Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em như thế nào?
Điều trị hen phế quản ở trẻ em với một số mục tiêu chính: Cắt cơn hen phế quản, điều trị duy trì để cơn hen không tái phát đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
1. Mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em
Mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em là phòng ngừa các biến chứng mãn tính cũng như giảm thiểu các khó chịu mà hen phế quản gây ra cho trẻ em.
- Duy tri chức năng hô hâp binh thương hoăc gân như binh thương cho trẻ.
- Duy tri mức đô hoat đông binh thương của hệ hô hấp ngay cả khi trẻ vận động găng sức.
- Phòng các đợt hen cấp gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
- Cung cấp các loại thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em ưu việt, hạn chế các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Để đạt được những mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em như trên, trẻ em cần được thực hiện những nhóm giải pháp sau:
- Đo và đánh giá chức năng của phổi, cũng như đánh giá mức độ nguy hiểm mà cơn hen phế quản gây ra cho trẻ em.
- Sử dụng thuốc đúng mục đích và đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị hen phế quản ở trẻ em bao gồm: nhóm giảm co thăt cơ trơn phế quản va giam nhanh cac triêu chứng bao gồm thuôc cương beta tac dung ngăn, corticoid toan thân, thuôc khang cholinergic. Ngoài ra còn có nhóm Corticoid dạng hít, thuôc khang leucotrien, Theophyline.
Video đang HOT
- Kiểm soát tốt các dị nguyên có thể gây dị ứng cho trẻ bao gồm: Phấn hoa, lông thú, tôm, cua, cá biển,…
- Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ của trẻ để hiểu về bệnh cũng như biết cách chăm sóc con tốt hơn.
- Các loại thuốc được dùng trong điều trị hen phế quản ở trẻ em
2. Điều trị cắt cơn
Điều trị cắt cơn như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của cơn hen phế quản cấp cũng như mức đáp ứng khi sử dụng thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em. Các thuốc thường dùng trong xử lý cơn hen cấp bao gồm:
Thuốc cường beta giao cảm: Thuốc cường beta giao cảm là nhóm thuốc đầu tay của các Bác sĩ chuyên khoa dùng để điều trị hen phế quản ở trẻ em. Cương beta có tác dụng tốt trong việc giãn phế quản, bảo vệ phế quản, phòng co cơ phế quản do tập luyện gắng sức. Nhưng nhóm thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em này cũng có một số tác dụng phụ phổ biến như đau đầu, hồi hộp trống ngực, hạ kali máu,…
Corticosteroid dạng hít: Corticosteroid dạng hít là dạng thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em được sử dụng nhiều trên lâm sàng. Nhóm thuốc này giúp kiểm soát hen suyễn phổ biến cho trẻ dưới 5 tuổi. Một số loại thuốc thường được dùng như budesonide, beclomethasone (Qvar), fluticasone (Flovent HFA),…
Corticosteroid dạng hít thường được dùng trong thời gian ngắn nhằm mục đích giảm nhanh các triệu chứng viêm ở trẻ, liều dùng của nhóm thuốc này chỉ là từ 3 – 5 ngày ở những trẻ dưới 5 tuổi và không quá 7 ngày ở những trẻ trên 5 tuổi. Khi sử dụng Corticosteroid dạng hít để điều trị hen phế quản ở trẻ em sẽ giúp kiêm soat hen và giai quyêt nhanh đơt câp cua hen năng va hen vừa dai dăng.
Thuốc cường beta giao cảm được sử dụng chung với thuốc khang cholinergic: Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị những đợt cấp ở trẻ, loại thuốc phổ biến nhất là Ipratropium dạng khí dung. Ngoài việc điều trị những đợt cấp do hen phế quản gây ra, trẻ cũng cần được điều trị dự phòng cơn hen.
3. Điều trị dự phòng hen
Để điều trị hen phế quản ở trẻ em dưới mức độ dự phòng cơn hen tái phát, các Bác sĩ chuyên khoa còn phụ thuộc vào các thể lâm sàng cũng như nhóm tuổi và mức độ kiểm soát cơn hen.
Điều trị hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể sử dụng antileucotrien để điều trị dự phòng. Ở những trẻ có tần suất cơn hen cao hơn, hay những trẻ có tiền sử dị ứng có thể được sử dụng thêm corticoid đường hít liều thấp dùng hàng ngày.
Phạm Thị Mai
Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản
Hen phế quản ở trẻ em là một chứng bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây những cơn khó thở đột ngột, chính vì thế cha mẹ cần trang bị cho mình những cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản.
