Phản biện kín luận án Tiến sĩ “Thầy bói mù xem voi”
Người phản biện kín do “giấu mặt” không được tiếp xúc trao đổi tương tác với nghiên cứu sinh và tập thể hướng dẫn nên rất khó để hiểu đúng luận án Tiến sĩ vì người phản biện chỉ đọc luận án trên giấy.
Lễ trao bằng tiến sĩ tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ảnh minh họa)
Đó là ý kiến góp ý và băn khoăn của PGS.TS Ngô Tứ Thành – trường Đại học Bách khoa Hà Nội về quy định: “Phản biện độc lập (kín) là quy trình bắt buộc trước khi luận án của nghiên cứu sinh được đưa ra bảo vệ ở Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở đào tạo” trong Dự thảo Thông tư Quy định quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến.
PGS.TS Ngô Tứ Thành đã phân tích và góp ý nên bỏ quy định này, cụ thể như sau:
Những ưu điểm ban đầu sử dụng “Phản biện KÍN luận án Tiến sĩ”.
Cách đây 35 năm, tháng 10/1985, Vụ quản lý bồi dưỡng Sau đại học (vụ QLSĐH), thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp được thành lập, có nhiệm vụ quản lý tất cả các NCS của cả nước.
Khi đó bất cứ NCS ở cơ sở đào tạo nào khi làm thủ tục bảo vệ luận án tiến sĩ (TS) đều nộp hồ sơ luận án cho các chuyên viên của Vụ QLSĐH. Các chuyên viên này sẽ bí mật (không cho NCS biết) gửi luận án (đã xóa thông tin của NCS) cho các GS/PGS ở cơ sở đào tạo khác để đánh giá luận án. GS/PGS nhận được luận án từ Vụ QLSĐH sẽ không thể biết đang phản biện cho NCS ở cơ sở đào tạo nào.
Do cách đây 35 chưa có internet như bây giờ nên các GS/PGS phản biện sẽ không thể tra tìm thông tin của các NCS qua các tạp chí. Do vậy phản biện KÍN theo hình thức này tương đối KÍN, có nghĩa là không HỞ lắm trong thời kỳ chưa có internet.
Thực chất là phản biện HỞ “giấu đầu hở đuôi”
Từ năm 2010, Bộ giáo dục giao các cơ sở giáo dục đào tạo quản lý NCS. Khi cơ sở đào tạo gửi luận án cho các GS/PGS phản biện, đều ghi địa chỉ cơ sở đào tạo gửi nên người nhận được luận án biết ngay NCS thuộc cơ sở đào tạo nào. Nếu GS/PGS phản biện có cùng chuyên môn với NCS sẽ biết ngay NCS thuộc Viện hay Khoa nào trong cơ sở đào tạo đó.
Còn muốn biết tên NCS chỉ việc đưa tên bài báo của NCS vào google sẽ hiện tên tác giả. Do đó, nhiều người hài hước nói rằng, phản biện KÍN như một cô gái đẹp mặc quần áo “KÍN cổng cao tường” từ đầu đến chân nhưng lại để HỞ ra những điểm nhạy cảm nhất trên cơ thể.
Phản biện kín, “Thầy bói xem voi”
Người phản biện cho dù có giỏi thế nào cũng không thể hiểu hết tất cả các hướng chuyên sâu khoa học của người khác. Luận án Tiến sĩ là sáng tạo, đóng góp cái mới cho kho tàng khoa học của nhân loại, đó có thể là những công trình khoa học của riêng tác giả mà người làm khoa học khác không có.
Video đang HOT
Người phản biện KÍN do “giấu mặt” không được tiếp xúc trao đổi tương tác với NCS và tập thể hướng dẫn nên rất khó để hiểu đúng luận án Tiến sĩ. Không thể hiểu được ý tưởng khoa học của luận án nếu GS/PGS phản biện chỉ đọc quyển luận án khô cứng in trên giấy.
