Phạm Hương và Hoa hậu Dominica diện áo bà ba, đội nón lá du ngoạn sông nước miền Tây
Phạm Hương đã gác lại mọi công việc để đưa Clarissa Molina – Hoa hậu Dominica đi du ngoạn khắp miền Tây.
Mới đây, Hoa hậu Cộng Hòa Dominica đăng tải loạt hình ảnh vui vẻ tại Việt Nam trên Instagram. Cô được Phạm Hương dẫn về miền Tây Nam Bộ để tham quan và khám phá ẩm thực cũng như văn hoá đặc trưng nơi đây. Nữ hoàng Sắc đẹp La Tinh nhận được nhiều lời khen khi diện trang phục truyền thống của Việt Nam và tạo dáng rất đáng yêu.
Trước đó, tại buổi gặp gỡ các fan và giới truyền thông, Clarissa Molina chia sẻ nguyện vọng muốn được đội nón là Việt Nam và thử chạy xe máy chở Phạm Hương vi vu khắp nơi. Chiều theo mong muốn của cô bạn thân, Phạm Hương cùng Hoa hậu Dominica có chuyến du lịch về miền Tây. Tại đây, Clarissa Molina được mặc áo bà ba, đội nón lá và chèo xuồng qua mương rạch miền Tây.
Phạm Hương và Hoa hậu Domonica diện trang phục bà ba khám phámiền Tây sông nước
Clarissa Molina tranh thủ tạo dáng chụp hình
Video đang HOT
Cô nàng cũng tranh thủ khám phá phố phường bằng xe máy
Theo GDVN
Cuộc sống thương hồ hơn 10 năm của gia đình ở Sài Gòn
Trên chiếc ghe chở trái cây đậu ven Kênh Tẻ (quận 7, TP HCM), gia đình anh Toàn sống và mưu sinh hơn 10 năm nay.
Nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (quận 7, TP HCM) là nơi tập trung ghe thuyền của hàng chục gia đình miền Tây. Gia đình anh Nguyễn Thanh Toàn (33 tuổi) và chị Nguyễn Thị Kim Hạnh (33 tuổi, quê Vĩnh Long) là một trong số hộ dân sống và mưu sinh hơn 10 năm tại đây.
Cứ 10 ngày, gia đình (5 người) lại lênh đênh trên ghe từ Sài Gòn về quê thu mua trái cây, rồi ngược lên thành phố bán.
Đều đặn vào sáng sớm và chiều muộn, Khả Hân (9 tuổi), con gái đầu lòng của gia anh Toàn thắp hương trước mũi ghe. "Ngày nào con cũng cầu mong cho ba mẹ mua may bán đắt, hai em con khỏe mạnh, còn con học giỏi", Khả Hân nói.
Trong lúc chồng đạp xe ba gác bán trái cây ở khắp các tuyến đường quận 7, chị Kim Hạnh vừa trông con, vừa bán ven đường Trần Xuân Soạn. "Ở quê không buôn bán được nên gia đình tôi mới phải lên thành phố kiếm sống. Việc buôn bán giờ cũng khó khăn lắm vì bị đuổi hoài. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ đủ nuôi con", chị Hạnh kể.
Cũng theo chị Hạnh, trong ba đứa con, Vũ Thiện (6 tuổi) chịu thiệt thòi nhất vì mắc nhiều chứng bệnh: câm điếc, bệnh tim và suy dinh dưỡng. "Bé sinh ra, tâm tính không bình thường nên gia đình không dám gửi con ở quê, lúc nào cũng phải để mắt", chị Hạnh nói.
"Tắm cho em Thiện lúc nào cũng khó nhất vì em cứ nhảy và đòi tự tắm", Hân nói, vừa tắm cho em. Từ năm 7 tuổi, Hân đã biết phụ cha mẹ bán trái cây và tắm rửa hàng ngày cho hai em.
Chiếc ghe có diện tích khoảng 12m2, chia làm ba ngăn, ngăn ngoài lỉnh kỉnh đồ dùng sinh hoạt và các loại trái cây, còn ngăn giữa là nơi ăn ngủ của gia đình. Hai vợ chồng cho biết, mỗi ngày phải bỏ ra 30.000 đồng để mua nước ăn uống, tắm giặt và dùng bình ắc quy để làm nguồn điện sinh hoạt về đêm.
Những đồ chơi được tặng vào dịp Giáng sinh của ba bé Khả Hân, Vũ Thiện và Hiếu Thuận.
"Con thích sống ở quê hơn vì ở đây không có bạn bè. Ngày nào con cũng phải trông em", bé Khả Hân tâm sự.
Còn mẹ bé, chị Kim Hạnh cho biết: "Tôi chỉ ước gia đình có một căn nhà nhỏ ở quê để bán tạp hóa. Ở đây buôn bán quanh năm vẫn không đủ để thuê nhà trọ và nuôi con ăn học".
Những chuyến hàng ngược xuôi giữa Sài Gòn - Vĩnh Long khiến gia đình chị Hạnh chưa có dự định cho con cái ăn học ở thành phố. "Hết kỳ nghỉ hè, gia đình phải gửi con cho ông bà ở quê trông giùm, để nó đi học. Vài bữa nữa tới ngày nhập học của Hân, vợ chồng tôi đang lo trễ lịch học của con vì ghe mới lên thành phố được bốn ngày", chị Hạnh giãi bày.
Bán trái cây dạo đến 19h30, anh Toàn mới trở về nhà. Đây là phút quây quần hiếm hoi của cả gia đình trong ngày.
Trong lúc phụ vợ bán hàng đêm, anh xuống ghe lựa những buồng chuối đẹp nhất, đem lên xe để bán vào sáng hôm sau. "Hôm nào cũng vậy, tôi mang khoảng 200-300kg trái cây để 6h sáng hôm sau bán dạo khắp quận 7", anh Toàn nói.
Sắp xếp xong xe hàng, 21h30-22h là thời gian vợ chồng anh Toàn cùng các con ngồi ăn tối và nghỉ ngơi trong ghe để lấy sức cho ngày hôm sau.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Đường về miền Tây: Trạm thu phí mọc như nấm Liệu xe cộ đi - về miền Tây có thể tránh né trạm thu phí đến bao giờ, khi ba năm tới sẽ mọc lên đủ số 10 trạm, và việc trốn tránh thu phí bằng cách chạy đường "lòn" sẽ khiến tài xế chật vật hơn, các tuyến đường "thoát" sẽ nhanh chóng "nhầy nhụa"... lại giúp cho các nhà thầu BOT...