Phạm tội là do di truyền?
“Di truyền có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội” từng là đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học khi mà có không ít người tin rằng gốc rễ của vấn đề tội phạm nằm ở những yếu tố tác động từ môi trường như vấn đề nghèo đói.
Tuy nhiên, mới đây, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Texas tuyên bố họ đã phát hiện ra một điều khá thú vị. Theo đó, các gene có trong cơ thể từ khi chúng ta được sinh ra cũng góp phần quyết định lối sống tội lỗi hay không của một cá nhân nào đó trong suốt cuộc đời.
Di truyền là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phạm tội liên tiếp? (Ảnh: Rex Features)
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tội Phạm Học cho thấy mặc dù không có loại gene cụ thể nào quy định hành vi phạm tội, nhưng có những gene góp phần vào việc nâng cao hoặc hạ thấp nguy cơ phạm tội của chúng ta.
Để đưa ra kết luận này, các chuyên gia đã tiến hành xem xét ba nhóm lớn khác nhau gồm những người phạm tội liên tục, phạm tội nhiều lần trong suốt cuộc đời của họ, những người chỉ phạm tội 1 lần trong thời niên thiếu, và những người luôn luôn tuân thủ theo pháp luật.
Bên cạnh đó, phân tích dữ liệu trên 4.000 người từ các nghiên cứu quốc gia về sức khỏe vị thành niên, họ thấy rằng trong khi những người phạm tội 1 lần ở độ tuổi thanh niên chịu ảnh hưởng rõ nét từ các yếu tố thuộc về môi trường, thì điều tương tự không hề lặp lại ở những người thuộc nhóm thứ nhất.
Video đang HOT
Sử dụng phương pháp giúp xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và lối sống đến tỷ lệ phạm tội, các nhà khoa học đã không tìm ra được nhóm gene nào cụ thể, nhưng kết quả nghiên cứu khẳng định nguy cơ phạm tội suốt đời do di truyền lên đến 70%.
Như vậy, khi nghiên cứu về tội phạm, bên cạnh những yếu tố tác động từ môi trường, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố di truyền, Tiến sĩ Barnes nhấn mạnh.
Theo Báo Đất Việt
Chân dung cơn ác mộng của nước Mỹ
Năm 2010, nhiều người Mỹ sống dưới mức tối thiểu hơn bất kỳ thời điểm nào từ năm 1959 khi Cục thống kê dân số Mỹ bắt đầu thu thập dữ liệu. Ác mộng của nước Mỹ đó là cuộc khủng hoảng bần cùng.
Tháng 1 vừa qua, phóng viên ảnh được báo Time ủy quyền Jaokim Eskildsen bắt đầu ghi lại hình ảnh cuộc khủng hoảng bần cùng ở Mỹ, vốn đang lớn dần và hiện đã ảnh hưởng tới gần 46,2 triệu người Mỹ. Đi tới New York, California, Louisiana, South Dakota và Georgia trong hơn 7 tháng, Eskildsen đã dùng hình ảnh ghi lại hình ảnh của những người đang đối mặt với cảnh đói nghèo - chân dung cơn ác mộng của Mỹ.
Eskildsen vô cùng ngạc nhiên khi thấy cảnh bần cùng lan tràn khắp ở Mỹ như thế nào. "Một khi bắt đầu đào xới, bạn sẽ thấy những người sống trong bần cùng xuất hiện ở mọi nơi. Rất nhiều người nói thất vọng về Giấc mơ Mỹ, và những gì họ thấy là Hiện thực nước Mỹ".
Eric, 3 tuổi, sống cùng ông bà, cha mẹ, 2 anh chị trong một ngôi nhà lưu động dành cho công nhân nông trại di cư tại Firebaugh, California. Bà của Eric và cậu bé thường phải đi bộ 3,2km tới trung tâm cộng đồng địa phương để nhận đồ ăn miễn phí.
Các lao động nông trại di cư ngồi bên ngoài một ngôi nhà ở Firebaugh, tại thung lũng trung tâm California. Albino, trái, và Javier, ngồi giữa, từ Mexico tới Mỹ vào những năm 1970.
Gia đình của Darla, 48 tuổi và Todd Rooks, 46 tuổi, làm nghề đánh cá ở Louisiana đã nhiều thế hệ. Kể từ vụ tràn dầu của BP, thu nhập từ đánh cá, câu tôm và bắt sò của họ hoàn toàn biến mất và cả nhà buộc phải rời nhà để sống trên tàu đánh cá.
DJ, 7 tuổi tới ở trên con thuyền của ông bà cùng với em trai Eli 3 tuổi để học nghề của gia đình. Hiện, gia đình hai em đang chờ BP phê chuẩn kiến nghị bồi thường của họ và vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào.
Eli nằm trên võng trên con thuyền của ông bà. Bà cậu bé là Darla nói, bà không muốn bé trở thành gương mặt của bần cùng. "Tôi không muốn nhận lương thực phân phát, tôi không muốn sống nhờ phúc lợi. Tôi muốn trở thành gương mặt thịnh vượng...tôi muốn cá".
John Moon sống khổ hạnh ở Athens, một trong những nơi nghèo nhất của bang Georgia. Đồ đạc duy nhất của người đàn ông này là chiếc giường. John vừa chuyển nơi sinh sống từ một căn hộ nhỏ sang một chiếc xe móc để tiết kiệm tiền thuê nhà. John sống nhờ vào phúc lợi an sinh xã hội và phiếu phát lương thực.
Jennifer Rhoden, 27 tuổi và bạn trai buộc phải sống dưới một chân cầu vượt ở New Orleans do không thể trả tiền thuê nhà.
Theo VietNamNet
1 tỷ người bệnh bị lãng quên Khoảng 1 tỷ người trên khắp hành tinh đang phải hằng ngày hằng giờ chống chọi với các căn bệnh nhiệt đới gây nguy hại cho sức khỏe song không được chú ý và chăm sóc đúng mức bởi tuyệt đại đa số trong số này đều là những người nghèo ở những quốc gia nghèo. Nhiều người dân ở các nước nghèo...