Phái đẹp nên biết tự kiểm tra sức khỏe
Câu trả lời chắc chắn là khá dễ và đơn giản! Đương nhiên là ai cũng cần và cũng mong mình có sức khỏe và sắc đẹp rồi sau đó mới đến những mong muốn khác…
Tự kiểm tra sức khỏe để khỏe và đẹp
Nhưng làm thế nào để biết mình có đang khỏe và đẹp hay không thực ra cũng không khó, chỉ cần bạn thực hiện những điều dưới đây…
Giám sát “nguyệt san” hằng tháng: Bạn nên có thói quen ghi lại ngày xuất hiện “nguyệt san” hằng tháng, khoảng cách giữa hai chu kỳ từ 21-35 ngày là bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Thỉnh thoảng nếu hơi lộn xộn tí chút thì cũng chưa đáng để lo lắng, chỉ khi nào có những dấu hiệu hoặc những thay đổi bất thường thì bạn mới cần gặp bác sĩ.
Đếm số lượng nốt ruồi trên cơ thể: Nếu tổng số nốt ruồi trên cơ thể bạn vượt quá con số… 50 thì đã tới lúc bạn nên tới gặp các bác sĩ da liễu. Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, bạn nên tự kiểm tra da của mình 3 tháng/lần để không bỏ qua những dấu hiệu lạ.
Đo vòng eo thường xuyên: Vòng eo càng lớn thì nguy cơ bị các bệnh tim mạch càng cao, nếu bạn chưa quá 30 tuổi, hãy thận trọng khi bạn còn đang ở tuổi teen mà vòng eo đã ngấp nghé hoặc vượt quá con số… 80cm thì bạn cần cảnh giác với bệnh béo phì, lượng cholesterol quá cao và bạn rất dễ bị mắc nhiều bệnh khác nữa chứ không chỉ duy nhất bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Thử độ dẻo dai: Bạn đứng thẳng chân, cúi gập người xuống sao cho đầu các ngón tay chạm vào đầu các ngón chân, nếu thấy dễ dàng thì cơ thể bạn có sự mềm dẻo tuyệt vời. Nhưng nếu thấy tay chỉ chạm được tới mắt cá chân hoặc ống chân thôi thì bạn cần chăm tập thể dục hơn, đặc biệt là các động tác làm giãn cơ thể, giải toả căng thẳng.
Yoga giúp cơ thể mềm dẻo
Cảm nhận làn da lưng: Bạn hãy vòng tay ra sau lưng, không cần thiết phải xoa toàn bộ lưng mà là tự cảm nhận làn da ở lưng có phẳng không, có bị lợn gợn như mụn không, có bị khô và bong da hay không… Nếu những dấu hiệu này xuất hiện thì bạn cần nhanh chóng bổ sung axit béo omega-3 cho cơ thể bằng cách ăn thêm nhiều cá.
Đo thân nhiệt: Việc này tốt nhất là làm vào buổi sáng, khi bạn mới ngủ dậy. Nếu 37oC là thân nhiệt chuẩn. Nếu thấp hơn thường xuyên và lại kèm theo một vài dấu hiệu khác nữa như da hay bị khô, không chịu được lạnh, dễ nổi cáu hoặc mệt mỏi… thì bạn nên đi gặp bác sĩ.
Kiểm tra cách thở: Thở bằng mũi và hít thở sâu không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp bạn luôn bình tĩnh và xả được stress. Nên thường xuyên rửa mũi, súc miệng bằng nước muối, bạn sẽ có hơi thở sạch sẽ và tránh được những bệnh về đường hô hấp.
Xương cốt khỏe mạnh là "vũ khí" phòng chống bệnh tật?
Nhiều nghiên cứu mới cho thấy bộ xương đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất các hoóc-môn điều khiển cơ chế chống stress, kiểm soát cân nặng, giúp xác định nguy cơ mất trí nhớ, phòng ngừa các bệnh tim mạch...
Chi phối sức khỏe tâm thần
Hoóc-môn Osteocalcin được sản xuất bởi các nguyên bào xương - loại tế bào chịu trách nhiệm xây dựng hệ xương của chúng ta. Giáo sư di truyền học Gerard Karsenty, người đứng đầu nghiên cứu mới nhất tại Đại học Columbia (Mỹ), phát hiện khi chuột biến đổi gien mất khả năng sản xuất Osteocalcin, chúng không bị căng thẳng hay sợ hãi. Điều này khiến chúng dễ trở thành con mồi vì không còn sợ nguy hiểm. Báo cáo trên tạp chí Cell Metabolism, Giáo sư Karsenty cho biết khi não cảm nhận mối đe dọa, nó sẽ "ra lệnh" xương bơm Osteocalcin vào máu để thúc đẩy hành động (phản kháng hoặc bỏ chạy).
