“Phá đi làm lại” vào đề Văn học sinh giỏi ở TPHCM
“Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại/ Chút sai lầm, chưa sửa đã toan buông” – câu thơ của nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân nói lên thực trạng và cũng là lời cảnh tỉnh về sự nông nổi của người trẻ đã được đưa vào đề Văn kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 tại TPHCM diễn ra ngày 5/3.
Cụ thể câu 1 của đề thi:
“Tập thơ “ Có người sực tỉnh cơn mơ…”, nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân trải lòng:
Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại
Chút sai lầm, chưa sửa đã toan buông
Rồi đến lúc chẳng còn nhiều lựa chọn
Đành yên lòng chấp nhận chuyện sai hơn.
Từ đó đề yêu cầu thí sinh: “Hãy viết về một bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra được từ bài thơ trên”.
Đề Văn kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 của TPHCM
Nhiều giáo viên đánh giá, đề chọn dữ liệu của một nhà thơ trẻ nhưng đặt ra vấn đề rất gần gũi và sâu sắc với thế hệ học trò, thế hệ trẻ. Đó không chỉ là thực trạng, tâm thế của rất nhiều bạn trẻ “cậy” vào tuổi tác của mình, cho mình cái quyền được nông nổi, được sai một cách dễ dàng, dễ dãi với suy nghĩ “phá đi làm lại”.
Việc suy nghĩ bồng bột làm họ dễ bị đẩy đến những cái sai hay chấm nhận cái sai của người khác. Trong khi, những điều xấu còn đến từ sự im lặng trước cái sai của người tốt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là đề không đưa ra đánh giá, không áp đặt một tư tưởng hay khuân mẫu cho thí sinh. Các em có thể đồng tình nhưng cũng có thể phản biện bảo vệ cái sự nông nổi, không ngại sai của tuổi trẻ khi xem đó là những trải nghiệm, là những bước thăng trầm của cuộc sống để mình bước qua.
Không làm sai chưa chắc đã biết mình cần làm đúng, cuộc sống sẽ khó tránh việc sai – đúng. Quan trọng nhất là cách mình nhìn nhận, đánh giá và vượt qua theo hướng tích cực.
Một cựu giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM nhận xét có lẽ, đề thi đã thức tỉnh trong người trẻ về ý nghĩa thời gian của tuổi trẻ. Liệu suy nghĩ “trẻ thì dễ phá đi làm lại” có phù hợp? Liệu có đúng không khi cho rằng người trẻ có quyền liều lĩnh, nông nổi vì còn có nhiều thời gian để khắc phục, sửa chữa?
Ắt hẳn trong quá trình bàn luận, giải quyết các vấn đề của đề các em cũng sẽ ý thức hơn, suy nghĩ thấu đáo hơn về hành động, thái độ của mình trước những lựa chọn quan trọng sắp tới như nghề nghiệp, người yêu…
“Đề thi không chỉ là thước đo kĩ năng, kiến thức, tâm hồn mà còn là sự tự trải nghiệm và tự thức tỉnh”, thầy giáo này đánh giá.
Cũng trong đề Văn nói trên, câu hỏi phần nghị luận văn học đưa câu bình của tác giả Huỳnh Như Phương: “Đọc văn là một cách để con người mở rộng chiều kích tồn tại của mình, sống thêm nhiều cuộc đời khác thông qua những mối tương giao tinh thần với nhân loại”.
Từ đó, đề yêu cầu thí sinh trình bày cách hiểu của mình về “mở rộng chiều kích tồn tại của mình, sống thêm nhiều cuộc đời khác” bằng những trải nghiệm đọc các tác phẩm văn học”.
Câu hỏi này cũng nhận được nhiều đánh giá cao về chọn dữ liệu có chiều sâu về văn học, phù hợp với kỳ thi học sinh giỏi, cách đặt vấn đề và sự “tự do” trong lựa chọn tác phẩm chính là trải nghiệm của thí sinh chứ không ràng buộc trong giới hạn nào.
Sau buổi thi ngày 5/3, nhiều học trò, giáo viên thích thú chia sẻ về đề thi này.
Đề thi cũng mang ý nghĩa văn học là nhân học khi đặt ra giá trị của văn học đối với đời sống tinh thần của mỗi người. “Sống thêm một cuộc đời khác” để hiểu biết, đồng cảm, yêu thương, mở lòng và từ đó chúng ta sẽ có khát khao để hoàn thiện bản thân.
“Trong cùng một đề thi, hai câu độc lập nhưng lại có một sự liên kết nhuần nhuyễn. Từ thực trạng sự bồng bột, từ “cậy được sai” cho đến lắng mình lại để chia sẻ, đồng cảm, đặt mình vào người khác”, cô Nguyễn Như Anh, một giáo viên dạy Văn đánh giá về đề Văn nói trên.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Thoa chút son khi đến trường, tại sao không ?
Nhiều trường có nội quy cấm học sinh trang điểm (thoa son, đánh phấn) khi đến trường. Tuy nhiên, đi cùng xu thế chung của xã hội, thế hệ học trò ngày nay đã hiện đại hơn trước rất nhiều, có thể nhìn nhận việc làm đẹp cho các em cởi mở hơn một chút được không?
Học sinh trang điểm trong lễ khai giảng tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Bà Hoàng Mỹ Anh (43 tuổi), trú đường Huỳnh Mẫn Đạt, Q.5, có con học lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, nói: "Sinh nhật tuổi 17 của con, tôi tặng con một thỏi son màu hồng nhạt, loại tốt. Thay vì cấm cản icon dùng mỹ phẩm, tôi sẽ dạy cách tô son sao cho đẹp, nhẹ nhàng, dùng son sao cho an toàn với sức khỏe. Con rất ngoan, học tốt, hòa nhã với các bạn, đó là điều tôi luôn tự hào".
