Phản đối sáp nhập trường, phụ huynh không cho con em đi học
Để phản đối việc sáp nhập trường, một bộ phận phụ huynh tại xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang ngăn cấm, không cho con em đến trường. Hậu quả là hơn 100 học sinh dẫu muốn cũng không thể đi học dù năm học mới đã khai giảng được hơn 2 tuần.
Học sinh bị “phong tỏa” không cho đến trường
Suốt từ ngày khai giảng năm học mới (5/9/2012), hoạt động dạy, học tại Trường PTCS Lê Văn Thiêm, đóng tại xã Đức Trung, huyện Đức Thọ bị ảnh hưởng nặng nề bởi hơn 100 học sinh (HS) của Trường PTCS Đức Lâm (vừa được sáp nhập vào Trường Lê Văn Thiêm) đồng loạt ở nhà, không tới lớp. Phía nhà trường Lê Văn Thiêm cung cấp một con số rất đáng lo ngại: trước ngày khai giảng năm học mới, tỷ lệ HS Trường THCS Đức Lâm đến trường mới có 280/294 (95,2%) HS, sau ngày khai giảng, tỷ lệ HS xã này đến trường giảm đến hơn 50%.
“Mấy ngày qua, ca học buổi sáng chỉ có 42/142 HS Đức Lâm có mặt, còn buổi chiều có 60/155 em. Chúng tôi hết sức lo lắng, bởi thực trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy học, những em không đến trường chắc chắn khó lòng theo kịp chương trình giảng dạy của giáo viên. Đó là chưa kể đến vô số phát sinh chắc chắn sẽ xảy ra một khi thực trạng HS bỏ học kéo dài” – lãnh đạo trường PTCS Lê Văn Thiêm lo lắng.
Hơn 100 học sinh bậc THCS của xã Đức Lâm vẫn chưa thể đến trường do phụ huynh ngăn cản để phản đối việc nhập trường
Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến HS xã Đức Lâm đồng loạt bỏ học xuất phát từ một một bộ phận phụ huynh HS ngăn cản, không cho con em đi học để phản đối việc sáp nhập Trường PTCS Đức Lâm vào Trường PTCS Lê Văn Thiêm. Lý do phụ huynh xã Đức Lâm phản đối, đó là Trường PTCS Đức Lâm có truyền thống hơn 40 năm, là trường chuẩn quốc gia ngoài ra, họ lo sợ khi sáp nhập vào trường PTCS Lê Văn Thiêm con em phải đi học xa hơn, sợ không an toàn khi đi qua Quốc lộ 8A…
Video đang HOT
Dù liên tục các cấp chính quyền từ xã đến huyện, Phòng Giáo dục về tận địa phương giải thích, nhưng một bộ phận phụ huynh xã này này đã không đồng tình. Tiếp tục phản đối, phụ huynh xã Đức Lâm đã kéo lên UBND huyện, và cho tới sáng ngày 17/9, số đông người lại kéo lên Trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh Hà Tĩnh để phản đối việc sáp nhập trường.
Vì cái nhỏ, mất cái lớn
Quá trình làm việc tại huyện Đức Thọ cho thấy, việc lo lắng về chuyện học hành của con em là một việc làm chính đáng, tuy nhiên, việc một bộ phận phụ huynh học sinh xã Đức Lâm xúi giục, ngăn cản không cho con em đến trường là rất đáng trách.
Cụ thể, tại Đức Thọ không riêng gì trường PTCS Đức Lâm mà còn có tới 6 trường khác cũng buộc phải sáp nhập theo chủ trương sáp nhập trường học các cấp theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh Hà Tĩnh. So với việc sáp nhập tại cụm Trường PTCS Lê Văn Thiêm thì việc sáp nhập tại các cụm trường khác ở huyện Đức Thọ gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt tại cụm Trường THCS Đậu Quang Lĩnh vừa sáp nhập, HS phải đi bộ xa từ 5-6 cây số, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng, điều khác với Đức Lâm là hầu hết phụ huynh hiểu được ý nghĩa của chủ trương sáp nhập, con em HS đều tựu trường, hiện đã ổn định theo học tại trường mới.
