Phải thay đổi “định kiến” về dạy và học Mĩ thuật

Theo dõi VGT trên

Dù đã là môn học bắt buộc từ lớp 1 và mang lại hữu ích cho HS song môn học Mĩ thuật vẫn chịu cảnh “lép vế” trong tư duy, nhận thức của nhiều bậc phụ huynh và HS so với các môn học Toán, Văn, Ngoại ngữ. Chính vì vậy, hiệu quả từ dạy học Mĩ thuật vẫn chưa phát huy tối đa theo mong muốn thực tế.

Phải thay đổi định kiến về dạy và học Mĩ thuật - Hình 1

Dạy học môn Mĩ thuật cần được nhìn nhận đúng vai trò.

Ths Nguyễn Thị Nhung – Nguyên Phó trưởng khoa Sư phạm Mĩ thuật – Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương – Đồng Chủ biên SGK Mĩ thuật 1 đã trao đổi xung quanh các vấn đề dạy học Mĩ thuật.

Phải thay đổi định kiến về dạy và học Mĩ thuật - Hình 2

“Còn nhiều nhận thức chưa đúng đắn về vai trò môn học Mĩ thuật…”. Ths Nguyễn Thị Nhung cho biết.

Cần thiết có SGK Mĩ thuật

Trong CTGDPT 2018, môn Mĩ thuật 1 lần đầu tiên có SGK dành cho HS như các môn học khác. Theo bà vì sao cần phải có SGK Mĩ Thuật 1 và học môn Mĩ thuật ngay từ lớp 1?

Môn Mĩ thuật là môn học bắt buộc trong CTGDPT 2006 đối với cấp TH và THCS. Tuy nhiên, với lớp 1, 2, 3 trong CTGDPT 2006 trước đây chỉ có sách hướng dẫn giáo viên (GV) và vở tập vẽ mà chưa có SGK dành cho HS như các môn học khác.

Cần có SGK Mĩ thuật cho HS bởi mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đ.ánh giá của môn Mĩ thuật trong CTGDPT 2018 đã thay đổi so với CTGDPT 2006.

Nếu như trước kia, ở CTGDPT 2006, các yêu cầu cần đạt của môn Mĩ thuật tập trung vào việc hình thành và phát triển kĩ năng trong các phân môn thì CTGDPT 2018 tập trung hình thành, phát triển các năng lực, phẩm chất chung cũng như năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật cho HS.

Để có thể đạt được mục tiêu hình thành các năng lực chung tự chủ – tự học, giao tiếp – hợp tác, giải quyết vấn đề – sáng tạo, các năng lực đặc thù… thì cần có SGK được thiết kế theo chuỗi các hoạt động, nhiệm vụ để HS tự trải nghiệm, tự thực hiện và phối hợp với bạn, với thầy cô, cộng đồng… trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, với lợi thế của mình, môn Mĩ thuật sẽ giúp HS yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam… Các hoạt động của SGK sẽ giúp HS vận dụng môn Mĩ thuật linh hoạt, có hiệu quả vào học tập các môn học khác và kết nối Mĩ thuật với cuộc sống.

Trên cương vị đồng Chủ biên SGK Mĩ thuật 1, theo bà điểm đáng chú ý trong SGK Mĩ thuật 1 ở CTGDPT mới là gì?

Ở lần thay đổi CT và SGK này, một trong những điểm đáng chú ý là Nhà nước quyết định xã hội hoá SGK và thực hiện một CT nhiều bộ SGK. Do vậy, SGK chính là sự cụ thể hoá nội dung CTGDPT. Mỗi nhóm tham gia biên soạn SGK có cách riêng để truyền tải các yêu cầu cần đạt của CTGDPT và cũng có những điểm đáng chú ý riêng.

Video đang HOT

Ví như với bộ SGK Mĩ thuật 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục): Nội dung trong các bài học có tính liên kết, hệ thống để hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng cho HS; Hoạt động học tập yêu cầu HS sử dụng tất cả các giác quan: nhìn, nghe, xúc giác… chính vì vậy sẽ tác động đến các loại hình trí thông minh của HS nhằm phát triển phẩm chất và năng lực ở mỗi cá nhân.