Thậm chí có ngành khoa học, người phản biện sẽ không hiểu luận án nếu không trao đổi trực tiếp với tác giả luận án trong phòng LAB của cơ sở đào tạo. Trong trường hợp đó, GS/PGS phản biện như “Thầy bói xem voi” và đã xảy ra bao chuyện “dở khóc dở cười”.
Cách đây 20 năm, khi Bộ đang quản lý NCS, đã xảy ra trường hợp “hy hữu”. Có một phản biện KÍN, do không hiểu luận án nhưng lại yêu cầu NCS chỉnh sửa luận án theo cái hiểu sai của phản biện.
Thời gian sửa gần 1 năm mà phản biện KÍN vẫn bảo thủ không đồng ý cho NCS bảo vệ tiếp. NCS và GV hướng dẫn gửi đơn kiện lên Bộ trưởng Bộ giáo dục yêu cầu công khai tên người phản biện để đối chấp và đích thân Bộ trưởng đứng ra phân xử.
Những cách làm vô hiệu hóa phản biện KÍN, tiền đề “Khoán 10 trong đào tạo Tiến sĩ”
Khi Bộ giáo dục giao cho cơ sở đào tạo quản lý NCS, trên tinh thần lấy người học làm trung tâm, lấy NCS làm trung tâm, nhiều cơ sở đào tạo đã có cách làm hay để vô hiệu hóa phản biện KÍN.
Đó là lãnh đạo cơ sở đào tạo Tiến sĩ yêu cầu cấp dưới (Viện, khoa hay trung tâm) lập danh sách gồm 7 đến 10 người là các GS/PGS ngoài cơ sở đào tạo am hiểu luận án Tiến sĩ của NCS. Lãnh đạo cơ sở đào tạo sẽ mời các GS/PGS đó đến tham dự buổi Xemina bộ môn luận án TS do NCS trình bày cùng với các Thầy Cô trong bộ môn.
Các GS/PGS ngoài cơ sở đào tạo sẽ đóng góp ý kiến cho luận án TS của NCS một cách chi tiết. Đây đươc xem là khâu then chốt quyết định xem luận án của NCS có đủ tầm của Luận án TS không, có được đưa ra bảo vệ ở các Hội đồng không. Nếu sau khi NCS chỉnh sửa Luận án, được tất cả các thành viên tham dự trong buổi Xemina bộ môn thông qua thì các buổi bảo vệ luận án TS chỉ là hình thức.
Bởi vì khi chọn phản biện KÍN, cơ sở đào tạo đó sẽ chỉ chọn các ủy viên đều là những người đã đọc luận án, đã góp ý cho NCS ở buổi Xemina bộ môn. Đến các buổi bảo vệ cấp cơ sở, bảo vệ cấp Trường… các ủy viên đến chỉ trình diễn đọc nhận xét, nhận phong bì, vỗ tay, ăn liên hoan, chụp ảnh, rồi ra về.
Trường hợp trong buổi Xemina bộ môn, nếu các GS/PGS ngoài cơ sở đào tạo nào có ý kiến trái chiều hoặc không đồng ý cho NCS bảo vệ luận án thì khi đưa phản biện KÍN, cơ sở đào tạo sẽ không đưa Luận án cho những vị GS/PGS đó.
Với cách làm trên, nhiều cơ sở đào tạo chỉ có 05 Tiến sĩ nhưng có năm tuyển được 5 NCS, trong khi có cơ sở đào tạo có gần 100 GS/PGS nhưng máy móc làm theo quy chế của Bộ, một năm chỉ tuyển được 3 NCS ?!.
Khoán 10 trong đào tạo Tiến sĩ ở Việt Nam đang được manh nha. Cho dù còn nhiều ý kiến bảo thủ, muốn duy trì phản biện KÍN để hành người học, nhưng trước xu thế của thời đại, khoán 10 trong đào tạo Tiến sĩ sẽ nhanh về đích.
