Phải làm gì để giảm đau lưng dưới hiệu quả?
Đau lưng dưới là tình trạng rất phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc. Thậm chí, trong một số trường hợp, cơn đau nặng đến mức khiến người bệnh gặp khó khăn trong một số hoạt động hằng ngày.
Đau lưng dưới nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hằng ngày – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Neurologic Clinics phát hiện có khoảng 80% dân số sẽ bị đau lưng dưới vào một thời điểm nào đó trong đời.
Cả người trẻ và người già đều có thể bị đau lưng dưới. Với người già, cơn đau có thể kéo dài dai dẳng thành đau mạn tính, gây hạn chế các hoạt động thường ngày, theo US News.
Đau lưng có rất nhiều dạng, từ đau âm ỉ, đau kéo dài đến dữ dội. Nguyên nhân gây đau có thể do tai nạn, mang vác vật nặng, tập luyện sai tư thế, làm việc quá sức hay đơn giản là do tuổi cao. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), đau lưng chia ra làm 2 dạng là cấp tính và mạn tính.
Trong các bài tập giúp giảm đau lưng dưới thì đi bộ là an toàn và dễ thực hiện nhất – SHUTTERSTOCK
Đau lưng cấp tính thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Hầu hết những cơn đau lưng dưới là cấp tính. Đau lưng mạn tính sẽ kéo dài đến 12 tuần hoặc lâu hơn, ngay cả khi những nguyên nhân gây đau cấp tính đã được điều trị. Khoảng 20% người bị đau lưng dưới cấp tính tiến triển thành đau lưng dưới mạn tính trong vòng 1 năm sau đó, theo US News.
“Bệnh nhân bị đau lưng dưới được khuyến khích vận động và với hầu hết các trường hợp đau lưng, tập thể dục không gây hại gì”, phó giáo sư Eric Robertson, chuyên gia vật lý trị liệu lâm sàng tại Đại học Utah (Mỹ), cho biết.
Trong khi đó, nhiều người bị đau lưng dưới thay vì vận động thì lại nằm trên giường quá lâu. Việc này có thể khiến cơn đau chậm phục hồi.
Trong các bài tập giúp giảm đau lưng dưới thì đi bộ là an toàn và dễ thực hiện nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp các bài tập kéo giãn và uốn cong.
Một số người bị đau lưng thích các bài tập uốn cong lưng vì nó giúp giảm đau mỏi, trong khi số khác lại thích các động tác kéo giãn cơ lưng, ông Robertson cho biết.
Video đang HOT
Một hình thức tập luyện khác cũng có thể giúp giảm đau lưng dưới là squat, hay còn gọi là ngồi xổm. Khi squat, người tập cần tránh một số sai lầm phổ biến như người quá nghiêng về phía trước, không nên khép 2 đầu gối vào trong khi hạ người xuống, theo US News.
Đau lưng như thế nào là dấu hiệu của bệnh thận?
Đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, tùy theo vị trí xuất phát của cơn đau.
Viêm thận thường là đau bên hông, đau lưng dưới hoặc đau xung quanh vùng kín - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là cách nhận biết cơn đau lưng có phải do viêm thận gây ra không, theo Express.
Nếu một người đột nhiên bị đau lưng, có những dấu hiệu khác để nhận biết viêm thận.
Cách nhận biết
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, nếu bị viêm thận, trong vòng vài giờ, hoặc vài ngày, sẽ xảy ra những triệu chứng như:
Có dấu hiệu của sốt, ớn lạnh, cảm thấy bệnh và bị đau lưng hoặc đau bên hông.
Thường là đau bên hông, đau lưng dưới hoặc đau xung quanh vùng kín.
Người bệnh có thể cảm thấy rất yếu và mệt mỏi, có thể chán ăn và buồn nôn.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh xác nhận rằng hầu hết các trường hợp viêm thận đều cần sử dụng thuốc kháng sinh trong tối đa 14 ngày.
Cũng có thể cần dùng thuốc giảm đau để giảm đau và hạ sốt.
Cơ quan này khuyên bệnh nhân viêm thận nên uống nhiều nước để "thải vi khuẩn ra khỏi thận".
Mayo Clinic xác định viêm thận là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng thường bắt đầu trong niệu đạo hoặc bàng quang, và lan đến một hoặc cả hai quả thận.
Những ai có nguy cơ bị viêm thận?
Phụ nữ
Phụ nữ dễ bị viêm thận hơn nam giới. Nguyên nhân là do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới. Điều này làm cho vi khuẩn từ bên ngoài cơ thể dễ dàng di chuyển vào bên trong bàng quang.
Sỏi thận: Sỏi thận cũng làm tăng nguy cơ bị viêm thận.
Hệ miễn dịch suy yếu.
Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang.
Sử dụng ống thông tiểu.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm thận
Nếu viêm thận không được điều trị, hậu quả là có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, theo Express.
Sẹo thận.
Bệnh thận mạn tính.
Huyết áp cao.
Suy thận.
Nhiễm trùng huyết: Thận có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra khi vi khuẩn trong thận đi vào máu.
Làm gì để giảm nguy cơ viêm thận?
Mayo Clinic đưa ra 5 cách để giảm nguy cơ viêm thận sau đây. theo Express.
Uống nhiều nước.
Lời khuyên đầu tiên là uống nhiều nước, để giúp thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể khi đi tiểu. Uống nhiều nước là một biện pháp phòng ngừa viêm thận.
Đi tiểu ngay khi cảm thấy có nhu cầu: Tránh nín tiểu.
Đi tiểu sau khi "yêu": Tập thói quen đi tiểu sau khi "gần gũi" để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
Cẩn thận khi vệ sinh: Mayo Clinic cho biết, điều quan trọng đối với phụ nữ là phải cẩn thận khi làm vệ sinh sau khi đại tiện, tiểu tiện, luôn lau từ trước ra sau, không bao giờ lau từ sau ra trước. Điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn đến niệu đạo.
Tránh thụt rửa: Phụ nữ nên tránh thụt rửa bên trong, theo Express.
2 sai lầm phổ biến nhất khi tập thể dục tại nhà Nhiều người đang chọn cách tập luyện tại nhà thay vì đến phòng gym. Có rất nhiều nguyên nhân, từ việc quá bận cho đến lo ngại lây lan vì Covid-19. Thế nhưng, tập không đúng cách có thể dẫn đến đau cơ, thậm chí chấn thương. Khi plank đúng cách, thân người sẽ tạo thành một đường thẳng từ đầu đến gót...