốn đầu tư Việt Nam và nước ngoài. Hiện còn một số trường như trường UNIS, trường Alexandre Yersin, trường HIS, trường Nhật Bản... được thành lập bởi liên Bộ GDĐT và Bộ Ngoại giao đang làm thủ tục đăng ký hoạt động với Sở GDĐT Hà Nội.
Bên cạnh đó còn có thêm 2 loại hình trường đang hoạt động là trường có vốn đầu tư Việt Nam nhưng đã đăng ký với các tổ chức quốc tế để trở thành trường được dạy chương trình quốc tế. Những trường này đã được các tổ chức quốc tế công nhận và cấp phép trở thành trường thành viên tại Việt Nam, được tổ chức khảo thí tại trường và cấp chứng chỉ quốc tế, bằng cấp, chứng chỉ của các trường quốc tế phải có tính liên thông giữa các trường hoặc được công nhận bởi ít nhất một tổ chức giáo dục quốc tế, tuân thủ các quy định về công tác tuyển sinh và đảm bảo chương trình do Bộ GDĐT quy định.
Loại hình trường khác là các trường phổ thông tư thục có giảng dạy một số môn theo chương trình nước ngoài, giảng dạy chương trình tích hợp với chương trình nước ngoài, được Bộ GDĐT thẩm định và cấp phép. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, sự phát triển của các cơ sở giáo dục trên đã kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của con em người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Hà Nội và nhu cầu của học sinh Việt Nam muốn học chương trình nước ngoài.
Trước đó, ngày 09/8, Sở GDĐT Hà Nội đã có công văn rà soát các cơ sở giáo dục có giảng dạy chương trình nước ngoài trên địa bàn Thành phố. Sở này cho biết, các thông tin một số báo nêu "Sở GDĐT Hà Nội công bố chỉ có 11 trường "quốc tế" trên địa bàn Thành phố" vừa qua là chưa chính xác.
Cùng đó, Sở GDĐT Hà Nội đã thông báo danh sách các trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài của các cấp học, bậc học và danh sách các trường tư thục có dạy chương trình nước ngoài tính đến tháng 8/2019. Trong danh sách này có 14 trường mầm non có 100% vốn đầu tư nước ngoài và 3 trường mầm non có vốn đầu tư Việt Nam và nước ngoài; 11 trường phổ thông có 100% vốn đầu tư nước ngoài; 24 trường tư thục có giảng dạy chương trình nước ngoài; và 15 trường mầm non tư thục có giảng dạy chương trình nước ngoài.
Trong danh sách này không có trường nào tên là "Trường Tiểu học Quốc tế Gateway".
Phương Anh
Theo toquoc
Saudi Arabia lần đầu cho phép giáo viên nữ được dạy học sinh nam Dự án các trường đào tạo giai đoạn đầu gồm các trường mẫu giáo dành cho các trẻ em trai và gái ở độ tuổi từ 4-5 và 3 lớp đầu tiên (lớp 1, 2, 3) thuộc bậc tiểu học với độ tuổi của học sinh từ 6-8. Phụ nữ Saudi Arabia. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tiếp sau việc dỡ bỏ các hạn chế đi...