Bài học cũng giúp hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực thẩm mĩ đặc thù cho HS; Hình thức tổ chức học tập đa dạng, linh hoạt, luôn kết nối kiến thức với cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho HS; Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, dễ hiểu và hấp dẫn với HS, thuận tiện cho việc tương tác giữa HS với GV và phụ huynh ở các vùng miền…

Phải thay đổi định kiến về dạy và học Mĩ thuật - Hình 3

Đội ngũ GV Mĩ thuật bậc TH cần được tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ để đáp ứng tốt dạy học khi bước vào CTGDPT mới.

Đảm bảo các điều kiện dạy học

Để triển khai SGK mới đòi hỏi đội ngũ GV, cơ sở vật chất cần được chuẩn bị những gì? Việc chọn SGK Mĩ thuật nên theo hướng nào?

Theo tôi, đội ngũ GV Mĩ thuật cấp TH đa số đã quen thuộc với đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật. Tuy nhiên, việc dạy và học của GV và HS có đạt hiệu quả, đáp ứng với CTGDPT 2018 và SGK Mĩ thuật hay không cần có sự đổi mới tư duy, đầu tư đồng bộ về điều kiện cơ sở vật chất, phòng lớp, sự hợp lí về sĩ số HS trên/lớp, sự quan tâm của các cấp, ngành và xã hội, các bậc PHHS… để việc triển khai dạy học có kết quả.

Về phương pháp dạy học, đa số GV Mĩ thuật ở cấp TH đã được làm quen với các phương pháp và hình thức dạy học mới phù hợp với đặc thù của môn học. Tuy nhiên còn một bộ phận GV chưa được tập huấn và triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất do cơ sở giáo dục và các cấp quản lý giáo dục chưa quan tâm và thấy tầm quan trọng của môn học trong nhà trường. Do vậy, GV Mĩ thuật cần được tập huấn về CT, SGK mới để hiểu rõ hơn về yêu cầu đổi mới toàn diện, đồng bộ ở tất cả các môn học.

Các cơ sở giáo dục cần lựa chọn được bộ SGK phù hợp nhất: dễ dạy, dễ học, đáp ứng được yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện dạy học thực tế của mình nhằm phát triển cho HS các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của CTGDPT 2018. Từ đó, việc triển khai tập huấn cho GV cũng cần có các cấp quản lý giáo dục từ Sở, Phòng, Trường tham gia cùng các GV bộ môn để có sự chỉ đạo sát sao, đúng yêu cầu và triển khai đồng bộ về chuyên môn để đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra phải đảm bảo được tính đồng bộ, đầy đủ trong việc tổ chức biên soạn cũng như việc sử dụng SGK Mĩ thuật 1, sách GV Mĩ thuật 1 và Vở thực hành Mĩ thuật 1 trong các cơ sở giáo dục. Điều đó không chỉ giúp GV mĩ thuật thuận lợi khi tổ chức các hoạt động dạy học, tạo điều kiện cho HS hình thành và phát triển được các phẩm chất và năng lực chung, năng lực môn học mà còn tránh gây ra sự lãng phí không cần thiết cho gia đình, nhà trường và xã hội.

Việc dạy và học Mĩ thuật cũng khó đạt được hiệu quả nếu chỉ thuần tuý nghe, nói và dạy chay như cách dạy học truyền thống. Vì vậy dạy và học Mĩ thuật ngày nay cần đảm bảo trang bị ở mức cần và đủ các thiết bị và đồ dùng học tập cho môn học. Có như vậy thì mới tạo được điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó phát triển tối đa các năng lực mĩ thuật của HS.

Phải thay đổi định kiến về dạy và học Mĩ thuật - Hình 4

GV Mĩ thuật phải là người “thổi hồn” cho môn học. – (ảnh minh họa)

Để Mĩ thuật không thành môn học “phụ”

Hiện nay, trong xã hội còn tồn tại quan niệm Mĩ thuật là môn học “phụ”. Chúng ta cần làm gì để thay đổi cách nhìn nhận không đúng đó?

Đây là hệ quả của việc nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ về vai trò của môn Mĩ thuật trong CTGDPT nói riêng và vai trò của mĩ thuật trong cuộc sống nói chung. Do đó, môn Mĩ thuật vẫn chưa nhận được sự đầu tư đúng mức không chỉ của HS, cha mẹ HS mà còn của các cơ sở giáo dục.

