Phải chấn chỉnh nhiều vấn đề nóng
Năm học mới chỉ bắt đầu được 1 ngày, Bộ GD-ĐT đã phải ra 2 văn bản để yêu cầu các địa phương kiểm tra, chấn chỉnh những sự vụ tưởng rất cũ là tai nạn trong trường học và lạm thu tiền trường, tiền sách.
Tai nạn trong trường học là vấn đề nổi cộm xảy ra ngay trong ngày đầu tiên bước vào năm học mới – BẮC HÀ
Lại phải nhắc về an toàn trường học
Ngày đầu tiên của năm học mới, dư luận đã bàng hoàng về vụ sập cổng điểm trường mầm non thuộc xã Khánh Yên Thượng (H.Văn Bàn, Lào Cai) khiến 3 học sinh (HS) tử vong, 3 HS khác bị thương. Bộ GD-ĐT ngoài việc thăm hỏi và chỉ đạo ngành GD-ĐT Lào Cai đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành khác kiểm tra cơ sở vật chất trường học, đảm bảo an toàn cho HS.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung tại công văn trên. Đồng thời, tiến hành rà soát cơ sở vật chất trường, lớp học để đánh giá lại chất lượng các công trình trong nhà trường, nhất là trong mùa mưa bão; lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho HS và giáo viên, không sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn.
Đây là lần thứ hai từ đầu năm đến nay, Bộ phải ra văn bản về việc an toàn trường học. Tháng 5.2020, khi cây tại một trường ở TP.HCM bật gốc làm một HS tử vong, Bộ đã phải có văn bản yêu cầu các trường rà soát hệ thống cây xanh nói riêng và các điều kiện bảo đảm an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho HS.
Trong khi đó, ngày 8.9, ông Hoàng Chí Hiền, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, cho biết UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành tổng rà soát chất lượng cơ sở vật chất các trường học trong toàn tỉnh. Sở Giao thông vận tải – Xây dựng Lào Cai được giao chủ trì việc giám định nguyên nhân dẫn đến vụ đổ cổng trường tại phân hiệu Bản Phung, Trường tiểu học Khánh Yên Thượng (xã Khánh Yên Thượng, H.Văn Bàn) gây tai nạn kể trên. Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai tổng hợp rà soát cơ sở vật chất trường học báo cáo gửi UBND tỉnh Lào Cai trước ngày 30.9.
Theo báo cáo ban đầu của Trường tiểu học Khánh Yên Thượng, cổng điểm trường Bản Phung được xây dựng năm 2016. Trước khi bắt đầu vào năm học mới 2020 – 2021, nhà trường có tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất nhưng không phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Yêu cầu thanh tra việc ép học sinh mua sách tham khảo
Cũng trong ngày 8.9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký văn bản gửi giám đốc các sở GD-ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa (SGK) và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chỉ đạo được đưa ra sau bức xúc của dư luận về việc phụ huynh một trường tiểu học ở Q.8, TP.HCM “tố” bị ép mua bộ sách lớp 1 với 23 cuốn, trị giá hơn 800.000 đồng.
Văn bản của Bộ yêu cầu giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện trang bị SGK theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020 – 2021.
Video đang HOT
Đối với tài liệu tham khảo, thực hiện theo Thông tư số 21 năm 2014 của Bộ GD-ĐT về việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và điều lệ trường học. Trong đó, yêu cầu không được ép buộc HS phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, HS tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc; các cơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để HS, phụ huynh biết lựa chọn.
Đáng chú ý, Bộ yêu cầu các sở GD-ĐT tiến hành thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Trước ngày 20.9, các sở GD-ĐT phải báo cáo về Bộ kết quả thực hiện các nội dung nêu trên.
Cần phòng ngừa hơn chấn chỉnh
Tuy nhiên, các động thái của Bộ GD-ĐT trong các tình huống trên bị cho là quá muộn và luôn ở thế bị động.