Trân trọng vẻ đẹp bản thân
Ông Dương Vũ Lâm (46 tuổi), trú Q.Thủ Đức, TP.HCM, có con gái đang học lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, cho hay từ ngày con vào THPT, thi thoảng ông thấy con có dùng son: "Tôi nghĩ phái nữ nên biết làm đẹp. Nếu con học THCS, tôi sẽ ngăn cản nhưng giờ con đã lớn hơn, có ý thức nhiều hơn về vẻ ngoài của mình, tôi tôn trọng lựa chọn con. Tôi và vợ vẫn quan tâm sát sao con và thấy việc học tập, ý thức của cháu rất tốt, không có gì đáng phàn nàn".
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, cho biết quan điểm của riêng ông là không quá khắt khe với việc học sinh trang điểm khi đến trường, tuy nhiên chỉ nên dừng ở mức độ nhẹ nhàng như thoa một chút son, để mái tóc đẹp, thời trang một chút.
Ông Bình nói: "Để các học trò nữ có thể làm đẹp cho bản thân mình cũng là một cách để dạy cho các em biết yêu thương bản thân, trân trọng và nâng cao giá trị của mình. Giá trị của mỗi con người không chỉ nằm trong trí tuệ, nhân cách, mà còn ở hình thức bề ngoài... Tuy nhiên, theo tôi ở tuổi học trò, các em có thể làm đẹp nhẹ nhàng như thoa một chút son. Làm đẹp cũng phù hợp với kinh tế gia đình mình, không quá lòe loẹt, tô vẽ màu mắt, lông mày quá đậm như các diễn viên chuyên nghiệp".
Ông Bình cũng cho rằng quy tắc trong nhiều trường học về việc cấm học sinh trang điểm không nên áp dụng quá máy móc: "Tôi thấy ở nhiều trường, nữ hiệu trưởng trang điểm quá cầu kỳ và sặc sỡ nhưng lại nghiêm khắc xử phạt trò nữ khi bạn này tô chút son, như thế là các cô quá cứng nhắc. Các cô không đặt vị trí mình vào các em. Các cô muốn mình đẹp, tại sao không cho các em quyền đó? Tôi cũng nghĩ nên có góc nhìn cởi mở hơn, linh hoạt, không quá rập khuôn theo những quy tắc ra đời từ trước đó mấy chục năm".
Để cái đẹp được chấp nhận
Bà H.N, giáo viên Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh), thừa nhận không thể kiểm soát hết việc học sinh trang điểm khi đến trường. "Chục năm trước có thể thấy lác đác học sinh thoa son, còn bây giờ hầu như tuổi 17, 18, em nào cũng đã biết làm đẹp. Nhiều khi với cô giáo này khó tính, học sinh có thể xóa son, vào tiết khác các em lại lấy son ra thoa. Có em còn kẻ chân mày, dùng má hồng". Theo bà H.N, trò nữ có thể thoa son nhẹ và không nên trang điểm quá đậm, không phù hợp môi trường học đường.
Bà Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa (TP.HCM), cho hay nội quy của Trường THPT Bình Hưng Hòa không cho phép học sinh trang điểm khi đến trường. Tuy nhiên, nhà trường sẽ nhắc nhở, khiển trách những học sinh trang điểm quá đậm. Còn nếu gặp học sinh chỉ tô son nhẹ, các giáo viên có thể bỏ qua. "Nếu "thả nổi" cho học sinh mặc sức trang điểm, không ghi trong nội quy thì rất đông học sinh trang điểm quá mức, rất khó quản lý", bà Hương nhấn mạnh.
Ý Kiến
"Nhiều bạn học lớp 8, 9 đã trang điểm khi đến trường và có nhiều "chiêu" để lách nội quy. Ví dụ, nếu bị phát hiện, các bạn nói vừa uống nước ngọt Sting xong nên môi đỏ. Em nghĩ vào THPT, học trò có thể thoa chút son khi tới trường".
Trần Nguyệt Nhi Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Quốc Phú, Bình Dương
"Em nghĩ học trò THPT có thể thoa kem chống nắng và dùng một chút son bóng, màu hồng, đỏ nhạt. Khi các bạn tự tin hơn thì sẽ học tập và tham gia ngoại khóa tốt hơn".
Phạm Ngọc Song Thư Học sinh lớp 12 Trường THPT An Lạc, TP.HCM
"Học trò hiện đại chứ không phải những năm 70, 80 thế kỷ trước. Tôi nghĩ các bạn THPT hoàn toàn có thể thoa một chút son dưỡng có màu sẽ khiến gương mặt sáng và tự tin hơn".
Nguyễn Dương Khả Tú Hoa khôi Nét đẹp sinh viên 2018, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Để các nữ sinh có thể làm đẹp cũng là một cách dạy các em biết yêu thương bản thân, trân trọng và nâng cao giá trị của mình. Giá trị của mỗi con người không chỉ nằm trong trí tuệ, nhân cách, mà còn ở hình thức bề ngoài...
Nguyễn Quốc Bình Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
Theo thanhnien.vn
Cô giáo kể chuyện: Buổi họp lớp ngọt ngào như mật Mảnh đất thuần nông ven chân núi xa tít tắp ấy vẫn mãi là một góc ký ức lung linh đủ cung bậc cảm xúc trong tôi. Vui buồn. Thương nhớ. Mến yêu... Và cả tiếc nuối bao điều xưa cũ. Ảnh minh họa Nơi đó có ngôi trường cấp hai đã một thời nuôi lớn những bước chân tập tễnh làm quen...