Phải luôn “chân cứng đá mềm”
Cô Trần Thị Vương Nhi, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn – Quyết Thắng (TP. Biên Hòa) đã gửi lời động viên, tiếp thêm nghị lực cho các em học sinh trước khi chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Trong thông điệp, cô nhắn nhủ: Trưởng thành tuổi 18 là bước khởi đầu của một hành trình “sống” vững vàng hay chỉ là tồn tại phía trước, điều đó tùy thuộc vào bản thân các em.
Cô Trần Thị Vương Nhi, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn – Quyết Thắng (TP.Biên Hòa) trao quà cho học sinh nhân dịp kết thúc năm học 2019-2020
Video đang HOT
Người lấy học vấn, tri thức lập chí luôn phải mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao nhân cách. Trên đường đời lập thân và lập nghiệp đừng quá đề cao bản thân, bởi khi ta cho rằng mình hoàn hảo, ta sẽ dễ dàng nổi giận khi ai đó chỉ ra khuyết điểm của mình. Chỉ cần biết có mình, còn người khác thế nào cũng được, đó là điều tồi tệ nhất. Các em hãy luôn khiêm nhường, đầy nhiệt huyết phấn đấu ngay cả những lúc không có ai theo dõi, nhắc nhở, can ngăn hay động viên…
Thầy cô cùng cha mẹ luôn hiểu rằng, các em chính là thế hệ học sinh đã trải qua rất nhiều “thách thức”. Các em đã vượt qua những điều ấy một cách mạnh mẽ như cách ông bà ta nói “ chân cứng đá mềm”. Hơn thế, cuộc sống vẫn còn rất nhiều thách thức đang đặt ra mà thầy cô, cha mẹ cũng chưa từng trải qua, chưa có kinh nghiệm để có thể hướng dẫn hay giúp đỡ các em.
Ví dụ như thử thách từ đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra, chúng ta không biết điều gì đang đợi ở phía trước. Chúng ta không thể dự báo được điều gì sẽ xảy ra dù rằng sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, trí thông minh nhân tạo AI… đã có thể làm những việc mà con người chưa thể dự báo hay tưởng tượng được. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các em phải xác định hệ giá trị sống cho bản thân, luôn sống, học tập và làm việc hết mình bằng tấm lòng yêu thương, thái độ tôn trọng và tinh thần trách nhiệm để không phải hối tiếc.
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT này, mỗi em sẽ có một ngã rẽ để thực hiện ước mơ của mình, dù chọn con đường nào thì trước hết, các em phải luôn biết quý trọng bản thân. Thể xác của các em có một phần của cha mẹ, tâm hồn các em có một phần của thầy cô. Cảm xúc của các em có một phần của bạn bè. Vì thế, các em không được và không bao giờ được hủy hoại sức khỏe, thân thể của mình vì bất kỳ lý do gì, lại càng không được đánh đổi danh dự, nhân phẩm lấy những điều nhỏ nhặt, tầm thường. Dù là việc lớn hay chuyện nhỏ đến đâu, thì chúng ta phải luôn đi theo con đường đúng đắn, lương thiện và tử tế. Nếu có vấp ngã các em hãy đứng dậy đi tiếp, không bao giờ bỏ cuộc. Bởi việc gì cũng có cách để giải quyết và ý chí thành công của con người là kết tinh sau bao nhiêu lần trải qua thất bại, khổ đau, cay đắng…
Những tình huống giả định
Khi tôi nghe thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) rằng: Hoãn giải AFF năm 2020 và chuyển sang năm 2021. Tôi chợt nghĩ: Nếu sang năm lại có dịch, thì giải đấu này sẽ "chuyển tiếp" về đâu? Một giải bóng đá còn khó khăn vậy, huống chi là chuyện học, chuyện thi cử của các em học sinh.
Năm nay, học sinh gần như không có kỳ nghỉ hè. Mới học xong năm học, trừ các em thi tốt nghiệp THPT phải học ôn, các em thi vào lớp 10 phải thi chuyển cấp, còn lại, các em học sinh các bậc học khác có thể được nghỉ hè, được cha mẹ dẫn đi chơi đâu đó để thư giãn, lấy năng lượng chuẩn bị năm học mới. Thì đùng một cái, dịch bệnh sau 99 ngày không lây trong cộng đồng đã đột nhiên bùng phát chính trong cộng đồng.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Khiết rửa tay sát khuẩn khi đi học trở lại vào đầu tháng 5.2020. Ảnh: TL
Các cuộc nghỉ hè lẽ ra đến với học sinh Quảng Ngãi đã đột ngột bị cắt bởi dịch bệnh. Bây giờ thì chỉ chơi ở nhà, tự học ở nhà, và chờ đợi. Nếu những chuyến đi nghỉ hè kèm du lịch bây giờ chỉ còn là "tình huống giả định" không thể thành hiện thực, thì chuyện sang năm học mới, liệu Covid-19 chủng mới có ghé thăm lần nữa không, quả thật không ai dám chắc.
Vậy thì, Bộ GD&ĐT không nên chờ năm học mới không còn dịch bệnh để bố trí chương trình và lịch học, mà ngay từ bây giờ, nên đặt ra những "tình huống giả định" ví dụ như: Sau ngày khai giảng năm học 2020 - 2021, dịch bệnh lại bùng phát, lúc bấy giờ nên xử lý thế nào? Vẫn cho học, nhưng là học như thế nào? Nếu phải tinh giản, rút gọn chương trình, thì ngay từ bây giờ, phải có kế hoạch rút gọn ra sao, để không bị động. Rồi cách học phải thế nào?
Nếu học trực tuyến thì làm sao bảo đảm khi ở miền núi, việc học kiểu này là bất khả thi? Nếu vừa kết hợp học trực tuyến với học từng nhóm nhỏ, cùng với hình thức dạy học trên ti vi, thì phải làm sao phối hợp đồng bộ để chương trình dạy và học không bị đứt đoạn? Những tình huống giả định được đặt ra từ bây giờ như thế là vô cùng cần thiết, nó giúp chúng ta có thể chủ động trong việc dạy và học. Đừng để nước đến chân mới nhảy, vì "nhảy" kiểu đó dễ sa lầy lắm!
Với tình hình dịch bệnh phức tạp này, không ai dám nói, sang năm sẽ hết dịch. Vì thế, phải chuẩn bị dạy và học trong những tình huống không thuận lợi nhất mà vẫn bảo đảm chương trình và chất lượng đào tạo.
Bây giờ mới thấy, tinh giản trong giáo dục, kiên quyết cắt những phần chương trình không thiết yếu là cần thiết như thế nào. Thậm chí, phải chuẩn bị hai chương trình: Chương trình dạy và học trong điều kiện bình thường và chương trình dạy và học trong điều kiện dịch bệnh.
Ngày xưa trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều thế hệ chúng tôi đã đi học trong điều kiện thời chiến, mà vẫn bảo đảm học phần, bảo đảm chương trình. Bây giờ chưa đến nỗi đang thời chiến, nhưng tình hình cũng rất nghiêm trọng do dịch bệnh. Vì thế, phải hết sức chủ động và năng động.
Có nên bỏ thi tốt nghiệp THPT 2020? Tình hình dịch Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp hơn trong khi ngày 8.8, thí sinh đã bắt đầu làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2020. Theo bạn, có nên bỏ thi tốt nghiệp? Thí sinh tham gia thi THPT quốc gia năm 2019 - NGỌC DƯƠNG Cho đến lúc này, Bộ GD-ĐT vẫn quyết định sẽ tổ chức kỳ...