Phá 2 băng cướp tài sản người nước ngoài
Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm (CSHSĐN), Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP.HCM vừa phá chuyên án cướp giật tài sản của người nước ngoài trên địa bàn các quận: 3, 5, 10, 11 do PC45 xác lập vào giữa năm 2012.
Theo thông tin từ cơ quan công an, tính đến ngày 27.1, Đội CSHSĐN đã bắt giữ tổng cộng 9 nghi phạm của 2 băng cướp, có tuổi đời khá trẻ, trong đó có 3 nữ. Bước đầu, 2 băng cướp này chỉ “mới nhớ” thực hiện trót lọt hơn 30 vụ. Băng thứ nhất gồm: Trần Văn Phước (21 tuổi, cầm đầu), Nguyễn Thị Tuyết Lan (tên gọi khác là Kiều, 22 tuổi, quê Vĩnh Long, sống lang thang), Trương Hữu Lộc (23 tuổi), Trần Minh Tiến (21 tuổi), Nguyễn Văn Hải (17 tuổi), Trần Thị Ngọc Giàu (19 tuổi, cùng ngụ Q.10); băng thứ 2 gồm: Chiếng Vĩnh Thắng (tên gọi khác Sinh “hô”, 22 tuổi, có 3 tiền sự về tội cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản), Trương Bích Tuyền (17 tuổi), Nguyễn Bửu Hoàng (22 tuổi, đều ngụ Q.10).
Tại trụ sở công an, băng của Phước khai đã thực hiện 25 vụ cướp giật túi xách, ĐTDĐ; trong đó có nhiều vụ nạn nhân là người nước ngoài. Cụ thể: chiều 3.4.2012, trước nhà số 326 Vĩnh Viễn, P.8, Q.10, Phước chở Hải trên xe Kawasaki Max giật túi xách của ông Xie Hua Nam (45 tuổi, Trung Quốc); trong đó có 10.000 nhân dân tệ, đem đổi được 28 triệu đồng chia nhau tiêu xài, còn giấy tờ quăng vào thùng rác. Tối 4.12.2012, Phước chở Lan, Hải chở Giàu đến trước địa chỉ 20 Lữ Gia, P.15, Q.11 giật ĐTDĐ của ông Lu Jung Kun (59 tuổi, người Đài Loan), đem bán cho cửa hàng ĐTDĐ Mỹ Sơn (số 711 đường 3 Tháng 2, P.6, Q.10), được 3 triệu đồng…
Ngày 4.1, Hải chở Giàu giật ĐTDĐ trên đường Điện Biên Phủ, thì bị Công an Q.3 bắt giữ. Mặc dù 2 băng cướp này biết nhau nhưng chúng không hề đi “ăn hàng” chung và cũng không phân chia địa bàn. Băng của Thắng chuyên nghiệp hơn, chỉ mới khai nhận 6 vụ giật dây chuyền vàng của phụ nữ; vì theo chúng giật dây chuyền dễ tiêu thụ hơn, có giá trị hơn và chúng chọn phụ nữ để gây án vì không sợ bị truy đuổi.
Thượng tá Trần Văn Ngọc, Phó PC45 cho biết: “Cơ quan công an sẽ xử lý đến nơi đến chốn đối với các đầu mối tiêu thụ. Qua đấu tranh, chủ cửa hàng ĐTDĐ Mỹ Sơn đã thừa nhận hành vi tiêu thụ tài sản do băng cướp của Hải giật được đem bán. Đồng thời, công an sẽ mời 2 chủ tiệm vàng ở chợ Trần Nhân Tôn (Q.10) và chợ Thiếc (Q.11) đến làm rõ về việc đồng bọn băng cướp của Thắng mang tài sản cướp giật được đi bán cho 2 chủ tiệm vàng này”.
Theo TNO
Video đang HOT
Phá chuyên án "cà phê đểu"
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an vừa phá chuyên án "cà phê đểu" trên địa bàn TP.HCM, đóng cửa hàng loạt công ty chế biến cà phê từ đậu nành và hóa chất độc hại.
Một xưởng xay đậu nành thành cà phê - Ảnh: Quỳnh Anh
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an (C49) vừa phá chuyên án "cà phê đểu" trên địa bàn TP.HCM, đóng cửa hàng loạt công ty chế biến cà phê từ đậu nành và hóa chất độc hại.
Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, 5 công ty chuyên chế biến cà phê với những nhãn hiệu có tiếng, cung cấp số lượng lớn ra thị trường đã bị đình chỉ hoạt động. Cơ quan chức năng cũng lập biên bản niêm phong hàng trăm tấn đậu nành, thu giữ nhiều loại hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất không được dùng trong thực phẩm...