Nếu Bộ GD&ĐT vẫn duy trì Phản biện kín trong bảo vệ luận án Tiến sĩ, thì sẽ đưa các nhà khoa học “Thầy bói mù xem voi” vào tranh luận trong bóng tối và kìm hãm bước phát triển khoa học.
Cô giáo "chắp cánh" ước mơ nghiên cứu khoa học của học sinh ra thế giới
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, cô Phùng Thị Kim Huệ về với tỉnh Gia Lai để làm giáo viên. Qua đó, cô đã "chắp cánh" cho nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh vươn ra thế giới.
Nuôi dưỡng những "mầm xanh" khoa học
Cô Phùng Thị Kim Huệ (giáo viên môn Sinh học, Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không chỉ tâm huyết với nghề, mà còn là người khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH) cho học sinh trên địa bàn tỉnh vùng núi Gia Lai
Tâm sự về công tác xây dựng phong trào nghiên cứu trong nhà trường, cô Huệ cho biết: "Ngay từ năm 2014, việc tổ chức các cuộc thi khoa học - kĩ thuật (KHKT) dành cho học sinh trên địa bàn tỉnh còn khá mới mẻ.
Bằng những kinh nghiệm tham khảo ở nhiều trường trong và ngoài nước, tôi đã mạnh dạn xin tổ chức hội thảo đầu tiên về phong trào nghiên cứu KHKT cho học sinh tại tỉnh Gia Lai.
Sau nhiều khó khăn, hội thảo đã có 99 ý tưởng của học sinh được đề xuất. Kể từ đó đến nay, phong trào nghiên cứu trong học sinh ngày càng lớn mạnh, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thầy cô giáo và các em học sinh".
Trên hành trình thực hiện ước mơ của các học sinh luôn có sự âm thầm giúp đỡ của cô giáo Phùng Thị Kim Huệ (ngoàni cùng bên trái)
"Trong quá trình hướng dẫn học sinh tham gia NCKH, có rất nhiều khó khăn. Theo đó, công tác này trong các trường phổ thông chưa được xem trọng như ở các trường đại học và cao đẳng mà vẫn chỉ là hoạt động mang tính phong trào, lập thành tích, chưa được lan tỏa rộng rãi.
Ngoài ra, giáo viên không có đủ điều kiện thời gian, kinh nghiệm, nhà trường không có kinh phí, thiết bị cho việc thí nghiệm, học sinh còn thiếu nhiều kiến thức, kĩ năng nghiên cứu...", cô Huệ bộc bạch
Nhằm khích lệ học sinh NCKH, phát huy sự sáng tạo, cô Huệ thường xuyên cung cấp thông tin về những cuộc thi sáng tạo, KHKT. Đồng thời, cô còn gợi mở nhiều đề tài, dự án có ý nghĩa thiết thực và khuyến khích các em đề xuất ý tưởng.
Cô cũng tích cực nghiên cứu để xuất bản nhiều công trình trên các tạp chí Việt Nam và thế giới để "tạo lửa" cho học trò. Trong giờ học, cô Huệ luôn liên hệ đến nhiều kiến thức thực tiễn, có tính ứng dụng để cô trò cùng trao đổi, tạo cho tiết dạy sôi nổi.
Bên cạnh đó, cô Huệ cũng tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong lớp học, các giờ thực hành kĩ năng để không chỉ giúp học sinh cảm thấy hứng thú học tập, hiểu thêm những kiến thức mở rộng không bị bó hẹp kiến thức trong sách giáo khoa mà qua đó có thể chọn lựa các em nổi bật để hướng dẫn tham gia các cuộc thi khoa học, kỹ thuật các cấp.
Cô Phùng Thị Kim Huệ (giữa) cùng học sinh nhận giải khoa học, kỹ thuật năm học 2016-2017.