Việc Bộ GD&ĐT chính thức công bố CTGDPT mới, trong đó có CTGDPT môn Mĩ thuật, và tiếp đó là việc SGK Mĩ thuật mới, được chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2020 – 2021 có thể xem là cơ hội để thay đổi từng bước định kiến chưa đúng về môn Mĩ thuật còn tồn tại trong xã hội.

Với vai trò những người trực tiếp tham gia giảng dạy môn Mĩ thuật ở các cấp học trong hệ thống GDPT, GV Mĩ thuật cần chủ động, tích cực góp phần vào quá trình thay đổi nhận thức về môn Mĩ thuật.

Theo đó, trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật, bản thân GV mĩ thuật phải luôn xem trọng chính môn giảng dạy của mình, tích cực, nhiệt tình trong dạy học, đầu tư đúng mức tâm huyết, trí tuệ cho việc giảng dạy môn học, tránh tư tưởng dạy qua loa cho xong nhiệm vụ. GV mĩ thuật phải khơi dậy được ở HS sự thích thú, yêu thích đối với môn Mĩ thuật; giúp HS, cha mẹ HS, các nhà quản lí giáo dục và xã hội thấy được vai trò của môn Mĩ thuật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung, đối với việc hình thành các năng lực và phẩm chất HS nói riêng.

Trong việc kiểm tra, đ.ánh giá môn học, GV mĩ thuật cũng phải hết sức nghiêm túc, đề cao việc đ.ánh giá công bằng, khách quan và đúng các phẩm chất và năng lực HS đạt được qua việc học tập môn học. Chỉ có như vậy mới có thể khắc phục được việc kiểm tra, đ.ánh giá môn Mĩ thuật còn mang tính hình thức, thoả hiệp để đảm bảo vấn đề “thành tích” đã và đang tồn tại ở các trường TH và THCS nhiều năm qua.

Đức Trí

Theo giaoducthoidai

Giáo viên nghệ thuật: Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới

PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương cho rằng, cần tập trung để các trường ĐH sư phạm nghệ thuật là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nội dung, tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.

Đây là khâu then chốt để đảm bảo chất lượng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

Giáo viên nghệ thuật: Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới - Hình 1

Ảnh minh họa/internet

Nhiều băn khoăn về chương trình bồi dưỡng

Thực trạng chương trình bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật ở các trường phổ thông được PGS Đào Đăng Phượng chỉ ra với không ít băn khoăn. Theo đó Từ năm học 2020 - 2021, chương trình GDPT mới đã bắt đầu triển khai ở lớp 1 bậc Tiểu học. Tuy nhiên, bồi dưỡng riêng cho giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật chưa có chương trình chuẩn, độc lập. Việc bồi dưỡng cho giảng viên cốt cán chỉ là tập huấn chung với các môn học khác. Vì thế, mục tiêu bồi dưỡng chưa được xác định cụ thể, không có được chương trình hoàn thiện để đáp ứng với lộ trình triển khai chương trình GDPT mới.

Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, hiện đại và tích cực hóa hoạt động của người học, hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực ở học sinh. Theo cách tiếp cận này, chương trình bồi dưỡng chưa bám sát mục tiêu đề ra, chưa bám sát đối tượng là giao viên các bậc học ở các trình độ đào tạo, năng lực khác nhau.

Ngoài ra, hoạt động bồi dưỡng chưa cho thấy sự cần thiết phải cải cách hướng tiếp cận mới, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực trong dạy và học, định hướng phát triển, chuẩn hóa, hiện đại hóa... Hoạt động bồi dưỡng chưa đem đến tình yêu nghề, hình thành năng lực nghề nghiệp của giáo viên, từ đó thay đổi cách nhìn của xã hội về bộ môn, giáo viên Âm nhạc Mĩ thuật.

Giáo viên nghệ thuật: Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới - Hình 2


PGS.TS Đào Đăng Phượng.

Về cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng, theo PGS Đào Đăng Phượng, yêu cầu về qui mô, chất lượng bồi dưỡng đối với bộ môn đặc thù không như các môn học khác. Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm riêng của từng địa phương, vùng miền, ngày càng đòi hỏi sự chuẩn bị, đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội ngũ. Trong khi đó, thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính còn nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng của các địa phương, các nhà trường phổ thông cũng như của cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.