Các nhà khoa học Hà Lan cho rằng Osteocalcin dường như cũng ảnh hưởng sự phát triển khỏe mạnh của não. Kết quả các thử nghiệm đăng trên tạp chí Frontiers in Endocrinology năm ngoái cho thấy, những con chuột sinh ra thiếu hoóc-môn này có hồi hải mã (hippocampus) - khu vực não kiểm soát trí nhớ - nhỏ hơn và kém phát triển hơn. Nghiên cứu cho thấy Osteocalcin cũng điều chỉnh việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine (tạo cảm giác hài lòng, hưng phấn) và serotonin (điều chỉnh tâm trạng, trí nhớ và giấc ngủ).
Những phát hiện trên đặt ra một nghi vấn là liệu thoái hóa xương do tuổi tác có thể góp phần làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ?
Tiến sĩ Chris Murgatroyd tại Đại học Đô thị Manchester (Anh), đã tìm câu trả lời trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Age and Aging. Theo đó, nghiên cứu tiến hành với 225 phụ nữ lớn tuổi phát hiện người có nồng độ Osteocalcin trong máu càng thấp thì đạt điểm càng kém trong các cuộc kiểm tra nhận thức. "Giảm sức khỏe xương do tuổi cao xuất hiện đồng thời với sự suy giảm nhận thức" - ông nói. Tiến sĩ cũng cho rằng có khả năng Osteocalcin thấp và nhận thức kém bắt nguồn từ tình trạng thiếu vitamin D.
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamin D trong cơ thể thường giảm khi chúng ta già đi, do làn da trở nên kém hiệu quả trong việc tổng hợp sinh tố này từ ánh nắng. Vì vậy, chúng ta có thể bảo vệ mình bằng cách phơi nắng sáng và tập thể dục, vừa giúp tăng lượng vitamin D vừa duy trì lượng Osteocalcin nhằm củng cố sức khỏe xương và sức khỏe trí não.
Chống béo phì và tiểu đường
Các nhà khoa học Mỹ cũng đang điều nghiên xương có thể bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh liên quan đến béo phì và tiểu đường tuýp 2 như thế nào.
Nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Stavroula Kousteni và cộng sự tại Đại học Columbia cho thấy nguyên bào xương là bộ phận tạo ra 90% hoóc-môn lipocalin 2 (LCN2), được cho giúp làm giảm cảm giác thèm ăn và tích trữ mỡ. Họ phát hiện xương giải phóng LCN2 nhiều gấp 3 lần và thành từng đợt sau bữa ăn, như tín hiệu "ngừng ăn" gửi đến não. Các thí nghiệm công bố trên tạp chí Nature cho thấy so với chuột bình thường, những con chuột được lai tạo bị thiếu tế bào xương sản xuất LCN2 đã phát triển mỡ cơ thể nhiều hơn 20% và ăn nhiều hơn 16%. Nhưng khi được tiêm LCN2, hành vi ăn của chúng trở lại bình thường.
LCN2 dường như có lợi ích tương tự ở người. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Kousteni ghi nhận những người có lượng hoóc-môn này cao hơn sau khi ăn có thể trọng và lượng đường huyết thấp hơn. Kiểm tra nồng độ LCN2 ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các chuyên gia thấy rằng việc tiêm bổ sung LCN2 có thể giúp họ kiểm soát cân nặng.
Bảo vệ tim và não
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nottingham (Anh) cho biết gia tăng nồng độ Osteocalcin có thể nâng cao sức khỏe tế bào trong động mạch và tĩnh mạch. Bằng cách này, Osteocalcin có thể bảo vệ trái tim - theo trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Sophie Millar, một chuyên gia về y học mạch máu.
Tháng 1-2020, các nhà khoa học tại Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết bệnh nhân đột quỵ được cho dùng Osteocalcin có mức độ tổn thương não ít hơn. Báo cáo trên tạp chí Lão hóa, nhóm nghiên cứu lý giải rằng hoóc-môn trên đã ngăn ngừa tổn thương do biến chứng viêm có hại trong não sau đột quỵ.
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt vì bệnh nặng như nhiễm trùng máu có khả năng tử vong cao nếu họ đồng thời bị yếu xương. Tất cả những nghiên cứu trên dường như cho thấy bộ xương đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể, nên cần được chăm sóc và bảo dưỡng đặc biệt.
HOÀNG ĐIỂU (Daily Mail/baocantho)
Những bộ phận của gà 'độc hơn thạch tín', thèm đến mấy cũng chớ có ăn Thịt gà tuy ngon, bổ nhưng những bộ phận như phao câu, cánh, da và nội tạng của gà là những phần cần phải hạn chế, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì... Ảnh minh họa: Internet Theo chuyên gia Bùi Hồng Minh, trong Đông y, thịt gà vị ngọt,...