Thế nhưng, khi sáp nhập trường PTCS Đức Lâm vào Trường PTCS Lê Văn Thiêm (Trung Lễ) thì một bộ phận phụ huynh Đức Lâm đã không cho con em mình sang học ở điểm trường này, dẫn đến việc hàng trăm HS mỗi buổi sáng cứ kéo nhau mang sách vở đến trường cũ… ngồi chơi.
Ông Võ Công Hàm – Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho rằng, vì cái nhỏ mà phụ huynh xã Đức Lâm mất đi cái lớn và đi ngược lại với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Ông Hàm cũng khẳng định, việc sáp nhập trường PTCS Đức Lâm và trường Lê Văn Thiêm là không thể thay đổi.
Trao đổi với Dân Trí, ông Võ Công Hàm – Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ nêu rõ quan điểm: “Chủ trương của Đảng, Nhà nước về sáp nhập hệ thống trường học là một chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời nhằm tạo điều kiện đầu tư sâu hơn cho công tác dạy và học, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Vì thế việc phụ huynh xã Đức Lâm ngăn cản không cho con em tới trường là việc làm sai trái, vì cái nhỏ mà mất cái lớn, đi ngược lại với chủ trương sáp nhập trường học đúng đắn của Đảng, Nhà nước”.
Ông Hàm cũng khẳng định, việc sáp nhập trường PTCS Đức Lâm vào PTCS Lê Văn Thiêm là hợp lý không thể thay đổi, vì địa điểm trường PTCS Lê Văn Thiêm nằm trung tâm của 3 xã Trung Lễ – Đức Thủy – Đức Lâm, khoảng cách đến trường nơi xa nhất cũng chưa đầy 2km.
Ông Hàm cho biết, UBND huyện sẽ chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng HS xã Đức Lâm nghỉ học trong thời gian sớm nhất thông qua việc huy động cả hệ thống chính trị tổ chức tuyên truyền vận động người dân, phụ huynh HS xã Đức Lâm hiểu rõ chủ trương sáp nhập trường đúng đắn của nhà nước. Ông Hàm cũng cho biết, đã phối hợp với ngành Giáo dục có yêu cầu lãnh đạo Trường PTCS Lê Văn Thiêm chuẩn bị các phương án để sẵn sàng giúp đỡ khi số đông HS bỏ học quay trở lại trường.
Văn Dũng – Phượng Vũ
Theo dân trí
Xử nghiêm thu tiền cưỡng ép
Bộ GD&ĐT vừa có quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục. Thông tư này đòi hỏi phụ huynh nếu ủng hộ nguồn lực cho giáo dục phải hoàn toàn tự nguyện và không vụ lợi.
Không được phân biệt đối xử với học sinh
Trao đổi với PV về nội dung Thông tư 29/2012, ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT lý giải, Bộ GD&ĐT xác định các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, phục vụ các hoạt động dạy học... chính là một nguồn tài trợ cho giáo dục, phù hợp chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước.
"Đã là tiền - tài sản tài trợ thì nhà trường có trách nhiệm đứng ra vận động, thu - chi, sử dụng và chịu trách nhiệm với các cơ quan quản lý, với xã hội, với các nhà tài trợ.
Điều lệ ban đại diện ca mẹ học sinh đã quy định rõ rồi, ban đại diện không có trách nhiệm thu tiền hộ nhà trường. Với Thông tư 29/2012, nhà trường càng không có lý do gì để đẩy việc thu góp sang cho ban đại diện cha mẹ học sinh", ông Quang nói.
Theo ông Quang, một trong những điểm mới nổi bật trong nguyên tắc và yêu cầu về tài trợ của Thông tư 29/2012 so với trước đây là đòi hỏi phụ huynh phải hoàn toàn tự nguyện khi muốn đóng góp.
Các trường không được coi huy động đóng góp của phụ huynh là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như không quy định mức tài trợ cụ thể với từng phụ huynh.
Ngược lại, phụ huynh không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho nhà trường.
