PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa người Thầy tâm huyết và tình cảm
Với nhiều nhà giáo, cán bộ quản lý hay sinh viên, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa là một người thầy không chỉ tâm huyết với giáo dục mà còn rất giàu tình cảm, sự lạc quan.
Ngày 11-4, nhiều nhà giáo, các thế hệ học trò vô cùng bất ngờ khi hay tin PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) qua đời sau khi bị nhồi máu cơ tim.
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa sinh năm 1958, hiện nay ông mới chỉ 63 tuổi. Ông là sinh viên ngành Toán của Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM giai đoạn 1976-1981 (nay là Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông được giữ lại làm giảng viên tại khoa Toán – tin của trường từ năm 1981 đến 1986. Sau đó, ông làm Trưởng phòng Sau đại học của trường này.
PGS Hội Nghĩa học nghiên cứu sinh tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Belorussia (Liên Xô cũ) từ năm 1986 đến 1991.
Từ năm 1996, ông là Phó trưởng ban Sau đại học của ĐH Quốc gia TP.HCM. Từ 2008-2011, ông là Trưởng ban Đại học và sau đại học tại ĐH này.
Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM. Sau đó, ông làm Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia TP.HCM.
Năm 2018, ông thôi công tác quản lý, chuyển sang làm giảng viên tại ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Suốt gần 40 năm gắn bó với nhiều vị trí ở ĐH Quốc gia TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa đã trở thành một người thầy đáng kính, tâm huyết, giàu tình cảm và luôn đau đáu với các vấn đề của giáo dục.
Ngay sau khi hay tin PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa mất đột ngột, nhiều cán bộ quản lý, nhà giáo và các thế hệ học trò của ông đã không khỏi bàng hoàng, tiếc thương về một người thầy đáng kính.
Trên facebook cá nhân của mình, thầy Trần Nam Dũng, Giảng viên tại khoa Toán – tin (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM) hồi nhớ: “Anh Nghĩa là đại ca của chúng tôi ở khoa Toán Tin học. Tôi về khoa được một thời gian thì anh lên ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ thỉnh thoảng về khoa dạy môn giải tích hàm và giải tích hàm nâng cao.
Năm 2004, tôi được giao mở mã ngành cao học Đảm bảo toán. Anh Nghĩa lúc đó là trưởng ban sau đại học đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Các nhân viên của anh cũng rất thân thiện và làm việc với tinh thần hỗ trợ chứ không … hành chính. Mã ngành được mở, giải quyết được nút thắt lớn lúc bấy giờ.
Năm 2010, tôi thi giảng viên chính. Anh là giám khảo. Anh cứ hỏi một câu là tôi bật máy chém gió ro ro. Anh để yên cho tôi nói rồi cười bảo: “Em không đi học buổi nào phải không?”
“Dạ”. “Hèn gì trả lời sai bét. Được cái là trôi chảy”. Đợt đấy tôi qua. Gặp giám khảo khác có khi toi rồi.
Anh Nghĩa nghỉ Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng vẫn tham gia hoạt động chuyên môn rất sôi động. Anh cũng là một trong những người đặt nền móng cho kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH này và cổ suý cho cuộc thi này.
Những ngày này năm ngoái anh nhắn tin cho tôi hỏi về Tạp chí Pi, rồi nói tôi đem cho anh tất cả các số tạp chí Pi đến để anh mua ủng hộ. Tôi ghé nhà anh, anh nói chị pha nước cam rồi ngồi hỏi chuyện. Cách nói chuyện của anh lúc nào cũng thế, nhẹ nhàng, ấm áp”.
Thầy Trần Nam Dũng ngậm ngùi: “Không ngờ đó là lần cuối tôi gặp anh. Sáng nay đang ngồi trên xe thì nhận được tin nhắn báo anh đã mất. Tôi thẫn thờ không tin vào mắt mình, phải hỏi đi hỏi lại. Thật là anh Nghĩa đã mất rồi.Anh mất đột ngột quá. Bao dự định còn dang dở. Cuộc sống thật vô thường. An nghỉ nhé anh Nghĩa ơi. Bọn em sẽ luôn nhớ nụ cười hiền của Anh!”.
Không khỏi bàng hoàng trước sự ra đi của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, giảng viên Nguyễn Thị Huyền (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng chị không tin đó là sự thật vì quá đột ngột.
“Thầy đi nhưng để lại cho chúng em một tấm gương sáng, sống nhiệt tâm và chân tình, đem sức lực và trí tuệ không ngừng cống hiến, là một trong những thành viên đặt nền móng và đưa sự phát triển đi lên của công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam….
Chị Huyền cho biết, chuyến đi tập huấn cán bộ nòng cốt về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục do Cục Quản lý chất lượng của Bộ GD&ĐT và dự án SaHep cuối năm 2020 ở TP Vinh (Nghệ An) không thể ngờ đây là chuyến đi công tác cuối cùng chị được vinh dự đi cùng thầy và học hỏi nhiều điều từ thầy.
