Phải tập trung lo cho người thầy

Theo dõi VGT trên

Sáng 23.1, tại hội nghị triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và kết luận Hội nghị T.Ư 6 về đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, nhiều ý kiến đặc biệt quan tâm tới chất lượng người thầy và coi đó là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

Phải tập trung lo cho người thầy - Hình 1

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Có chính sách thu hút học sinh giỏi

Ông Trần Trọng Đắc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình, tỏ ra sốt ruột khi cho rằng thành bại của đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 là phải có đội ngũ giáo viên đáp ứng được những yêu cầu đổi mới. Do vậy, ông đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành kế hoạch cụ thể về 2 vấn đề. Đó là bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có và triển khai đào tạo ở hệ thống các trường sư phạm, tránh tình trạng giáo sinh ra trường phải bồi dưỡng lại để các sở GD-ĐT có căn cứ nhằm tham mưu với chính quyền địa phương về cách làm.

Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Nam Định, cho rằng nếu không có chính sách thu hút được học sinh giỏi vào trường sư phạm, nếu vẫn chỉ tuyển học sinh trung bình như hiện nay thì dù có bàn đi bàn lại cũng không giải quyết được vấn đề chất lượng giáo viên. Ông Phạm Mạnh Hùng, Phó hiệu trưởng ĐH Vinh, đề nghị: “Bộ cần cụ thể hóa 7 chương trình phát triển hệ thống trường sư phạm hiện có và sắp tới cần có giải pháp quyết liệt: Có các chính sách để thu hút học sinh giỏi vào trường sư phạm; Giải quyết tốt việc làm cho giáo sinh sau khi tốt nghiệp, thay đổi chính sách về thang bảng lương đối với đội ngũ nhà giáo, tránh tình trạng lương nhà giáo còn thấp hơn nhiều khi so sánh với một số ngành nghề khác như hiện nay”.

Đổi mới từ trường sư phạm

Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thừa nhận: “Việc đào tạo trong trường sư phạm hiện nay nhìn chung chưa gắn liền với thực tế, với chương trình giáo dục phổ thông. Người thầy đóng vai trò quan trọng nhất trong chất lượng giáo dục nên đổi mới giáo dục phổ thông phải bắt đầu từ các trường sư phạm”. Ông Minh cũng trăn trở về thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa hệ thống các trường sư phạm hiện nay. Ông cho rằng do tuyển dụng đánh đồng bằng cấp với chất lượng nên một số trường đầu vào rất thấp nhưng khi ra trường thì lại có tỷ lệ bằng khá giỏi rất cao.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng bày tỏ trăn trở về số giáo viên chưa đạt chuẩn hiện nay và thừa nhận: “Ngay cả một bộ phận giáo viên đã đạt chuẩn nhưng thực ra mới chỉ “chuẩn” về mặt bằng cấp. Bộ đã có chương trình phát triển chất lượng giáo viên và hệ thống các trường sư phạm”. Ông Luận hứa: “Sắp tới sẽ quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm và có đầu tư phù hợp hơn cả về kinh phí cũng như về đội ngũ cán bộ, giảng viên. Sẽ có sự thay đổi căn bản về phương thức đào tạo ở hệ thống trường này, trước mắt là hai trường ĐH sư phạm trọng điểm để có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2015″.

Có chính sách tuyển dụng, đánh giá hợp lý

Hiện nay nhiều địa phương gặp khó khi luân chuyển, điều động giáo viên bởi UBND huyện, thành phố quản lý tổ chức bộ máy, biên chế giáo viên từ mầm non đến THCS nên việc tuyển dụng, tiếp nhận là do các địa phương quyết định. Hơn nữa, lâu nay việc luân chuyển chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ các cơ quan chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục của tỉnh. Ngành giáo dục chỉ là cơ quan tham mưu.

Đại diện Sở GD-ĐT Nam Định nêu thực tế: “Đội ngũ của chúng ta nhưng lại do ngành khác điều hành. Việc điều động, luân chuyển giáo viên cũng không phải do ngành giáo dục quyết định. Muốn làm được điều này thì phải đổi mới quản lý giáo dục, trao quyền tự chủ cho ngành”. Vì thế, ông Trần Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình, đề nghị: “Phải phân cấp lại cách quản lý, nên theo mô hình quản lý theo ngành dọc như ngành y tế hiện nay thì mới có thể điều động, luân chuyển giáo viên theo đúng nhu cầu được”.