"Trong trường công lập, dù đóng tiền hay không đóng tiền ủng hộ, tất cả học sinh sẽ được đối xử bình đẳng trong hưởng thụ dịch vụ giáo dục", ông Quang khẳng định.
Phụ huynh đưa trẻ đến trường và mối bận tâm những khoản thu "tự nguyện"
Mọi đóng góp phải đưa vào sổ sách
Các trường được tiếp nhận các khoản tài trợ bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản. Trường cũng được tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật có giá trị sử dụng và đáp ứng được nhu cầu dạy học. Giá trị khoản hoặc hiện vật được tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ sách kế toán của nhà trường theo quy định hiện hành.
"Nếu nhà trường dùng nguồn tài trợ để mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất thì ngoài việc báo cáo công khai kế hoạch - kết quả mua sắm, sửa chữa, các trường phải thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước", ông Quang nói.
Khai giảng tại Trường mầm non Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội
Trong trường hợp phụ huynh tự nâng cấp, sửa chữa hoặc xây mới, mua sắm mới tài sản cho nhà trường hoặc tổ chức các hoạt động hỗ trợ dạy - học, các hoạt động ngoại khoá thì nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn và giúp họ sử dụng khoản tài trợ đáp ứng đúng nhu cầu và phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường.
"Nếu trường nào nhận được nhiều tài sản tài trợ thì nhà nước sẽ giảm đầu tư ngân sách vào các chương trình mục tiêu hoặc xây dựng cơ bản cho đơn vị đó để ưu tiên tài chính cho những trường khó khăn hơn, ít kêu gọi được nguồn tài trợ hơn", ông Quang cho biết.
Theo ông Quang, nếu các nội dung của Thông tư 29/2012 được quán triệt tới từng cơ sở giáo dục thì việc chấn chỉnh lạm thu năm học này có nhiều kết quả khả quan: "Nếu các giám đốc Sở GD&ĐT cương quyết, đề nghị kỷ luật với những hiệu trưởng vi phạm thì chắc chắn tình trạng thu tiền cưỡng ép với phụ huynh sẽ được ngăn chặn".
Hà Nội: Huy động đóng góp của phụ huynh phải xin phép cấp trên
Các trường muốn vận động sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh để xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập, sinh hoạt của học sinh phải xin phép cơ quan quản lý cấp trên.
Đây là một trong những nội dung được quy định trong hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập mà Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành.
Theo Sở GD&ĐT, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được hết nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học của các trường, các trường có thể sử dụng giải pháp huy động nguồn vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh.
Tuy nhiên, sự đóng góp này phải dựa trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp. Bất kỳ hình thức ép buộc nào hay bình quân hoá mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh là vi phạm pháp luật.
Trong quá trình vận động đóng góp của phụ huynh các trường phải lập kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết, bao gồm dự kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự kiến mức chi cụ thể, để thực hiện.
Kế hoạch này phải nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm, công trình... Kế hoạch công việc và dự trù kinh phí phải được niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến
đóng góp.
Sau khi hoàn thành công việc các trường phải niêm yết công khai và báo cáo quyết toán. Cũng trong văn bản hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu khác ngoài học phí, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng quy định khá cụ thể với các khoản thu khác gồm: thu hộ thu thoả thuận viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Thu hộ chỉ có một khoản duy nhất là Bảo hiểm y tế. Mục thu thoả thuận có 4 khoản: phục vụ bán trú, học 2 buổi/ ngày, học phẩm, nước uống tinh khiết.
Theo tiền phong
Cơ hội chuyển tiếp vào Nanyang Singapore của HS Melior và Raffles Buổi hội thảo gặp gỡ đại diện nhà trường diễn ra vào 17h, thứ năm, ngày 16/8 tại pòng hội thảo công ty INEC (138 Trân Nhân Tôn, P.2, Q.10, TP.HCM). Đặc biêt: Miễn 50% phí ghi danh, tặng vé may bay và học bông cho học sinh đăng ký học tiêng Anh và chính khoá. Đông thời, buôi gặp gỡ còn cung...