Phái viên hạt nhân Hàn Quốc – Mỹ – Nhật Bản nhóm họp tại Tokyo
Theo hãng tin Yonhap, ngày 19/7, đặc phái viên Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, ông Kim Gunn đến Tokyo để nhóm họp cùng những người đồng cấp Nhật Bản và Mỹ thảo luận vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn “Hwasong-18″ của Triều Tiên. Ảnh: KCNA/TTXVN
Ông Kim Gunn có kế hoạch gặp người đồng cấp Mỹ Sung Kim và người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi tại Tokyo ngày 20/7. Ba bên dự kiến thảo luận cách thức ứng phó các động thái của Triều Tiên, đặc biệt sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn Hwasong-18 hồi tuần trước. Đây là vụ phóng ICBM thứ 12 của Triều Tiên kể từ đầu năm 2013.
Tháng 4 vừa qua, 3 quan chức đã tiến hành hội đàm 3 bên tại Seoul. Ông Kim Gunn có kế hoạch tiến hành các cuộc gặp riêng rẽ với những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản tại cuộc gặp lần này ở Tokyo.
Trước đó, ngày 12/7, các quan chức trên đã tiến hành điện đàm sau vụ phóng tên lửa Hwasong-18 của Triều Tiên. Ba bên nhất trí phản ứng cứng rắn đối với các hành động của Triều Tiên, dựa trên phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, cũng như hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Video đang HOT
Ngày 19/7, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông rạng sáng cùng ngày. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho biết hai vật thể bay của Triều Tiên dường như đã rơi bên ngoài vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Nhật Bản.
Mỹ-Nhật-Hàn đồng loạt lên án Triều Tiên phóng ICBM
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã cùng lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên, cam kết phối hợp với cộng đồng quốc tế thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên phóng thử ICBM. Ảnh KCNA/Reuters.
Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 14/7, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhấn mạnh, sẽ nỗ lực ngăn chặn các nguồn thu của Triều Tiên mà họ cho rằng nước này sử dụng để tài trợ cho các chương trình vũ khí của mình, Reuters đưa tin.
Mỹ cũng tái khẳng định cam kết kiên định bảo vệ hai đồng minh, sẵn sàng sử dụng mọi phương án, "trong đó có cả hạt nhân", tuyên bố cho biết.
Trước đó cũng trong ngày 14/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp gỡ những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Indonesia.
Theo hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa chạy bằng nhiên liệu rắn Hwasong-18 vào hôm 12/7. Đây là vụ phóng ICBM nhiên liệu rắn thứ hai của Triều Tiên sau vụ phóng thử đầu tiên vào hôm 13/4.
Hai ngày trước đó, Bình Nhưỡng đã chỉ trích kế hoạch triển khai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ gần Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo rằng động thái này có thể "kích động một cuộc khủng hoảng xung đột hạt nhân tồi tệ nhất trên thực tế".
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song hôm 13/7 phát biểu trước Hội đồng Bảo an rằng vụ phóng ICBM nhằm "ngăn chặn các động thái quân sự nguy hiểm của các thế lực thù địch và bảo vệ an ninh" của đất nước.
Trong tuyên bố, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là hành động nguy hiểm.
"Điều này cấu thành một sự vi phạm trắng trợn, rõ ràng đối với nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và hơn thế nữa", tuyên bố nhấn mạnh. "Việc CHDCND Triều Tiên phóng ICBM này đã đe dọa đến sự an toàn của hàng không dân dụng và giao thông hàng hải trong khu vực".
Triều Tiên đã leo thang các cuộc thử nghiệm tên lửa trong hai năm qua.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có các cuộc đàm phán trực tiếp với người nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong nhiệm kỳ của ông, nhưng các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước đã phải dừng lại dưới thời Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden.
Sau cuộc gặp đầu tiên giữa hai ông Trump và Kim vào năm 2018, hai bên khẳng định trong một tuyên bố chung rằng Triều Tiên cam kết "làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên".
Dù vậy, sau cam kết này, chưa thực sự có những nỗ lực nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
Nhật Bản đối mặt với mùa Hè 'cực nóng' Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản tiếp tục hứng chịu thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiều nơi trên cả nước có nhiệt độ trên 38 độ C. Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, có tới 57 địa điểm ở Nhật Bản trải qua "ngày cực...