Chia sẻ vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, phát biểu: “Cơ quan tuyển dụng và sử dụng giáo viên khác biệt nhau như hiện nay là rất khó cho ngành. Ngành không chủ động trong thi tuyển giáo viên mà cũng không có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc thi nâng bậc, nâng ngạch của giáo viên”. Ông Luận chỉ ra thực tế, theo quy định hiện hành, phụ cấp thu hút giáo viên làm việc ở vùng khó khăn chỉ trong 5 năm. Trên thực tế, nhiều giáo viên sau 5 năm không có điều kiện luân chuyển về vùng thuận lợi, vẫn tiếp tục công tác ở vùng khó khăn nhưng không còn được hưởng phụ cấp. Bộ đề nghị tiếp tục có phụ cấp thu hút cho các nhà giáo này để khắc phục bất hợp lý khi nhà giáo có thâm niên làm việc lâu năm ở vùng sâu vùng xa lại có thu nhập thấp hơn nhà giáo vừa ra trường lên công tác ở cùng trường.

Trước thực tế này, chiến lược phát triển GD-ĐT 2011-2020 đề ra những yêu cầu nhằm tạo động lực cho nhà giáo. Chẳng hạn thay đổi chính sách tuyển dụng, đánh giá, chế độ đãi ngộ, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh; thu hút các nhà khoa học, giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở các trường ĐH.

Theo thanh niên

Giáo viên trung bình, làm sao có học trò giỏi?

Nguyên nhân được coi là "tảng đá" chắn đường đổi mới giáo dục lại nằm trong chính chất lượng đội ngũ giáo viên.

Tại hội nghị Triển khai chiến lược phát triển giáo dục ngày 23/1, đa phần ý kiến đều tập trung mổ xẻ nguyên nhân chất lượng giáo dục các cấp bao năm vẫn không đạt chuẩn.

Các chuyên gia cho rằng, chính việc "thoáng" đầu vào, hẹp cửa ra của các trường sư phạm đã khiến thí sinh có năng lực thật sự không còn mặn mà với nghề "gõ đầu trẻ".

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định, những năm trước, để thu hút sinh viên vào ngành Sư phạm, nhà nước đã có chính sách miễn học phí, rồi cho sinh viên vay vốn nhưng đầu ra lại không giải quyết được. Hậu quả là hàng ngàn sinh viên sư phạm ra trường không kiếm được việc làm.

"Hiện nay, đầu vào các trường sư phạm không phải là những học sinh có điểm cao mà là những học sinh có điểm trung bình, thậm chí lấy bằng điểm sàn. Đương nhiên, qua 4 năm đào tạo, một học sinh có kết quả học tập phổ thông trung bình thì không thể trở thành giáo viên giỏi sau này được", ông Tuấn nhận định.

Giáo viên trung bình, làm sao có học trò giỏi? - Hình 1

Ngành sư phạm không còn sức hút đối với thí sinh có năng lực

Cho rằng "có bột mới gột nên hồ", ông Tuấn nhấn mạnh việc cần thiết phải có cơ chế "hút" thí sinh giỏi vào ngành sư phạm. "Có thầy giỏi mới có trò giỏi, ngay từ khâu đào tạo giáo viên không được đầu tư đúng mức thì không thể đòi hỏi có được chương trình hay, cách dạy tốt", ông Tuấn nói.

Từ một nghịch lý khác trong đào tạo đội ngũ giáo viên, ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT Hải Phòng, cho biết: "Hiện nay sách giáo khoa của học sinh đang được cải tiến rất nhiều, nhưng chương trình cải tiến này lại không được đưa vào giảng dạy trong các trường sư phạm. Vậy là khi giáo viên ra trường lại phải mất thời gian đào tạo lại từ khâu... tiếp cận với sách giáo khoa mới".

Ông Trường kiến nghị Bộ GD-ĐT cần có định hướng cụ thể hơn trong việc đổi mới cách dạy thầy sau đó mới đến đổi mới cách dạy trò. "Quy trình tuy dài hơi nhưng như thế mới giải quyết được tận gốc của vấn đề", ông Trường nói.

Từ góc độ thu nhập, GS Trần Đắc Sử, Hiệu trưởng ĐH Giao thông-Vận tải cho rằng, chế độ chính sách còn bất cập, đời sống giảng viên trẻ gặp nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân ngành sư phạm không thu hút được những người giỏi.

Bất cập còn thể hiện ngay cả trong chế độ khi thực hiện luân chuyển giáo viên về vùng khó khăn. Giáo viên ở những vùng này chỉ được hưởng phụ cấp vùng miền trong 3 năm đầu, sau đó bị cắt. Từ đây xảy ra mâu thuẫn, những giáo viên làm việc lâu năm ở vùng núi lại có thu nhập thấp hơn so với những người mới ra trường.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận: "Hiện học phí và học bổng không còn sức hút đối với học sinh giỏi vào các trường Sư phạm nữa mà phải là giải quyết việc làm. Sắp tới, Bộ sẽ có những chiến lược cụ thể nâng cao đầu vào, chất lượng đào tạo gắn liền với giải quyết việc làm cho giáo viên sau khi ra trường để tăng sức hút sinh viên giỏi cho ngành này".