Để khắc phục việc thiếu kinh phí thực hiện, cô kêu gọi sự đóng góp từ phía doanh nghiệp. Gần đây, cô Huệ đã sáng lập ra Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên với hy vọng sẽ tập hợp các nhà khoa học về Gia Lai để giúp đỡ học sinh.
Cô cùng các nhà khoa học các thực hiện các nghiên cứu nhằm giúp địa phương khắc phục các vấn đề về môi trường, phát triển các cây trồng nông nghiệp.
Liên tục giành giải ở các cuộc thi khoa học, kỹ thuật
Chỉ trong 5 năm, cô Huệ tham gia hướng dẫn đội tuyển học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, Gia Lai) tham gia cuộc thi sáng tạo KHTK và năm nào cũng giành được giải cấp tỉnh và quốc gia.
Trong 2 năm học gần đây, Bộ GD&ĐT đã chọn 2 dự án nghiên cứu của cô Huệ hướng dẫn để đưa đi tham dự cuộc thi sáng tạo KHKT Quốc tế tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, dự án "Nghiên cứu khả năng đánh dấu và ức chế tế bào gốc ung thư từ hệ nano phát quang đất hiếm - kháng thể (TMC), định hướng điều trị đích căn bệnh ung thư" đã đạt huy chương vàng cuộc thi Phát minh và Sáng chế Thế giới (WICO) năm 2020.
Em Lê Nhật Minh (học sinh trường chuyên Hùng Vương, người đã giành huy chương vàng cuộc thi WICO năm 2020) cho biết: "Ngay từ khi đề tài mới chỉ là ý tưởng, cô Huệ đã cùng em lập ra nhiều phương hướng nghiên cứu.
Cô kết nối với các giáo sư, trung tâm, viện nghiên cứu sinh học để góp ý kiến cho đề tài của em tham gia dự thi. Ngoài giờ dạy, hai cô trò tranh thủ những buổi trưa để chạy đua với thời gian nhằm giúp cho em nộp dự án đúng tiến độ.
Không những em mà nhiều bạn trong trường đều xem cô như một người mẹ để cùng trao đổi ý tưởng và trò chuyện trong cuộc sống".
Trao đổi với chúng tôi, cô Lê Thị Thu - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hùng Vương cho biết: "Trong quá trình công tác ở trường, TS. Phùng Thị Kim Huệ là một cô giáo có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, là tấm gương tiêu biểu trong phong trào tự học, sáng tạo và nghiên cứu.
Đặc biệt, cô là người khởi xướng các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cho học sinh hào hứng tham gia, không chỉ mang lại nhiều thành tích cho trường, cho tỉnh mà con tạo được làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ và gây dựng được phong trào lớn mạnh".
Cô Phùng Thị Kim Huệ tham dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục năm 2020.
Được biết, trong 5 năm qua, cô Phùng Thị Kim Huệ đã có nhiều dự án được công bố trong và ngoài nước. Hiện nay, cô Huệ đang chủ nhiệm một dự án lớn có từ nguồn kinh phí nhà nước và hướng dẫn khoa học cho 2 dự án về hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Với những đóng góp không ngừng nghỉ đó, cô Huệ đã vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Năm 2018, cô Huệ nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT.
Mới đây nhất, cô đại diện cho 26 ngàn cán bộ giáo viên của tỉnh Gia Lai tham dự và nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT về điển hình tiên tiến của ngành Giáo dục trong giai đoạn 2016-2020.
3 giáo sư hãy bình tĩnh lắng nghe dư luận, đừng cố bao biện cho những hạt sạn Điểm chung trong lời phản biện của 3 người thầy nổi tiếng là thừa nhận "sách Cánh Diều" có nhiều "sạn" và tìm cách minh oan cho những "hạt sạn" đó. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của báo chí và dư luận về bộ sách lớp 1 của nhóm Cánh Diều (sau đây gọi tắt là "sách Cánh Diều") hiện đang được...