Chị Nguyễn Minh Anh, phụ huynh HS tại Hà Nội, cho biết: “Tôi có con đi học phổ thông 11 năm qua, năm nào đầu năm học cũng thấy ngành GD-ĐT chấn chỉnh rồi thanh tra, kiểm tra sau khi có chuyện gì đó ồn ào trên báo chí và dư luận. Nhiều lúc tôi tự hỏi, ngoài các văn bản chấn chỉnh như vậy, có cách nào khác hữu hiệu hơn không, thay vì cứ chạy theo từng sự vụ? Cả nước có hàng triệu HS, hàng vạn trường học, nếu không có giải pháp nào đủ mạnh thì sẽ còn nhiều việc phải chấn chỉnh mà tác dụng không cao. Ví như chuyện chấn chỉnh SGK thì thời điểm này hầu như việc mua sắm cho năm học mới đã xong. Lẽ ra Bộ phải hướng dẫn trước, công bố rộng rãi, công khai để phụ huynh biết cần mua bao nhiêu là đủ; nhà trường cũng không thể làm liều”.
Bộ SGK lớp 1 mới mấy cuốn là đủ ?
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết: SGK lớp 1 mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự chọn, gồm: toán, tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên – xã hội, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, âm nhạc, mỹ thuật và sách tiếng Anh (tự chọn do môn học này chỉ bắt buộc từ lớp 3).
Tuy nhiên, ngay trong danh sách bắt buộc như trên, nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng so với chương trình cũ, chương trình mới thêm một số đầu sách không thực sự cần thiết với đặc thù môn học như: sách thể dục và sách “hoạt động trải nghiệm”.
Phê bình hiệu trưởng bán 23 đầu sách cho học sinh lớp 1
Phòng GD-ĐT Q.8, TP.HCM đã phê bình hiệu trưởng Trường tiểu học An Phong (Q.8), đồng thời yêu cầu liên hệ với số phụ huynh đã mua 23 đầu sách cho HS lớp 1 của trường để khắc phục, thu hồi lại sách.
Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT Q.8 (TP.HCM), đã thực hiện phê bình hiệu trưởng Trường tiểu học An Phong vì đã “công khai không rõ ràng” khi thực hiện bán SGK cho phụ huynh, dễ gây hiểu nhầm. Phòng đã yêu cầu trường tách bạch giữa SGK và tài liệu bổ trợ, tham khảo để phụ huynh nắm thông tin và đăng ký mua theo nhu cầu, không nhập 2 loại này thành một danh sách như trước đó.
Nguyễn Loan
'Trộn chung' SGK và sách tham khảo là sai quy định, hiệu trưởng chịu trách nhiệm
Theo ông Thái Văn Tài, trường nào thông báo không rõ ràng mà liệt kê danh mục các sách cần mua, trong đó để kèm cả SGK lẫn sách tham khảo thì trường đó làm sai.
Vấn đề sách giáo khoa luôn là chủ đề nóng mỗi năm học mới, như vừa qua sự việc trường Tiểu học An Phong (Quận 8, TP.HCM) giới thiệu tới phụ huynh bộ sách giáo khoa lớp 1 có giá 807.000 đồng khiến dư luận bức xúc. Cho đến nay, phụ huynh vẫn đặt câu hỏi đơn vị phải nhận trách nhiệm về việc tăng giá không kiểm soát và chế tài xử lý ra sao?
Nhà trường làm trái quy định
Trao đổi với VTC News, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, 2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên do những ảnh hưởng từ dịch COVID-19 các nhà xuất bản,Sở GD&ĐT, trường học, nhà phát hành cùng thoả thuận và chọn ra cách phát hành sách giáo khoa trực tiếp đến tay học sinh nhằm tiết kiệm thời gian trong đầu năm học.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số trường tiểu học không thông báo cụ thể đâu là sách tham khảo, đâu là sách giáo khoa bắt buộc phải mua để phục vụ cho việc học khiến phụ huynh bức xúc.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.
Nếu nhà trường làm đúng trách nhiệm thì sẽ chỉ phối hợp phát hành đủ 8 đầu sách giáo khoa bắt buộc và 1 cuốn sách tự chọn (tiếng Anh). Cơ sở giáo dục nào không thông báo rõ ràng mà chỉ liệt kê danh mục các sách cần mua, trong đó để kèm cả sách giáo khoa lẫn sách tham khảo thì trường đó làm sai.
Về hành lang pháp lý và chế tài xử phạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, Bộ GD&ĐT có nhiều công văn chỉ đạo về thực hiện nghiêm túc nội dung liên quan tới sách giáo khoa lớp 1.
