Phải vào lớp từ 6h30 sáng, sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM tranh cãi gay gắt, những bạn nhà xa không biết xoay xở ra sao
Giờ vào lớp tiết 1 sẽ được đẩy sớm lên 30 phút, từ 7h00 theo quy định hiện tại thành 6h30. Thời gian kết thúc buổi học sáng (tiết 6) lúc 11h40 thay vì 11h20 như hiện nay.
Mới đây, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã có những điều chỉnh mới về khung giờ học. Cụ thể, trường thông báo giờ học và thi các môn lý thuyết và thực hành mới được áp dụng từ học kỳ I, năm học 2020-2021.
Giờ vào lớp tiết 1 sẽ được đẩy sớm lên 30 phút, từ 7h00 theo quy định hiện tại thành 6h30. Thời gian kết thúc buổi học sáng (tiết 6) lúc 11h40 thay vì 11h20 như hiện nay. Giữa buổi, sinh viên sẽ được nghỉ giải lao 10 phút.
Khung thời gian vào học mới của trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Ngay sau thông báo của trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhiều sinh viên đã tranh cãi kịch liệt, bày tỏ sự phản đối và mong nhà trường sớm thay đổi quyết định. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, mốc thời gian vào học này là quá sớm. Những sinh viên nhà xa khó lòng đi học đúng giờ, chưa kể xung quanh trường thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt đường.
Video đang HOT
Ngoài ra khu gửi xe của trường hay bị ùn tắc, sinh viên cũng phải chờ thang máy rất lâu mới có thể lên được lớp. Nhất là những bạn học ở tầng 13, 14.
Bên cạnh những ý kiến phản đối, một số sinh viên lại đồng tình và cho rằng giờ học thay đổi, sinh viên cần chủ động, thích nghi, không thể đổ lỗi do nhà xa, kẹt xe.
Được biết, quyết định đẩy giờ học lên sớm hơn 30 phút của trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhằm tránh kẹt xe ở khu vực xung quanh trường (gần trường có một trường THCS và một trường mầm non). Đây không phải lần đầu trường áp dụng vào tiết một từ 6h30. Khung thời gian này đã ban hành và sẽ không thay đổi, ít nhất trong năm học tới. Sau đó, tùy tình hình, nếu cần thay đổi nhà trường sẽ có điều chỉnh.
'Hơn 2.200 sinh viên bỏ học không phải con số đáng lo ngại'
Đại diện ĐH Công nghiệp TP.HCM cho rằng số sinh viên bị cảnh báo do tự ý bỏ học chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số sinh viên của trường nên không đáng lo ngại.
Đầu tháng 12, PGS.TS Lê Văn Tán, Phó hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM, ký 6 quyết định cảnh báo học vụ đối với 2.252 sinh viên. Nguyên nhân là những sinh viên này tự ý bỏ học trong học kỳ I, năm học 2019-2020.
Trong số này, 1.182 sinh viên hệ đại học hệ chính quy ở các khóa khác nhau, 1.070 sinh viên cao đẳng chính quy và 11 sinh viên hệ đại học liên thông vừa học vừa làm.
Đại học Công nghiệp TP.HCM cho rằng việc cảnh báo có tác động tích cực, giúp sinh viên tập trung học tập.
Cụ thể, đại học chính quy có 282 sinh viên khóa 2016 -2020; 393 sinh viên bậc đại học hệ chính quy khóa 2017-2021; 507 sinh viên khóa 2018-2022.
Cao đẳng chính quy có 162 sinh viên khóa 2017-2020; 897 sinh viên khóa học 2018-2021 và 11 sinh viên hệ đại học liên thông vừa học vừa làm khóa 2018-2020.
Chiều 17/12, trao đổi với báo chí, PGS.TS Lê Văn Tán, Phó hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là các quyết định cảnh báo học vụ thông thường trong quy chế đào tạo.
"Cảnh báo học vụ là công việc bình thường hàng năm của các trường. Cứ mỗi kỳ, trường sẽ thống kê điểm trung bình tích lũy của sinh viên và đưa ra cảnh báo đối với những em gặp vấn đề trong học tập. Những sinh viên không có điểm là do bỏ học hoặc vắng thi", ông Tán nói.
Phó hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM cho hay trong số hơn 2.200 sinh viên bị cảnh báo lần này chủ yếu là năm thứ hai và ba.
"Sinh viên bậc đại học hệ chính quy có 1.182 em bị cảnh báo. So với tổng số sinh viên đại học chính quy của trường 27.000 em, tỷ lệ bị cảnh báo khoảng 4%. Về mặt số lượng, tỷ lệ này không phải con số đáng lo ngại", Phó hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM đánh giá.
Theo quy chế đào tạo của ĐH Công nghiệp TP.HCM, sinh viên tự ý bỏ học trong một học kỳ sẽ bị cảnh báo. Nếu 2 học kỳ liên tiếp sinh viên vẫn vắng học, không có điểm, nhà trường sẽ ra quyết định buộc thôi học.
Ông Tán thông tin thêm cảnh báo này được đăng trên website chuyên môn của Phòng Đào tạo, không gửi về gia đình sinh viên. Theo thống kê của phòng này, sau khi đưa ra cảnh báo lần đầu tiên, khoảng 60% sinh viên quay trở lại học. Do đó, nhà trường cho rằng việc cảnh báo có tác động tích cực, giúp sinh viên tập trung học tập.
ĐH Công nghiệp TP.HCM được thành lập năm 2004, là đơn vị giáo dục thuộc Bộ Công thương, đào tạo nhóm ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp. Năm 2019, trường tuyển hơn 7.000 chỉ tiêu với điểm chuẩn từ 16-21,5.
Theo Zing
NÓNG: ĐH Bách khoa Hà Nội và nhiều trường dự kiến cho sinh viên đi học trở lại từ đầu tháng 5 Nhiều trường đại học sẽ xem xét cho học sinh trở lại việc học vào nửa đầu tháng 5 để đảm bảo chất lượng và khung chương trình đã đề ra nếu tình hình dịch bệnh vẫn ổn định như hiện tại. Diễn biến dịch Covid-19 tại nước ta đang có chiều hướng tiến triển tốt khi 5 ngày liên tiếp chưa ghi...