1. Nguyên tắc xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản
Hen suyễn hay còn được gọi là chứng bệnh hen phế quản là căn bệnh mãn tính rất thường gặp ở trẻ em. Hen phế quản gây nên những cơn khó thở cấp tính, khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Chính vì thế, cha mẹ cần nắm được những cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản.
Để có thể xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản cha mẹ khi thấy con bắt đầu có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, thở nhanh nông,... cần nhanh chóng cho trẻ ngồi thẳng người, cố gắng giữ bình tĩnh để tránh trẻ hoảng hốt, kích thích phản ứng histamin hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi tiến hành xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản, cha mẹ không nên để trẻ nằm xuống vì sẽ khiến trẻ khó thở hơn.
Bước tiếp theo trong quy trình xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản đó chính là cha mẹ cần loại bỏ các tác nhân gây dị ứng đặc trưng ở trẻ như phấn hoa, lông thú hay đồ ăn,... Hỏi trẻ xem trẻ đã tiếp xúc với những gì gần đây, nếu trẻ có phản hồi hãy cố gắng tách trẻ ra khỏi những tác nhân này hoặc đưa trẻ ra khỏi môi trường đó để giúp trẻ không xuất hiện các phản ứng dị ứng tiếp theo.
Tùy vào từng trường hợp trẻ có thuốc dạng hít hay không mà các bước xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản sẽ có một vài điểm thay đổi.
Trẻ bị hen phế quản - Ảnh Internet
2. Cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản khi có thuốc
Đối với những trẻ đã được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc khi xuất hiện cơn hen kịch phát, cha mẹ cho trẻ hít thuốc khoảng 30- 60 giây/lần, tối đa 10 lần. Lúc này có hai trường hợp xảy ra, một là tình trạng khó thở của trẻ đỡ hơn, hai là tình trạng của trẻ nặng lên.
Đối với những trẻ có biểu hiện khó thở nặng hơn, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới những cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Nếu trong quá trình xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản mà cơ sở y tế quá xa nơi bạn sống, bạn cần thực hiện lặp lại việc sử dụng thuốc cho trẻ để trẻ không bị thiếu oxy gây ảnh hưởng tới các tế bào não. Cần nhanh chóng xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản để tránh cơn hen trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn.
3. Cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản khi không có thuốc
Việc đầu tiên để xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản khi trẻ không có thuốc giãn cơ trơn phế quản chính là gọi cấp cứu, cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa càng nhanh càng tốt. Trong quá trình chờ đợi bạn cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp trẻ dễ thở hơn:
Tắm nước nóng: Hơi nước chứa nhiều độ ẩm giúp cơ trơn phế quản bớt co thắt hơn, chính vì thế trong thời gian chờ đợi cấp cứu, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nước nóng.
Tắm nước nóng cho trẻ - Ảnh Internet
Thực hiện các bài tập thở: Trẻ thường có biểu hiện lo lắng, hoảng loạn, khóc nhiều khi xuất hiện cơn hen, chính vì thế để xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản cha mẹ cần trấn tĩnh trẻ, đồng thời hướng dẫn trẻ thở chậm, làm chủ được bản thân, hít vào qua mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 4 và thở ra trong khi đếm đến 6.
Cho trẻ sử dụng những thức uống chứa caffeine: caffeine có một phần tác dụng của các loại thuốc hen thông dụng khác, cha mẹ có thể tận dụng điều này cho trẻ sử dụng một lượng nhỏ cà phê để trẻ bớt khó thở hơn.
Tận dụng các loại thuốc thông dụng ở nhà: Một số loại thuốc thông dụng trong gia đình bạn cũng sẽ giúp quá trình xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản trở nên đơn giản hơn. Nếu bạn có thuốc chống dị ứng có thể cho trẻ sử dụng, một số loại thảo dược tự nhiên như cúc tím Echinacea, gừng, cúc La mã và nhụy nghệ tây là các loại thảo dược kháng histamine tự nhiên,... bạn cũng có thể sử dụng cho trẻ trong thời gian chờ cấp cứu.
Phạm Thị Mai
Các loại "vitamin tổng hợp" từ thực phẩm Nếu bạn đang bị thiếu chất và chưa cần sử dụng đến vitamin tổng hợp, thuốc bổ... thì có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây. Bổ sung vitamin bằng thực phẩm là cách giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Không phải lúc nào cũng nên uống vitamin tổng hợp. Vitamin tổng hợp...