Phải để học sinh là chủ thể chính trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo
Vẫn có những trường, địa phương không chủ động, tích cực hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo mà tìm mọi cách đi vay mượn, xin đề tài, sản phẩm của người khác.
Có thể nói, với những dự án, đề tài nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật mà học sinh thể hiện ở các cuộc thi, hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật ở các nhà trường phổ thông thời gian qua đã minh chứng đây là sân chơi trí tuệ, bổ ích cho các em học sinh hiện nay.
Các hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật không chỉ khuyến khích học sinh nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học để có những sáng kiến, giải pháp sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết các yêu cầu thực tiễn cuộc sống, mà còn góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phát triển năng lực của học sinh theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm ngành giáo dục có trên 10.000 dự án tham gia dự thi khoa học kỹ thuật cấp cơ sở; cuộc thi cấp quốc gia có gần 500 dự án với gần 900 học sinh của 63 tỉnh/thành phố, các trường trung học trực thuộc và các trường trung học phổ thông chuyên thuộc các đại học, trường đại học tham dự.
Học sinh là chủ thể chính trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo. (Ảnh minh hoạ: Hanoimoi.com.vn)
Trong những năm qua, đoàn học sinh Việt Nam đã liên tục tham gia Hội thi Intel ISEF tại Mỹ và đạt được nhiều giải thưởng lớn.
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều đề tài có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp, thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học theo đúng yêu cầu của một công trình khoa học.
Nhiều đề tài được chuẩn bị công phu theo đúng quy định của một công trình khoa học dự thi.
Một số đề tài đã tiếp cận những vấn đề có tính khái quát cao hoặc cần những kỹ thuật được thực hiện trong các phòng thí nghiệm hiện đại, giúp rèn luyện và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các em.
Video đang HOT
Hàm lượng khoa học trong nhiều dự án được nâng lên. Kỹ năng trình bày báo cáo và trả lời câu hỏi của nhiều học sinh rõ ràng, tự tin, ngắn gọn, đúng trọng tâm khoa học.
Một số học sinh có sự hiểu biết khá tốt về lĩnh vực nghiên cứu của mình, chứng minh cho sự chịu khó học hỏi, tìm tòi và tham khảo các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế. Năng lực tiếng Anh của nhiều học sinh khá tốt.
Tuy nhiên, tại “Hội thảo giáo dục các nhà khoa học trẻ lần 5″, do Trung tâm Xúc tiến chương trình nghiên cứu và giáo dục Hàn Quốc phối hợp với Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong tổ chức trong tháng 7 năm 2019, tiến sỹ Nguyễn Lâm Duy, Phó trưởng khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:
Với hơn 7,8 triệu học sinh đang theo học ở 2 bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên cả nước, mới có khoảng 20.000 học sinh tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, đạt tỷ lệ chưa đến 0,3%; bình quân mỗi đơn vị trường học có một học sinh tham gia nghiên cứu.
Bên cạnh đó, thực tế ghi nhận từ các địa phương cho thấy số lượng học sinh tham gia nghiên cứu khoa học chưa đồng đều ở các đơn vị trường học.
Đặc biệt, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai cuốn chiếu từ năm học 2020-2021, hoạt động nghiên cứu khoa học dù được quan tâm đầu tư nhiều hơn so với chương trình giáo dục hiện hành nhưng vẫn là hoạt động bổ trợ, nằm tách rời chứ chưa tích hợp trong chương trình đào tạo.
Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều sản phẩm khoa học kỹ thuật “danh chính ngôn thuận” là của học sinh phổ thông nhưng thực ra phần lớn lại là trí tuệ, công sức của các thầy cô trong vai trò là người cố vấn, hướng dẫn.
Thậm chí, có đề tài khoa học kỹ thuật, giáo viên hướng dẫn làm toàn bộ, học sinh chỉ có việc đứng tên và đọc thuộc bài tóm tắt của giáo viên để trình bày, đối phó với ban giám khảo khi yêu cầu thuyết trình, trả lời các câu hỏi.
Như vậy khả năng nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua các dự án, cuộc thi còn nhiều hạn chế.
Chờ đợi các em hình thành được ý tưởng, tạo ra được mô hình, sản phẩm khoa học kỹ thuật là việc không hề đơn giản, cần có nhiều thời gian.
