Phân biệt trường tư và trường có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM
Sở GD&ĐT TP.HCM cảnh báo phụ huynh nên phân biệt rõ trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài.
Theo thông tin Sở GD&ĐT TP.HCM công bố trên website đến ngày 20/8, thành phố có 21 trường có yếu tố nước ngoài. Trong đó, 13 trường có vốn đầu tư nước ngoài và dạy chương trình nước ngoài. 8 trường khác là trường tư thục nhưng được phép dạy thí điểm chương trình nước ngoài hoặc dạy bổ sung chương trình nước ngoài.
Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cảnh báo hiện nay nhiều phụ huynh hiểu nhầm trường tư thục là trường có yếu tố nước ngoài. Thực chất, trường có yếu tố nước ngoài là một bộ phận nằm trong loại hình trường tư thục.
Những trường có yếu tố nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài tại TP.HCM. Ảnh: M.N.
Các trường có yếu tố nước ngoài được cấp phép theo danh sách của Sở GD&ĐT TP.HCM phải do tổ chức nước ngoài thành lập, có vốn đầu tư nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài, cho con em là người nước ngoài và số ít học sinh Việt Nam.
Video đang HOT
Ngoài ra, hiện tại, thành phố còn có 8 trường tư thục được cho dạy thí điểm chương trình nước ngoài như sau:
Những trường tư thục được thí điểm dạy chương trình nước ngoài. Ảnh: M.N.
Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết Nghị định 86/2018 về hợp tác đầu tư nước ngoài có quy định rõ các trường có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng học sinh ở mỗi lớp không quá 30 học sinh, số lượng giáo viên ít nhất phải 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học. Các trường phải đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt, diện tích mặt bằng bình quân ít nhất 6m2/học sinh, có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường…
Luật sư Bình cũng cho hay theo Luật Giáo dục hiện hành, các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân chỉ bao gồm:
Trường công lập: Do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Trường dân lập: Do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
Trường tư thục: Do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí bằng vốn ngoài ngân sách.
Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) cũng quy định 3 loại hình nhà trường như trên.
Theo Zing
Nhầm lẫn giữa trường tư và trường có yếu tố nước ngoài
Tình trạng các trường tư thục gắn mác quốc tế đã được ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, chia sẻ mới đây tại buổi công bố về trang thông tin dịch vụ của ngành GD&ĐT TP.HCM.
Ông Hiếu cho biết hiện nay việc các trường tư thục gắn mác "quốc tế" rất nhiều, trong khi tại TP.HCM chỉ có 21 trường có yếu tố nước ngoài hoạt động theo Nghị định 86/2018.
Một trường có yếu tố nước ngoài ở TP.HCM. Ảnh: HTD
Theo ông Hiếu, nhiều phụ huynh vẫn có sự nhầm lẫn giữa trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài bởi thực tế các trường tư thục đã được phép giảng dạy các chương trình quốc tế, chương trình tích hợp (giữa chương trình của Bộ GD&ĐT và chương trình của các quốc gia khác). Do đó, nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần giảng dạy chương trình nước ngoài sẽ là trường có yếu tố nước ngoài.
Trong khi đó, theo quy định, trường có yếu tố nước ngoài là do tổ chức nước ngoài thành lập, do vốn nước ngoài đầu tư. Loại trường này giảng dạy chương trình nước ngoài cho con em là người nước ngoài sống tại Việt Nam và một bộ phận học sinh người Việt Nam (không quá 50%).
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Vẫn nhầm lẫn giữa trường tư và trường có yếu tố nước ngoài Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết tại buổi công bố về trang thông tin dịch vụ của ngành giáo dục đào tạo. Chiều 28/6, Sở GD&ĐT TP.HCM ra mắt trang dichvugiaoduc.hcm.edu.vn. Trang thông tin này công khai danh mục và thông tin của các đơn vị, cơ sở thực hiện các dịch vụ...