Phấn đấu đến năm 2025 có 35% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn
Kinhtedothi – ‘Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục năm học 2022-2023′ là chủ đề cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Ba Đình với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trên địa bàn quận.
Đây là năm thứ ba ngành GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD&ĐT với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Đây là năm thứ ba ngành GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD&ĐT với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kịp thời giải đáp những khúc mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm học ở các nhà trường.
Tại hội nghị đối thoại, nhiều giáo viên mầm non đã bày tỏ tâm tư, nêu những khó khăn mà giáo viên mầm non đã và đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề cơ chế, chính sách và lương của giáo viên mầm non vẫn thấp, chưa tương xứng với thời gian và khối lượng công việc mà đội ngũ giáo viên phải thực hiện.
Video đang HOT
Thiếu giáo viên mầm non, có hiện tượng giáo viên mầm non bỏ nghề để tìm việc khác có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống giáo viên… cũng là những vấn đề được đặt ra tại buổi đối thoại.
Nghe những tâm tư chính đáng trên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Ba Đình rất chia sẻ với nguyện vọng của giáo viên và cho biết, đây là tình trạng chung ở nhiều địa bàn trên địa bàn TP Hà Nội cũng như cả nước. Để phần nào giúp giáo viên mầm non vợi bớt khó khăn, có động lực vươn lên, Phòng đã phối hợp với nhiều đơn vị kịp thời hỗ trợ, tặng quà cho các trường hợp khó khăn. Bên cạnh đó, phòng cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non không tạo áp lực cho giáo viên, kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi nhiều nhất cho giáo viên.
“Những năm gần đây, quận Ba Đình luôn ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục với tỷ lệ 60% ngân sách hằng năm. Các điều kiện học tập của học sinh ngày càng chuyển biến tích cực. Đây là một lợi thế lớn đối với ngành GD&ĐT, tuy nhiên, cấp học mầm non vẫn còn nhiều khó khăn. Phòng sẽ tiếp tục tham mưu UBND quận có thêm nhiều chính sách thu hút giáo viên về công tác”- Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết.
Năm học 2021-2022, chất lượng giáo dục quận Ba Đình có bước tiến vượt bậc, xếp thứ 3 của TP. Do đó, một vấn đề cũng được quan tâm tại hội nghị, đó là các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng đào tạo của ngành GD&ĐT quận trong thời gian tới.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành hiện nay là triển khai kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông đáp ứng quy định của Luật Giáo dục mới.
Thời gian qua, các nhà trường đã chủ động tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo để đạt chuẩn. Và theo lộ trình thì đến năm 2025, quận Ba Đình có 100% giáo viên đạt chuẩn- hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch của TP giao.
“Nếu căn cứ quy định của Bộ GD&ĐT, kinh phí đi đào tạo được sử dụng từ nguồn ngân sách, xã hội hóa và từ người học thì giáo viên quận Ba Đình được đi đào tạo bằng nguồn ngân sách của quận. Toàn ngành phấn đấu đạt mục tiêu có 35% số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn vào năm 2025″- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình thông tin.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm ghi nhận tính thiết thực của chủ đề đối thoại năm nay của Phòng GD&ĐT cũng như sự vào cuộc tích cực của các nhà trường. Phó Chủ tịch quận Ba Đình đề nghị, sau buổi đối thoại, phòng GD&ĐT quận sẽ tập hợp các nội dung đề xuất của các trường để báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, trong đó đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non…
Không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe và giáo viên
Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.
Bộ GD-ĐT dự kiến không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe và giáo viên
Theo đó, không tổ chức đào tạo những chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng (bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục).
Các cơ sở đào tạo được thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy.
Tuy nhiên, không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Ngoài ra, để được tổ chức đào tạo từ xa, cơ sở đào tạo phải có trang thông tin điện tử được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng, công khai học phí và các khoản thu khác từ người học.
Dự thảo cũng bổ sung thêm yêu cầu về đội ngũ giáo viên giảng dạy. Theo đó, ngoài yêu cầu đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng; có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa. Giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo từ xa.
Bộ Giáo dục yêu cầu không đào tạo từ xa đối với ngành sức khỏe và giáo viên Dự thảo quy định cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học. Dự thảo...