Thứ trưởng Ga cũng cho biết, Bộ GD-ĐT đang quy hoạch lại đội ngũ giáo viên sư phạm mà các cấp học cần. Trên cơ sở đó sẽ quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm, tập trung nguồn vào tại những trường trọng điểm. "Cần tính đủ nguồn nhân lực, sao cho sinh viên sư phạm học xong ra có việc làm ngay", Thứ trưởng nói.

Lắng nghe những ý kiến thảo luận tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kết luận: "Muốn đổi mới giáo dục khâu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Bản thân người thầy cũng phải thường xuyên đổi mới, đánh giá, cập nhật kiến thức để không tụt hậu so với học sinh. Chương trình giảng viên đánh giá sinh viên, sinh viên đánh giá giảng viên phải được thực hiện nghiêm túc, đúng hướng trong các nhà trường để đẩy mạnh chất lượng dạy học".

Tuyết Mai (Khampha.vn)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hộiCông an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
10:17:29 23/02/2025
Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025
Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con útBị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út
09:10:07 23/02/2025
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹpSao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp
08:19:46 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trườngCặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
07:42:36 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
06:09:25 23/02/2025
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan
05:54:55 23/02/2025
Ép mẹ chồng vay tiền mua nhà, tôi sốc nặng khi bà tiết lộ bí mật động trờiÉp mẹ chồng vay tiền mua nhà, tôi sốc nặng khi bà tiết lộ bí mật động trời
08:38:38 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz sống chung nhà với vợ cũ dù ly hôn ầm ĩ, nay đã có bạn gái mới đẹp như Hoa hậu?

Sao nam Vbiz sống chung nhà với vợ cũ dù ly hôn ầm ĩ, nay đã có bạn gái mới đẹp như Hoa hậu?

Sao việt

11:07:53 23/02/2025
Tim vướng nghi vấn có tình yêu mới khi bất ngờ đăng tải hình ảnh bên một cô gái lạ trên trang cá nhân. Thám tử online đã tìm ra danh tính cô gái này là diễn viên Việt kiều Cát Hạ
Thêm 5 cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện bị bắt do sai phạm tại Dự án sân bay Long Thành

Thêm 5 cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện bị bắt do sai phạm tại Dự án sân bay Long Thành

Pháp luật

11:06:43 23/02/2025
Cùng bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với Lê Quang Hùng còn có Phó giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Long Thành Nguyễn Long Châu.
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó

Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó

Lạ vui

11:06:14 23/02/2025
Sau khi nhận ra bản thân đặc biệt thích chụp ảnh chó, John Fabiano (Mỹ) quyết định bỏ việc đi khắp thế giới ghi lại hình ảnh về loài động vật này.
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Nhạc quốc tế

11:04:17 23/02/2025
Đang nhận được sự mến mộ chưa được lâu thì mới đây, Kya (1 lần nữa) bị đào lại hành động được cho là mỉa mai Jang Wonyoung.
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2

Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2

Trắc nghiệm

11:02:39 23/02/2025
Xem lịch âm: Dương lịch 23/2/2025; Âm lịch: 26/1/2025. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Tôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ này

Tôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ này

Sáng tạo

11:01:22 23/02/2025
Nhiều người có thói quen tích trữ đồ đạc vì cảm giác an toàn, nhất là người lớn tuổi hoặc những ai từng sống trong hoàn cảnh thiếu thốn. Nhưng càng tích trữ thì nhà càng chật, tâm trạng càng bí bách.
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe

Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe

Ẩm thực

10:53:53 23/02/2025
Bạn có thể tận dụng rau tề thái để chế biến nhiều món ngon, từ làm bánh đến xào, nấu canh đều rất ngon, tốt cho sức khỏe mà lại không tốn tiền.
Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh

Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh

Sao thể thao

10:53:51 23/02/2025
Trong chiến thắng 3-0 của Hà Nội trước HAGL tại vòng 14 V-League 2024/25, đội trưởng Nguyễn Văn Quyết chủ động trao quyền đá penalty cho Bobicanec và Pedro, giúp đồng đội có bàn thắng giải tỏa sức ép tâm lý.
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Thế giới

10:42:47 23/02/2025
Cũng theo các cuộc thăm dò cử tri, ông Merz có cơ hội lớn nhất để trở thành thủ tướng Đức. Liên minh trung hữu của ông là lực lượng đối lập lớn nhất trong quốc hội năm 2021, sau 16 năm cầm quyền dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức

Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức

Netizen

10:34:53 23/02/2025
Chỉ vài giây diễn ra trước cửa phòng bệnh nhưng khiến tất cả thở phào và bày tỏ: Giá như ai cũng có thể may mắn như vậy .
Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làm đẹp

09:23:16 23/02/2025
Tia UV không chỉ tác động đến bề mặt da mà còn thâm nhập vào sâu bên trong, làm suy yếu hệ miễn dịch của da. Điều này khiến da dễ bị tổn thương, khó phục hồi và dễ bị nhiễm trùng hơn.