Phấn đấu đến năm 2025, 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh
Nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh, ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2025, 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh. Một ngân hàng được coi là “xanh” khi thỏa mãn cả hai điều kiện: Về ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ xanh; Về dài hạn, có một chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và cả tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường…
Theo PGS.,TS. Trần Thị Thanh Tú, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, để thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, góp phần phát triển bền vững, ngành Ngân hàng cần hướng tới mục tiêu phục vụ tăng trưởng xanh, đây là yêu cầu cần thiết va mang y nghia thiêt thưc trong bối cảnh hiện nay.
Một ngân hàng được coi là “xanh” khi thỏa mãn cả hai điều kiện: Về ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ xanh, Về dài hạn, có một chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và cả tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường.
Tín dụng xanh là việc các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất “”xanh” bao gồm các hoạt động tiêu dung, đầu tư, sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường (không gây hại và góp phần bảo vệ môi trường).
“Các chính sách tín dụng xanh đóng góp tích cực cho sự phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo và cải thiện chất lượng đời sống nhân dân; là cơ hội để các tổ chức tài chính, tín dụng xanh quốc tế đầu tư vốn vào Việt Nam”, PGS.,TS. Trần Thị Thanh Tú nhận định.
khảo sát của Ngân hàng Nhà nước mới đây cho thấy, sự hiểu biết của các TCTD dụng về tín dụng xanh đến nay đã được cải thiện. Hiện nay đã có 19 TCTD xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 13 TCTD tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh; 10 TCTD đã xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các ngành/lĩnh vực xanh và đã quan tâm dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh…
Video đang HOT
Hướng tới mục tiêu phục vụ tăng trưởng xanh, ngành Ngân hàng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025: 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng; Ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh…
Theo tapchitaichinh.vn
Cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?
Dù kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ và liên tiếp lập đỉnh cao trong giai đoạn gần đây, cổ phiếu ngân hàng vẫn đang bị "kéo chân". Những yếu tố nào đang là động lực chính dẫn dắt nhóm cổ phiếu của các nhà băng?
Mới đây, quỹ Jpmorgan VietNam Opportunities Fund đã bán hơn 3 triệu cổ phiếu MBBank (HOSE: MBB) cho 3 tổ chức ngoại khác gồm: Vanderbilt University (240.440 cp), Arjuna Fund Pte.Ltd (1.957.840 cp) và Ashoka Pte.Ltd (1.236.530 cp). Giá cổ phiếu MBB đã giảm 18% trong vòng 1 năm qua, dù kết quả kinh doanh của nhà băng này không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ, với lợi nhuận quý 1 tăng đến 25% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,9 nghìn tỷ đồng. Cổ phiếu ACB cũng giảm đến 23% dù lợi nhuận quý 1 tăng hơn 19% so cùng kỳ, đạt gần 1,4 nghìn tỷ đồng.
Hầu hết cổ phiếu của các ngân hàng đều đều ảm đạm trong thời gian gần đây.
Biến động trái chiều
Đáng kể nhất là những cổ phiếu ngân hàng một thời làm mưa làm gió khi mới niêm yết, khi dù được định giá cao ngất nhưng vẫn thu hút lực mua mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài như VPBank (HOSE: VPB), Techcombank (HOSE: TCB) hay HDBank (HOSE: HDB) nay đã chìm sâu im tiếng.
Đơn cử như VPB hiện chỉ còn 18.200 đồng/cp tính đến phiên giao dịch cuối tháng 5, giảm gần 45% so với đỉnh cao 52 tuần và đây cũng là mức giá thấp nhất trong 1 năm qua của cổ phiếu này. Cổ phiếu TCB giảm gần 38%, xuống mức thấp nhất trong 1 năm ở 22.600. Cổ phiếu HDB rớt 37% từ đỉnh cao 43.000 đồng/cp xuống chỉ còn 27.300 đồng/cp.
Đây cũng là nhóm cổ phiếu có lợi nhuận tăng trưởng khiêm tốn hoặc thậm chí còn sụt giảm. Như TCB dù lợi nhuận quý 1 là hơn 2 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 6 trong số các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn, cao hơn cả BIDV nhưng so với cùng kỳ chỉ tăng 1,6%. Hay như HDB cũng chỉ tăng 5,5%, còn VPB thậm chí giảm mạnh gần 32%, chỉ còn hơn 1,4 nghìn tỷ đồng do ảnh hưởng từ việc nợ xấu gia tăng.
Trong số các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết trên sàn hiện nay, chỉ riêng cổ phiếu của Vietcombank (HOSE:VCB) và BIDV (HOSE:BID) là có diễn biến khá tích cực. Cụ thể cổ phiếu VCB đang nằm gần vùng đỉnh cao nhất ở mốc gần 70.000 khi đã tăng hơn 33% từ mức thấp nhất 1 năm qua ở 50.500 đồng/cp, nhờ vào việc tăng vốn điều lệ thành công qua thương vụ phát hành mới cho quỹ GIC của Singapore và cổ đông chiến lược hiện hữu Mizuho. VCB cũng là doanh nghiệp có lợi nhuận quán quân trên sàn hiện nay, khi đạt hơn 4,7 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh hơn 34% so với cùng kỳ.