Giải pháp bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật trường phổ thông

PGS Đào Đăng Phượng cho rằng, cần giải quyết sớm bài toán mất cân đối về giáo viên ở tiểu học; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để đáp ứng đủ số lượng giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cho bậc THCS và THPT bước chuẩn bị khi thực hiện chương trình GDPT mới. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cần tập trung vào phương pháp dạy học, cách tiếp cận theo hướng phát triển năng lực nghệ thuật kết hợp với các năng lực cơ bản khác như: ngoại ngữ, tin học, phát triển chương trình, tổ chức các hoạt động học tập trong nhà trường.

Bộ GD&ĐT mới có Quyết định quy định về các module bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới. Cho biết điều này, theo PGS Đào Đăng Phượng, hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cần chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức thông qua kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm; kỹ năng kiềm chế cảm xúc; kỹ năng giải quyết xung đột và vấn đề giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự nhà giáo. Đẩy mạnh nâng cao trình độ đào tạo của giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật để đạt chuẩn, đảm bảo tính đồng đều. Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, sử dụng công nghệ và các hoạt động bổ trợ khác phù hợp trong nhà trường phổ thông.

Giáo viên nghệ thuật: Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới - Hình 3


Ảnh minh họa/ INT

Đặc biệt nhấn mạnh giải pháp về hoàn thiện chương trình và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông, theo PGS Đào Đăng Phượng, cần thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên từ chương trình, tài liệu đến phương thức tổ chức thực hiện theo hướng tăng cường tính tự học, tự bồi dưỡng của người học gắn với trách nhiệm của nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.

Xây dựng chương trình bồi dưỡng với các module cụ thể, phù hợp với các kế hoạch, phương pháp tổ chức bồi dưỡng theo chủ đề. Chú trọng kiểm tra, đ.ánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng.

Chương trình bồi dưỡng cần cụ thể với từng nhóm đối tượng giáo viên để họ thấy được sự cần thiết phải thay đổi hướng tiếp cận, thay đổi định hướng phát triển. Bồi dưỡng lòng yêu nghề, bồi dưỡng năng lực khám phá bản thân về nghề nghiệp của mình, thay đổi cách nhìn của xã hội về môn học và giáo viên nghệ thuật.

PGS Đào Đặng Phượng cũng cho rằng, chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào xây dựng các khối kiến thức chung, kiến thức chuyên môn... Có kế hoạch, phương pháp tổ chức bồi dưỡng theo chủ đề, gắn với việc tích hợp, lồng ghép... phù hợp với từng nhóm đối tượng giáo viên, với đối tượng, điều kiện của nhà trường; tương thích với nội dung thực hiện và gắn bó chặt chẽ với nội dung chương trình GDPT mới.

Việc bồi dưỡng bám sát định hướng phát triển năng lực, giúp giáo viên có được hướng hoạt động phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mình; phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật, từ đó áp dụng thực tiễn dạy học môn nghệ thuật ở phổ thông.

"Tôi cho rằng, nên tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật theo từng nội dung hoặc chủ đề để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Trên cơ sở đó, thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa thể hiện cách thức dạy học theo hướng đổi mới của Chương trình GDPT 2018 để giáo viên có thể học tập, vận dụng.

Đặc biệt, cần tập trung để các trường ĐH sư phạm nghệ thuật là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nội dung, tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng. Đây là khâu then chốt để đảm bảo chất lượng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông. Các cơ quan quản lý, các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên và các trường phổ thông cần đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng" - PGS Đào Đăng Phượng cho hay.