Xử lý tận gốc để cảnh báo người tiêu dùng
Cà phê Xuân Hoành chứa chất cấm
Cơ quan CSĐT Công an Q.12 cho biết, ngay sau khi kiểm tra cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành, một số mẫu cà phê bột được niêm phong gửi đến Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 để kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy sản phẩm mẫu cà phê Xuân Hoành có chứa hóa chất hiệu Sodium Cyclamate, là loại hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm. Hiện Cơ quan CSĐT Công an Q.12 đang hoàn tất thủ tục để xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ tháng 7.2012, sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài điều tra Hãi hùng cà phê đểu, lãnh đạo C49 đã chỉ đạo trinh sát vào cuộc truy tìm những công ty làm ăn bất lương này. Sau nhiều ngày đeo bám, trinh sát phát hiện một số thương hiệu cà phê có dấu hiệu bất thường nên quyết định làm rõ. Những thương hiệu cà phê này hầu hết đều có bao bì mẫu mã đẹp, bắt mắt người tiêu dùng, có số lượng tiêu thụ lớn ở TP.HCM và một số tỉnh phía nam, nhưng sau khi kiểm nghiệm thì đều có chứa chất độc hại nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tất cả 5/5 mẫu sản phẩm cà phê được C49 gửi đi kiểm nghiệm đều có thành phần độc tố nguy hiểm. Giữa tháng 8.2012, lãnh đạo C49 quyết định phê duyệt chuyên án và chỉ đạo trinh sát đấu tranh trong thời gian sớm nhất, xử lý tận gốc để cảnh báo người tiêu dùng.
Đầu tháng 9.2012, lực lượng cán bộ C49 được tăng cường từ Hà Nội vào TP.HCM, bí mật trinh sát toàn bộ quy trình sản xuất cà phê từ lò rang cho đến nơi chuyên làm công việc xay và đóng gói của những công ty sản xuất cà phê "trong danh sách đen". Trong khi đó, để đối phó với cơ quan chức năng, các công ty làm ăn bất lương này hầu hết đều có địa chỉ "sản xuất" và đóng gói riêng biệt. Theo quy trình, mỗi khi rang và chế biến ở lò rang xong, hàng sẽ được công nhân vận chuyển về nơi đóng gói thành phẩm bằng xe ô tô. Trước khi mang đi tiêu thụ, sản phẩm mới được đóng thành từng bịch loại 500 gr, 1 kg và trên tất cả bao bì đều ghi rõ thành phần: "100% cà phê nguyên chất như Robusta, Arabica, Moka...", để qua mặt người tiêu dùng.
Bắt quả tang đậu nành và hóa chất
Quyết định phá án, lực lượng của C49 phối hợp với Sở Y tế TP.HCM tiến hành kiểm tra Công ty CP Đại Hoàng Thủy, có chi nhánh ở xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn (TP.HCM), chuyên kinh doanh, sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan và phát hiện những bất thường đầu tiên. Theo đó, tại kho thành phẩm của chi nhánh công ty này có 5 loại sản phẩm không có trong hồ sơ công bố, gồm: Paris Coffee loại bịch vàng 500 gr Paris Coffee thượng hạng, bịch đen loại 500 gr và 2 loại cà phê bột Hoàng Thủy...
Riêng tại xưởng rang nguyên liệu ở xã Đông Thạnh (cách chi nhánh công ty 1,5 km), công ty không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đoàn kiểm tra phát hiện tại xưởng rang nguyên liệu có nhiều loại hóa chất không rõ nguồn gốc (trong đó có cả chất tạo sánh cà phê) và 15 kg bắp, 180 kg đậu nành. Đoàn công tác quyết định đình chỉ xưởng rang nguyên liệu của công ty này cho đến khi đảm bảo vệ sinh, thủ tục hồ sơ pháp lý đình chỉ sản xuất kinh doanh 5 loại cà phê bột không có trong hồ sơ công bố đình chỉ sản xuất kinh doanh 2 nhãn sản phẩm cà phê bột, cà phê sữa 3 in 1 không đúng với nội dung đăng ký.
Kiểm tra xưởng sản xuất chế biến cà phê Đại Hoàng Phát ở xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, đoàn kiểm tra biên bản 750 kg đậu nành và thu giữ mẫu cà phê bột của công ty này đi kiểm nghiệm.
Sáng 11.9, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra Công ty TNHH SX TM DV cà phê Đức Mạnh (trụ sở chính ở P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM) và xưởng sản xuất ở ấp 2, xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh. Tại đây, đoàn kiểm tra lập biên bản niêm phong 1,5 tấn đậu nành chưa rang 14,5 tấn sản phẩm đã đóng bao và thu giữ nhiều hóa chất không rõ nguồn gốc để làm rõ, trong đó có loại đường Cyclamate không được dùng trong thực phẩm.
Cùng ngày, một tổ công tác khác kiểm tra xưởng rang cà phê của Công ty cà phê Gia Phát (trụ sở chính tại P.Tân Thới Nhất, Q.12) ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh. Tại đây, 24 tấn đậu nành chưa rang, 450 kg cà phê bị lập biên bản. Hàng chục loại hóa chất không rõ nguồn gốc cũng đã bị lập biên bản, đặc biệt có 127 kg đường Cyclamate bị thu giữ. Tổ công tác cũng quyết định đình chỉ hoạt động công ty này chờ kết quả kiểm định sản phẩm của cơ quan chức năng.
Sáng 13.9, đoàn công tác tiếp tục kiểm tra Công ty TNHH SX TM Trương Gia, có trụ ở P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM - chuyên chế biến sản xuất cà phê hiệu Di Linh và cũng lập biên bản hàng chục tấn đậu nành chưa rang. Riêng thành phẩm là cà phê bột hiệu Di Linh đoàn kiểm tra niêm phong khoảng 7 tấn để chờ kết quả kiểm định của cơ quan chức năng. Công ty này cũng bị đình chỉ hoạt động cho đến khi đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện C49 đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án này.
Một số thương hiệu cà phê chứa độc tố
Công ty Đại Hoàng Thủy đã bị đóng cửa vì sản phẩm có độc tố
Các loại hóa chất để chế biến đậu nành thành cà phê
Theo TNO