Vẫn còn những trường, địa phương không chủ động, tích cực hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo mà tìm mọi cách đi vay mượn, xin đề tài, sản phẩm của người khác, đơn vị khác để lấy thành tích, có lợi cho học sinh của mình.
Do đó, trong thời gian cần có các chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể, khả thi giúp hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông trở nên thiết thực, hiệu quả và thực chất.
Vai trò, trách nhiệm của nhà trường, thầy cô giáo là rất quan trọng, cần thổi được niềm đam mê, cảm hứng yêu khoa học, thích nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật trong học sinh.
Phải để các em là chủ thể chính trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo, tuyệt đối giáo viên không làm thay tất cả, chỉ đóng vai trò người hướng dẫn.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
'Đường lên đỉnh Olympia' điểm mặt 10 nhà vô địch trong thập kỷ qua
Từ năm 2010-2019, 10 tài năng trẻ được xướng tên cho danh hiệu quán quân "Đường lên đỉnh Olympia".
Tối 31/12, fanpage Đường lên đỉnh Olympia chia sẻ bức ảnh 10 nhà vô địch cùng chương trình làm nên thập niên 2010. Trong mỗi khung hình nhỏ, gương mặt các quán quân đều thể hiện rõ niềm vui sướng, tự hào tại giây phút đứng trên bục nhận cúp và vòng nguyệt quế.
10 năm với 530 trận thi, chỉ có 10 gương mặt vinh dự trở thành người chiến thắng và nhận học bổng 35.000 USD.
Từ năm thứ 10-19, danh hiệu quán quân lần lượt gọi tên Phan Minh Đức, Phạm Thị Ngọc Oanh, Đặng Thái Hoàng, Hoàng Thế Anh, Nguyễn Trọng Nhân, Văn Viết Đức, Hồ Đắc Thanh Chương, Phan Đăng Nhật Minh, Nguyễn Hoàng Cường và Trần Thế Trung.
10 bạn trẻ trở thành nhà vô địch Olympia trong thập niên 2010. Ảnh: BTC.
Dưới bài đăng này, nhiều khán giả gọi tên và chia sẻ ấn tượng về nhà vô địch mình yêu mến. Bên cạnh đó, nhiều cựu thí sinh cũng bồi hồi khi từng là mảnh ghép của Olympia trong thập niên vừa qua.
Lê Duy Bách - thí sinh vào tới chung kết Olympia năm 16 - bình luận: "Tự hào được làm nền trong 1 năm của 201x (mặc dù ảnh năm mình thì phần của mình bị cắt full mặt)".
Đáp lời, Hà Việt Hoàng - một trong 4 gương mặt của chung kết năm 17 - tỏ ra đồng cảm với đàn anh: "Em hiểu cảm giác này". Thí sinh vào chung kết năm 18 Nguyễn Hữu Quang Nhật cũng nhanh chóng tiếp lời: "Khi cả 3 đều có trong ảnh chỉ trừ 1 người".
Trong khi đó, Trần Nguyễn Nhất Tín - thí sinh năm 18 - hài hước: "Team 1430 người còn lại vào chào nhau cái ạ".
Nhiều cựu thí sinh Olympia bày tỏ niềm tự hào khi từng góp mặt tại sân chơi trí tuệ của VTV. Ảnh chụp màn hình.
Lên sóng từ tháng 3/1999, Đường lên đỉnh Olympia là cuộc thi kiến thức dành cho học sinh trung học phổ thông trên cả nước. Đây là chương trình có tuổi đời dài nhất trong các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3 và hiện ghi hình năm thứ 20.
Trong số 19 nhà vô địch , người chiến thắng năm 18, 19 là Nguyễn Hoàng Cường và Trần Thế Trung chưa đi du học. Còn lại 16/17 nhà vô địch đều chọn du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia với suất học bổng toàn phần cho 4 năm. Lương Phương Thảo - quán quân năm 3 - lựa chọn Đại học Monash, Australia.
Tháng 9/2020, gala 20 năm của Đường lên đỉnh Olympia sẽ lên sóng, hứa hẹn mang tới cho khán giả yêu mến chương trình thông tin về cuộc sống của các quán quân sau sân chơi này.
Theo Zing
Học sinh bắt đầu thi học kỳ I Những ngày này, học sinh toàn tỉnh bước vào thi học kỳ I. Các trường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; đồng thời có...