Hải Bình

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Mỗi tháng chị gái đều cho tôi 2 triệu, đến khi anh rể đem áo ngực của chị đặt lên bàn, tôi nghẹn đắng mất ngủ cả đêm
15:41:28 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Yuke Songpaisan: Thanh tra Mit lừa tình Baifern, thiếu gia bị ngờ vực giới tính
14:46:13 22/09/2024
Không được chọn ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng phản ứng bất ngờ
15:23:16 22/09/2024
Cám: bị spoil toàn bộ kịch bản khi vừa ra rạp, vốn 1 triệu USD nghi 'mất trắng'?
16:09:25 22/09/2024
Em gái đi làm ăn xa, 10 năm sau trở về với chiếc ô tô Mercedes, phát cho mỗi người cọc t.iền trị giá 200 triệu
15:44:06 22/09/2024
Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 23/9/2024
15:54:19 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quân đội Israel xác nhận 100 quả rocket được b.ắn từ Liban chỉ trong vài giờ

Thế giới

20:24:29 22/09/2024
Theo đó, IDF giới hạn các cuộc tụ tập ở mức 30 người tham gia trong không gian mở và 300 người tham gia với không gian kín. Các hoạt động giáo dục có thể tiếp tục và người dân có thể đi làm miễn nơi làm việc an toàn.

Duy Mạnh "nựng iu" Tuấn Hưng

Sao việt

19:50:00 22/09/2024
Khoảnh khắc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng ở liveshow bỗng trở nên viral khắp cõi mạng, nhiều người hài hước bình luận màn tương tác đó không khác gì cặp đôi yêu nhau cả.

Dàn Anh tài ngỡ ngàng trước kết quả thủ lĩnh được khán giả yêu thích nhất

Tv show

19:43:08 22/09/2024
Nhân vật này đã vượt qua Đinh Tiến Đạt, S.T Sơn Thạch, Trương Thế Vinh và giành số điểm cao nhất trong phần bình chọn thủ lĩnh được yêu thích.

Mẹ bỉm ném mạnh bình sữa xuống sàn, ngồi khóc trong tủi thân, ấm ức, chỉ có những người mẹ từng trải qua mới thấu

Netizen

19:40:18 22/09/2024
Những chị em đã, đang và sắp làm mẹ hẳn đã quen với cụm từ trầm cảm sau sinh , nhưng nếu chưa gặp phải thì sẽ không biết nó thực sự đáng sợ tới mức nào.

Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái

Sao châu á

19:27:53 22/09/2024
Trong cuộc phỏng vấn mới đây về Officer Black Belt - bộ phim hiện đang đứng đầu Netflix toàn cầu, Kim Woo Bin đã bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho bạn gái Shin Min Ah.

Xử lý nghiêm các nhóm thanh niên tụ tập đua xe, nẹt pô trên quốc lộ 51

Pháp luật

19:02:54 22/09/2024
Thời gian qua, ở nhiều địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập thành đoàn, tổ chức rú ga, nẹt pô, lạng lách trình diễn , bốc đầu (tiếng lóng: ăn hào, ăn lẩu cá đuối...)

Đi xe máy qua cầu tràn, 2 người bị nước cuốn mất tích

Tin nổi bật

18:43:54 22/09/2024
Đến trưa 22/9, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 n.ạn n.hân bị nước cuốn khi đi xe máy qua cầu tràn tại khu vực thuộc bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Haaland quá hay, nhưng Arsenal cũng đáng gờm

Sao thể thao

18:38:40 22/09/2024
Cuộc đụng độ khốc liệt giữa quái vật Erling Haaland và hòn đá tảng Gabriel Magalhaẽs, William Saliba hứa hẹn là tâm điểm của trận đấu giữa Arsenal và Manchester City.

Phim của Tuấn Trần có thể lọt top 3 phim ăn khách năm 2024

Hậu trường phim

18:09:09 22/09/2024
Theo số liệu tham khảo của trang Box Office Vietnam, tính đến ngày 21/9, doanh thu của phim Làm giàu với ma là 122 tỷ đồng, bám sát con số 127 tỷ đồng của phim Ma Da.

Tuyệt chiêu làm sushi cuộn dưa chuột ngon, giòn ngọt cho bữa ăn cuối tuần thêm hấp dẫn

Ẩm thực

17:30:51 22/09/2024
Món sushi cuộn dưa chuột không chỉ dễ làm mà còn rất tươi ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho cả những bữa tiệc nhỏ hay đơn giản là một bữa ăn nhẹ tại nhà.

3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?

Trắc nghiệm

16:32:35 22/09/2024
Trong phong thủy những đồ vật dưới đây càng giữ lại nhiều trong nhà càng hao tài kém lộc nên tránh.Vì sao nên gõ 3 lần trước khi mở cửa nếu bạn đi vắng nhiều ngày mới về?