Phấn đấu 100% cán bộ quản lý giao tiếp được bằng ít nhất 1 ngoại ngữ
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025.
Hình minh họa
Theo đó, kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% học sinh tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn TP được học chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; phấn đấu có 100% giáo viên ngoại ngữ cấp học phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.
Đến năm 2025, 100% các trường tiểu học dạy đủ chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần; dạy tiếng Nhật, tiếng Pháp ngoại ngữ 1 theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 20% số THCS, THPT triển khai chương trình song ngữ.
Video đang HOT
Đối với công chức và viên chức, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 phấn đấu 50% cán bộ, công chức, viên chức của TP được phổ cập ngoại ngữ có thể giao tiếp ở mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam; 50% cán bộ, công chức, viên chức có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ở mức trung cấp bậc 3 (Bl) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.
Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức quản lý có khả năng giao tiếp bằng ít nhất 1 ngoại ngữ, đạt tối thiểu mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.
Thanh Tâm
Theo baophapluat
TPHCM: Huyện vùng ven cần hơn 22,5 tỷ đồng chi thu nhập tăng thêm cho nhà giáo
Riêng cho khối sự nghiệp GD-ĐT, huyện Nhà Bè, TPHCM dự trù nhu cầu kinh phí là trên 22,5 tỷ đồng trong năm 2018 để chia thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM.
Thông tin được đề cập tại buổi làm việc chiều ngày 23/1 của UBND huyện Nhà Bè với đoàn giám sát Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM về triền khai thực hiện Nghị quyết 03 chia thu nhập tăng thêm.
Tính toàn huyện, Nhà Bè cần hơn 38 tỷ đồng để trả thu nhập tăng thêm năm 2018, riêng cho khối GD-ĐT là trên 22,5 tỷ đồng.
Cụ thể, bậc Mầm non cần gần 4,75 tỷ đồng, bậc Tiểu học cần khoảng 10,34 tỷ đồng, THCS cần gần 6,37 tỷ đồng. Các đơn vị khác như trường bồi dưỡng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp... cần trên 1,2 tỷ đồng.
Học sinh Trường mầm non Họa Mi, Nhà Bè, TPHCM trong giờ làm quen với Tiếng Anh
Theo báo cáo, số người được hưởng thu nhập tăng thêm trong ngành giáo dục của Nhà Bè theo Nghị quyết 03 là 1.284 người. Các trường có số lượng giáo viên, nhân viên được hưởng cao, cần số tiền chi cao như Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm cần gần 1,43 tỷ đồng; Trường THCS Lê Văn Hưu cần hơn 1,35 tỷ đồng; Trường tiểu học Lâm Văn Bền cần hơn 1,15 tỷ đồng...
Theo Chủ tịch Nguyễn Văn Lưu, UBND huyện Nhà Bè việc chia thu nhập tăng thêm tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên quá trinh triển khai cũng gặp những khó khăn trong đánh giá, xếp loại.
Cũng cần có nghiên cứu thêm để chia thu nhập tăng đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng 68, chia sẻ với nhân viên hợp đồng lao động khác. Đặc biệt, riêng ngành giáo dục cần có hướng dẫn xếp loại cụ thể đối với giáo viên, nhân viên lĩnh vực giáo dục trong thời gian nghỉ hè.
Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND TPHCM có hiệu lực từ 1/4/2018 là cơ chế riêng dành cho TPHCM. Theo Nghị quyết, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì sẽ được chia thêm 0,6 trên tổng số lương nhận hàng tháng, nhận theo quý. Cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ được chia thêm 0,48 trên tổng số lương nhận hàng tháng, nhận theo quý. Với những cá nhân chỉ hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không được chia khoản tiền này.
Hiện nay, giáo viên nhiều trường ở TPHCM đã nhận khoản thu nhập tăng thêm này. Có nơi nhận 3 quý, với giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, số tiền nhận được có thể lên đến 30 - 40 triệu đồng.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Áp dụng trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy tiếng Anh A.I kiểm soát chất lượng học tập của học viên qua hệ thống dữ liệu lớn, giúp các em tra cứu và theo dõi mức độ tiến bộ từng ngày. AI - Xu hướng giáo dục của tương lai Những năm gần đây, thuật ngữ Trí tuệ nhân tạo (A.I - Artifical Intelligence) được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống...