Phân biệt xét tuyển học bạ và xét tuyển đợt 1
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, hình thức xét tuyển học bạ độc lập với tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, bắt đầu từ 1/8.
- Bạn Nhuận Bùi hỏi: Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, mỗi thí sinh chọn hai trường, mỗi trường hai nguyện vọng. Vậy xét tuyển bằng học bạ có được tính vào tiêu chí trên không?
- Trả lời:
Theo quy chế tuyển sinh, ngoài việc sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, các trường có thể chọn phương án tuyển sinh riêng. Trong đó, nhiều trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT.
Học sinh muốn tham dự nên tìm hiểu kỹ phương thức xét tuyển của trường mình có nguyện vọng xét tuyển. Hình thức xét tuyển học bạ này độc lập với hình thức tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, bắt đầu từ 1/8.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Tiến Tuấn.
Do vậy, thí sinh có thể vừa tham gia nộp hồ sơ xét tuyển học bạ, vừa có thể sử dụng giấy chứng nhận để xét tuyển nguyện vọng 1 hay bất kỳ nguyện vọng nào khác. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng học bạ không tính vào hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng điểm thi.
Điều kiện bắt buộc là học sinh phải tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, các em phải đáp ứng điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6 đối với hệ đại học và 5,5 đối với hệ cao đẳng (theo thang điểm 10).
Trường ĐH, CĐ đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và trường CĐ cộng đồng đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh, địa phương ở mức thấp hơn 0,5 điểm so với mức quy định.
Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định.
Đối với trường xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp vào các ngành học trình độ CĐ, phải quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh cách thức xét tuyển vào ngành học phù hợp và các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào.
Video đang HOT
Đối với các ngành năng khiếu thuộc khối ngành Văn hóa – nghệ thuật, điểm xét tuyển của các môn văn hóa phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu để hoàn thành chương trình phổ thông và được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Bộ GD&ĐT chấp thuận.
Theo Zing
Thí sinh gian lận xét tuyển có thể không được nhập học
Các trường đại học có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong phiếu đăng ký xét tuyển.
- Bạn Thân Châu: Cho em hỏi đăng ký xét tuyển vào đại học đợt 1 bằng điểm thi THPT quốc gia và bằng học bạ cần làm những gì? Nếu trúng tuyển, thủ tục nhập học ra sao?
- Trả lời:
Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học từ ngày 1/8. Việc xét điểm thi THPT quốc gia sẽ bao gồm phiếu đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển.
Việc làm thủ tục đăng ký xét tuyển rất quan trọng. Khi trúng tuyển, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ kí của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) cho trường có nguyện vọng học.
Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong phiếu đăng ký xét tuyển và phiếu dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong phiếu đăng ký xét tuyển và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc. Vì vậy, thí sinh phải rất chú ý khi làm thủ tục đăng ký xét tuyển.
Nếu đăng ký xét tuyển bằng học bạ theo phương thức tuyển sinh riêng, thí sinh xem cụ thể thông tin trên trang web của trường. Phần lớn các trường yêu cầu: Bản photo công chứng học bạ THPT, bản photo công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp THPT...
Khi nộp phiếu đăng ký xét tuyển qua bưu điện hoặc trực tiếp tại trường, thí sinh cần điền thông tin chính xác vào Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu dưới đây).
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh theo nhóm (do ĐH Bách khoa và ĐH Đà Nẵng chủ trì) có mẫu xét tuyển riêng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến có thể thử nghiệm trên trang: thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Phiếu đăng ký xét tuyển chung cho các trường không tuyển sinh theo nhóm.
Những điều thí sinh cần lưu ý khi viết phiếu đăng ký xét tuyển:
1. Số báo danh, số Chứng minh Nhân dân: Cần ghi chính xác và thống nhất với thông tin trong Hồ sơ đăng ký dự thi.
2. Mã Đăng ký xét tuyển (ĐKXT): Ghi chính xác mã được quy định trong Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh.
3. Mục "Đề nghị trường điều chỉnh chế độ ưu tiên": Nếu thí sinh cần điều chỉnh chế độ ưu tiên (so với thông tin trong Phiếu ĐKDT) cần đánh dấu "X" vào ô tương ứng.
Mục "khu vực ưu tiên" điền một trong các mã KV1, KV2-NT, KV2 hoặc KV3 tương ứng khu vực ưu tiên của mình.
Mục "đối tượng ưu tiên" điền một trong các ký hiệu từ 01 đến 07 tương ứng đối tượng ưu tiên. Nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì không điền.
4. Mục "Diện ưu tiên xét tuyển": Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng, đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, khi ĐKXT vào trường cần đánh dấu "X" vào ô bên cạnh đồng thời:
a) Điền sau mục "Đối tượng" một trong các ký hiệu từ 01 đến 04 theo quy định sau:
- Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: 01.
- Thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia: 02.
- Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm: 03.
- Thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia: 04.
b) Điền sau mục "Loại giải, Huy chương": Giải, huy chương mình đã đạt được.
c) Điền sau mục "Môn đoạt giải": Môn học hoặc môn thể thao đã đoạt giải hoặc huy chương. Đối với thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, ghi tóm tắt tên đề tài đã đoạt giải.
5. Thí sinh khẳng định lại chế độ ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng tuyển sinh. Nếu chế độ ưu tiên khác so với hồ sơ đăng ký dự thi thì phải đánh dấu vào ô "Chế độ ưu tiên có thay đổi so với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia". Thí sinh chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin này.
6. Mục "Các nguyện vọng đăng ký":
Thí sinh không nhất thiết phải đăng ký đủ tất cả các nguyện vọng. Những nguyện vọng không đăng ký phải gạch chéo.
7. Mục "Có đăng ký xét tuyển vào trường khác":
- Thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào 1 trường hoặc 1 nhóm trường: Không điền thông tin vào mục này.
- Thí sinh đăng ký xét tuyển vào 2 trường hoặc 1 trường và 1 nhóm trường: Đánh dấu "X" vào ô bên cạnh và điền đầy đủ các thông tin về trường thứ 2 mà thí sinh đăng ký xét tuyển.
Theo Zing
Nam sinh vừa mừng vừa lo khi biết tin mình là thủ khoa Kể từ ngày biết mình là thủ khoa khối A1 với số điểm 28,95, Trần Trung Dũng (lớp 12 Toán 2, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) vừa mừng vừa lo. Bởi nếu Dũng lên Hà Nội học đồng nghĩa với việc phải để mẹ lại một mình trong căn nhà nhỏ. Hoàn thành tâm nguyện của bố Ở kỳ thi...