Trong đó các văn bản đều quy định rõ, cơ quan quản lý giáo dục, trường không bắt buộc học sinh mua sách tham khảo, sách bổ trợ. Các đơn vị có liên quan phải thông báo đầy đủ, chính xác cho phu huynh học sinh tham khảo để trang bị cho học sinh, phù hợp với nhu cầu.
Đặc biệt, trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT tại Điều 28 quy định rõ: "Sách giáo khoa là tài liệu bắt buộc sử dụng trong dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định. Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo".
Tương tự, Thông tư số 21/2014/BGDĐT quy định về việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục quy định trình tự lựa chọn sách tham khảo. Theo đó các giáo viên sẽ đề xuất; tổ chuyên môn tổng hợp và báo cáo lên lãnh đạo cơ sở giáo dục; hiệu trưởng là người quyết định cuối cùng việc lựa chọn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Thông tư nêu rõ trách nhiệm từ giáo viên, tổ bộ môn và hiệu trưởng tuyệt đối không gây sức ép đến phụ huynh và học sinh trong việc mua sắm sách vở, tài liệu tham khảo.
Như vậy, việc nhà trường chưa thông tin rõ ràng khiến cho phụ huynh hiểu nhầm tài liệu tham khảo là bắt buộc là sai với quy định của Bộ.
Mặt khác, ông Tài cho rằng chúng ta cần nhìn nhận từ hai phía, một phần là do nhà trường chưa cung cấp đủ đẩy thông tin qua các kênh; phần khác rất mong phụ huynh có thông tin nào chưa nắm rõ nên hỏi trực tiếp trường để tăng cường sự trao đổi, tránh những sự việc hiểu lầm.
Bộ GD&ĐT đang yêu cầu Sở GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nếu phát hiện các trường hợp sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 20/9.
Sai ở đâu xử lý nghiêm ở đó
Để khắc phục được tình trạng nhập nhèm bán sách giáo khoa kèm sách tham khảo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho rằng, mỗi phụ huynh hãy là nhà tiêu dùng thông thái, trang bị đầy đủ cho con em những tài liệu đúng theo quy định của Bộ.
Giáo viên trao đổi về sách giáo khoa lớp 1 mới.
Với những thông tin chưa nắm rõ, phụ huynh cần tìm hiểu, kịp thời trao đổi lại với nhà trường. Qua quá trình trao đổi, phản ánh nếu nhà trường vẫn khẳng định số sách tham khảo đó là bắt buộc phải mua thì phụ huynh hoàn toàn có quyền phản ánh đến các cơ quan nhà nước để xử lý nghiêm.
Chỉ có như vậy chúng ta mới xử lý triệt để được vấn đề "nhập nhèm" mua sách giáo khoa kèm sách tham khảo đầu năm học.
Trong khi đó nhà trường cần chủ động tốt hơn trong cung cấp thông tin và nội dung đến phụ huynh. Cần công tâm thông báo rõ ràng sách giáo khoa là bắt buộc, tài liệu tham khảo là phụ đạo, những đối tượng nào nên và chưa nên dùng sách tham khảo hay sử dụng sách này trong thời gian, không gian nào để phụ huynh nằm được tự nguyện trang bị.
Đồng thời, rất cần vai trò giám sát, phản biện của các phụ huynh, báo chí phản ánh để cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ xử lý nghiêm. Các cơ quan chức năng ở địa phương phải kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm. Nếu thực hiện được vậy thì câu chuyện này sẽ được xử lý dứt điểm.
Ông Thái Văn Tài nhấn mạnh, Bộ GD&ĐT có đầy đủ hành lang pháp lý cụ thể và quy định trách nhiệm rõ ràng. Việc nhập nhèm bán sách tham khảo kèm sách giáo khoa hoàn toàn là vi phạm của trường. Ở đâu sai phạm thì ở đó cơ quan chức năng của địa phương phải xử lý nghiêm.
Những đầu sách giáo khoa lớp 1 bắt buộc phải có trong năm học 2020- 2021 Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các Sở GD-ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Năm học mới 2020-2021 đã chính thức bắt đầu, nhiều phụ huynh đang còn băn khoăn, nhà trường gửi danh mục sách giáo khoa và sản phẩm giáo...