Video đang HOT
“Em vẫn luôn dõi theo facebook của thầy, vì không chỉ là những bức ảnh tuyệt đẹp về thiên văn, vũ trụ, về TP.HCM nơi mình đang sống, mà ở đó còn là những kiến thức, là thế giới nhân sinh quan, là góc nhìn về cuộc sống của thầy, là nhiệt huyết thầy truyền tải cho chúng em thế hệ trẻ và cho mọi người xung quanh” – chị viết.
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (thứ hai từ trái qua) chụp hình cùng các thầy cô giáo trong đợt tập huấn của Bộ GD&ĐT. Ảnh: FBNV
PGS. TS Lê Thị Lý, Trường Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhớ lại và viết: “Một hôm, thầy đến dự lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Quốc tế. Lúc ra về, mình đang chụp hình lưu niệm với sinh viên thì thấy thầy dừng lại đợi chỉ để dặn dò vài câu: “Chúc mừng em có sinh viên tốt nghiệp thủ khoa khóa này! Mong em tiếp tục đào tạo được nhiều sinh viên giỏi”.
Hội trường hôm ấy đông nghẹt sinh viên, thầy cô và khách mời. Chẳng ai quan tâm đến những chi tiết nhỏ như vậy nên lời động viên của thầy làm mình rất xúc động và nhớ mãi. Sự ra đi của thầy là mất mát to lớn cho gia đình, người thân và ĐH Quốc gia TP.HCM”.
Thông tin từ gia đình, tang lễ của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa sẽ được tổ chức tại địa chỉ 65/9 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Lễ nhập quan vào lúc 17 giờ 30, chủ nhật, ngày 11-4. Lễ di quan sẽ diễn ra vào lúc 7 giờ thứ 4, ngày 14-4 (nhằm ngày 3-3 năm Tân Sửu).
Sau đó, linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.
Chi tiết điểm chuẩn các trường đại học tại TP.HCM năm 2020
Nhiều trường đại học ở khu vực này có điểm chuẩn các ngành dao động cao và có điểm chuẩn tăng so với năm ngoái từ 1 đến 3 điểm. theo đó, nhiều ngành điểm thấp, chỉ khoảng 15-16 điểm nhưng nhiều ngành lấy điểm chuẩn cao, lên tới 27-28,45 điểm.
Điểm chuẩn các trường đại học khu vực phía Bắc năm 2020
Toàn cảnh điểm chuẩn các trường đại học khu vực Hà Nội năm 2020
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn năm 2020. Điểm cao nhất thuộc về ngành Khoa học máy tính 28 điểm.
Năm nay, Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM (thuộc ĐHQG TPHCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường. Theo đó, điểm chuẩn nhiều ngành tăng ở mức cao, trung bình từ 1- 3 điểm.
Cá biệt, Ngành Y khoa của Đại học Y Dược TP HCM lấy điểm chuẩn cao nhất 28,45
Ngoài ra, các ngành đào tạo giáo viên của ĐH Hùng Vương lấy 18 điểm - ngang mức sàn do Bộ GD&ĐT quy định. Các ngành tính theo thang điểm 40 (môn năng khiếu nhân hệ số 2) lấy điểm chuẩn 26.
Ngành Luật của Đại học Luật TP HCM có điểm chuẩn cao nhất là 27 ở tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa); kế đó là Luật Thương mại quốc tế 26,25-26,5.
Dưới đây là điểm năm 2020 của các trường đại học khu vực TP.HCM:
Khu vực TP. HCM
Các trường ĐH thành viên của ĐHQG TPHCM
* Trường ĐH Bách khoa: Đánh giá NL - Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Công nghệ thông tin: Đánh giá NL - Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Khoa học tự nhiên: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Khoa học XH và NV: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Kinh tế - Luật: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Quốc tế: Xét KQ thi ĐGNL - Xét KQ thi THPTQG
* Khoa Y: Xét KQ thi THPTQG
Các trường ĐH và Học viện (xếp theo thứ tự ABC)
* Học viện Cán bộ TP.HCM: Xét KQ thi THPTQG
* Học viện Công nghệ BCVT - CS TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Học viện Hàng không VN: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Công nghệ TPHCM: KQ thi ĐGNL & Học bạ THPT - KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Gia Định: Xét học bạ THPT - Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Công nghiệp TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Hoa Sen: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Hùng Vương: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Kiến trúc TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM: KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Kinh tế TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH lao động Xã hội - CS2: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Luật TPHCM: Điểm thi THPTQG
* Trường ĐH Mở TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM: Điểm trúng tuyển (Khối H): Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Ngân hàng TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Ngoại thương - Cơ sở 2: Xét tuyển kết hợp - Xét KQ thi THPT QG
* Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Nông Lâm TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Sài Gòn: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Sư phạm TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Tài chính - Marketing: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Văn Hiến: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Văn hóa TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Văn Lang: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Y Dược TPHCM: Xét KQ thi THPTQG
* Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Xét KQ thi THPTQG
Tiếp tục cập nhật...
ĐH Khoa học Tự nhiên xây dựng chính sách giữ chân nhân tài Tạo quỹ thu hút giảng viên ở nước ngoài về Việt Nam giảng dạy, khuyến khích giảng viên phát triển các sản phẩm KHCN, ĐH Khoa học Tự nhiên còn lựa chọn đội ngũ cán bộ kế cận chất lượng ngay từ lứa sinh viên mới vào trường. PGS. TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, chia sẻ...