Phái đoàn Trung Quốc tới Ấn Độ đàm phán về biên giới
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 23/3 sẽ bắt đầu cuộc đàm phán hai ngày tại New Delhi về biên giới tại khu vực Himalaya với láng giềng Ấn Độ, trong bối cảnh những vụ đụng độ, đột nhập qua biên giới vẫn tiếp diễn.
Biên giới Trung – Ấn vẫn thường chứng kiến các cuộc đung độ (Ảnh: AFP)
Theo hãng thông tấn PTI của Ấn Độ, đây là vòng đàm phán thứ 18 về vấn đề biên giới giữa hai nước, nhưng là lần đầu tiên kể từ sau khi Thủ tướng Narendra Modi nhậm chức hồi năm ngoái.
Hội đàm cùng ông Vương Nghị sẽ là đặc phái viên, kiêm cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval. Hiện hai bên đang hy vọng sẽ đạt được một sự phân định rõ ràng hơn về “đường kiểm soát thực tế” (LAC).
Cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ cáo buộc binh sỹ Trung Quốc xâm nhập khu vực Chumar tại vùng Ladakh. Vấn đề được giải quyết sau khi hai bên quyết định đồng thời rút quân sau chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Vụ việc khiến thủ tướng Modi đã đề xuất với ông Tập rằng “việc làm rõ LAC” sẽ đóng góp lớn vào việc duy trì hòa bình và bình yên tại biên giới, nơi các binh sỹ của hai bên thường có những hành động khẳng định chủ quyền và phản bác.
Ông Tập cho rằng các sự kiện như Chumar có thể còn diễn ra bởi biên giới chưa được phân định. Giới chức Trung Quốc cho biết việc làm rõ LAC có thể được thực hiện trong vòng đàm phán này, vốn diễn ra trong bối cảnh cả ông Modi và ông Tập đều đang chứng tỏ là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
Đáng chú ý, cuộc đàm phán sẽ diễn ra trước chuyến thăm Trung Quốc của ông Modi, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 5 tới. Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj, người đã thăm Trung Quốc hồi tháng trước để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Modi, khẳng định sự cần thiết phải có một “giải pháp đột phá” về vấn đề biên giới, để không để lại vấn đề này cho các thế hệ tương lai.
Ông Vương Nghị gần đây khẳng định Trung Quốc và Ấn Độ cần “nỗ lực nhiều hơn” để củng cố hợp tác song phương, tìm ra giải pháp cuối cùng cho vấn đề biên giới.
“Tranh chấp đã được kiềm chế. Vào thời điểm hiện tại, các cuộc đàm phán về biên giới đang trong quá trình tạo dựng những diễn biến tích cực từng bước nhỏ”, ông Vương nói trước cuộc đàm phán.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ PTI
Nhật sắp ký thỏa thuận quốc phòng với Indonesia
Nhật Bản sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng với Indonesia vào tuần tới, giới chức của cả hai nước cho biết, trong nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm thúc đẩy mối quan hệ an ninh thân thiết hơn với các quốc gia Đông Nam Á và xây dựng sự đối trọng với Trung Quốc.
(Ảnh minh họa: AFP)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tới thăm Tokyo vào tuần tới và ký kết một thỏa thuận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về việc tăng cường hợp tác về huấn luyện và công nghệ quân sự. Hiện tại, hai nước chỉ có một thỏa thuận về trao đổi các học viên quân sự.
Mặc dù đó sẽ là một thỏa thuận không ràng buộc nhưng đây được xem là bước đi đầu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Một quan chức ngoại giao Nhật Bản nói rằng chuyến thăm của ông Widodo sẽ gửi đi "một thông điệp lớn" vì đây sẽ là chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của ông bên ngoài khu vực Đông Nam Á.
Một quan chức chính phủ Indonesia nói thỏa thuận quốc phòng "rất quan trọng" đối với cả hai nước.
Đối với Nhật Bản, quan hệ thân thiết hơn với Indonesia có thể cho phép các công ty quốc phòng nước này có cơ hội tốt hơn nhằm cạnh tranh với các hãng chế tạo thiết bị quân sự Hàn Quốc, vốn đang khẳng định mình trong khu vực, theo một quan chức quốc phòng Nhật.
Tổng thống Widodo sẽ thăm Trung Quốc, hiện cũng đã có một thỏa thuận quốc phòng ràng buộc pháp lý với Indonesia, ngay sau chuyến thăm Nhật Bản.
Indonesia, quốc gia lớn nhất tại Đông Nam Á, đã trở thành bên trung gian trong cách tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng ở Biển Đông.
Tokyo không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng ngày càng lo ngại về việc bị cô lập nếu Trung Quốc thống trị một tuyến đường biển mà phần lớn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Nhật Bản đi qua đây.
Sự hợp tác trên cũng nằm trong chính sách an ninh mạnh mẽ hơn được Thủ tướng Abe ủng hộ. Ông Abe muốn nới lỏng những giới hạn trong hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật Bản và kết nối với chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.
An Bình
Theo Dantri
EU khởi động xét lại chính sách lân bang sau sai lầm ở Ukraine Đài RFI đưa tin, tại cuộc họp báo tại Brussels ngày 5/3, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini cho biết EU mới đây đã khởi động việc xét lại "chính sách lân bang" đối với 16 quốc gia có biên giới với châu Âu. Khói, lửa bốc lên sau...