BID dù lợi nhuận quý 1 giảm nhẹ 0,4% so cùng kỳ nhưng giá cổ phiếu vẫn đánh dấu mức tăng mạnh 46% so với mức thấp nhất 52 tuần tại 21.600 đồng/cp, nhờ hiệu ứng tích cực từ thông tin sẽ bán vốn cho ngân hàng Hàn Quốc KEB Hana Bank. Riêng Vietinbank (HOSE:CTG) dù giá cổ phiếu đã phục hồi hơn 13% từ mức đáy 1 năm ở 17.900 đồng/cp sau khi báo cáo lỗ quý 4 do phải thoái thu lãi khi chuyển nợ xấu và giảm mạnh dư nợ, thì triển vọng cho giai đoạn kế tiếp cũng không mấy tích cực.
Tương lai thách thức
Dĩ nhiên việc cổ phiếu ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm theo thị trường chung là điều không cần bàn cãi, nhưng thời gian qua cũng không ít yếu tố gây ra những thách thức cho lĩnh vực này. Với việc phải đáp ứng hệ số an toàn vốn theo chuẩn mới hiệu lực từ đầu năm 2020, câu chuyện tăng vốn hiện nay và cả giai đoạn sau đó sẽ là thách thức lớn nhất với các nhà băng. Việc có thể phải phát thành thêm cổ phiếu với giá trị lên tới hàng nghỉ tỷ đồng, hoặc không thể chia cổ tức tiền mặt để dành tăng vốn sẽ khiến cổ phiếu ngân hàng ngày càng bị pha loãng, do đó áp lực lên giá cổ phiếu là điều tất yếu.
Thứ 2 là ngành ngân hàng tiếp tục đối mặt với những quy định quản lý ngày càng chặt chẽ mà có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong tương lai. Gần đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành dự thảo thông tư mới quy định về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, theo đó có thể tiếp tục giảm về chỉ còn 30% từ năm 2021 hoặc 2022. Quy định này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng đến dư nợ cho vay trung dài hạn vốn có biên độ lãi suất cao của các nhà băng, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận là điều có thể thấy trước.
Thứ 3 là hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay không chỉ giảm về còn 14% nhằm giúp ổn định vĩ mô, mà dòng vốn cho vay ra sẽ tiếp tục bị hạn chế vào những lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản vốn mang lại lợi nhuận cao hơn. Mới đây NHNN cũng đưa ra khả năng các khoản cho vay cá nhân từ 3 tỷ đồng trở lên phải chịu hệ số rủi ro lên đến 150%, vốn thường là những khoản vay cho mục đích mua nhà, đầu tư bất động sản.
Thứ 4 là nỗi lo ngại nợ xấu toàn ngành có thể gia tăng trở lại sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nóng. Thời gian qua, một nguồn vốn lớn đã chảy vào thị trường bất động sản, do đó nếu thị trường này quay trở lại thời kỳ đóng băng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nợ của các nhà băng. Thống kê gần đây cho thấy đến hết quí I/2019, dư nợ tín dụng bất động sản bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng đã tăng 3,29% chiếm 18,08% trong tổng dư nợ toàn hệ thống, tuy nhiên thực tế một phần lớn các khoản vay bất động sản có thể đang núp bóng ở cho vay tiêu dùng.
Ngoài ra, việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông tiềm ẩn cũng mang đến rủi ro trong dài hạn vì đây là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian cho vay dài, năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế; tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền thu phí trong khi chính sách phí chưa thực sự ổn định, nguy cơ chuyển nợ sang nhóm nợ xấu rất lớn, trong khi những năm trước đây một số ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở mảng này rất lớn.
Chính vì vậy, dù lợi nhuận nhiều ngân hàng liên tiếp lập kỷ lục và đang ở đỉnh cao nhất trong nhiều năm qua, nhưng với những thách thức và khó khăn trong tương lai, giá cổ phiếu ngân hàng thời gian qua vẫn chưa thể diễn biến tương xứng với khả năng sinh lời đã đạt được. Âu đó cũng là điều thường tình trên thị trường chứng khoán, khi giá cổ phiếu chỉ phản ánh về những dự báo tương lai chứ không thể hiện cho những gì đã xảy ra.
Theo thegioitiepthi.vn
Ngân hàng số: Xu thế tất yếu nhưng hiệu quả chưa rõ ràng Mới thành lập vào năm 2008, TPBank là một ngân hàng non trẻ với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch khá hạn chế. Sau cú sốc thanh khoản năm 2011, TPBank đã tái cơ cấu thành công và đang là một "ngôi sao đang lên" của ngành ngân hàng. Một sự chậm trễ trong việc bắt kịp xu thế tiêu dùng có...