PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Cần học Toán thống kê, xác suất từ bé chứ không phải đợi đến đại học
“Hiện nay, chúng ta cần chú trọng ứng dụng toán học trong thực tế thay vì chỉ thiên về dạy và học lý thuyết phức tạp” – PGS.TS Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh trong việc cần thiết đưa toán thống kê, xác suất vào chương trình toán từ lớp 2.
Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, người sáng lập ra Toán tư duy POMath, nếu dạy và học đúng kiến thức toán học phổ thông thì không có gì quá phức tạp. Tuy nhiên, lâu nay rất nhiều người kêu toán khó, sợ toán vì khi đi học “va” phải những bài học được tạo ra bởi sự khai thác quá sâu các “mẹo”, đòi hỏi người học những kỹ năng biến đổi sơ cấp, mà lại áp đặt tất cả người học phải theo.
Đây cũng là lý do mà nhiều người lập tức phản ứng, lo ngại người về việc dạy toán thống kê, xác suất từ lớp 2 bởi sự thiếu tự tin hoặc thiếu trải nghiệm về những bài học như vậy.
Giải thích về việc đưa toán thống kê, xác suất và chương trình phổ thông mới từ lớp 2, TS Chu Cẩm Thơ thông tin: “Dạy xác suất thống kê từ lớp 2 không phải tôi dạy kiến thức về xác suất thống kê, mà chúng tôi chỉ giúp các em tiếp cận với điều này thông qua các cơ hội để các em làm quen với kỹ năng như: liệt kê, phân loại, sắp xếp, hoặc đọc một biểu đồ tranh, hoặc được trải nghiệm và trang bị những kiến thức cơ bản để hiểu cái này chắc chắn xảy ra, cái kia có cơ hội xảy ra nhiều hơn; cái kia không thể xảy ra”.
Học sinh sẽ hứng thú hơn với những bài toán được lấy từ thực tế
Video đang HOT
TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, việc học các dạng đơn giản trong toán thống kê, xác suất giúp học sinh phổ thông sớm có kỹ năng về tổng hợp, phân loại, sắp xếp là điều cần thiết thay vì trước đây phải đợi đến khi lên các bậc học cao hơn như THPT, ĐH mới học đến nội dung này.
Trước thông tin giáo viên cũng kêu khó khi biết sẽ phải dạy toán thống kê, xác suất, TS Chu Cẩm Thơ cho rằng trẻ em lớp 2 học được thì chắc chắn giáo viên có thể làm được. Chỉ có điều, giáo viên phải bỏ “nỗi sợ”, mạnh dạn thay đổi, cung cấp thêm cho học sinh những ví dụ sinh động của cuộc sống để các em được trải nghiệm một cách dễ dàng và gần gũi. Khi đó, học sinh sẽ rất thích nội dung này trong môn toán.
Đánh giá này đã được TS Chu Cẩm Thơ rút ra từ thực tế trong quá trình đưa toán tư duy POMath vào hệ thống hơn 30 trường mẫu giáo, tiểu học và THCS tại Hà Nội và 9 trung tâm dạy học trong gần 10 năm qua.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, việc học toán nói chung cần để trẻ thu thập, tự tạo lập kiến thức một cách tự nhiên, thông qua các tình huống thực tế. Học sinh trải nghiệm các tình huống, mô hình toán học, trò chơi trí tuệ, hoạt động ứng dụng giúp hình thành phản xạ và năng lực tư duy với toán học.
Học qua trải nghiệm giúp học sinh không những có năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí, và nhiều trạng thái tâm lý tích cực.
Đây là chương trình phát triển tư duy cho người học thông qua môn toán khiến trẻ em nhận rõ môn toán được ứng dụng thực tế như thế nào thay vì chỉ học lý thuyết hay luyện tập các kỹ năng giải toán một cách thụ động. Được biết, chương trinhg toán POMath đã có hơn 12.000 lượt học sinh tham gia với gần 45.000 tiết học.
Theo anninhthudo
Đưa xác suất, thống kê vào lớp 2: Giáo viên không được học sẽ dạy thế nào?
Theo các giáo viên, đưa xác suất, thống kê vào lớp 2 học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận được, tuy nhiên giáo viên phải nỗ lực vì việc đổi mới lần này là cuộc cách mạng, nếu giáo viên không tự đổi mới sẽ bị đào thải.
Theo thầy Tùng, lo lắng xuất phát từ giáo viên
Thông tin, trong chương trình môn Toán, giáo dục phổ thông mới được áp dụng vào dạy học sinh từ lớp 2 khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, một số giáo viên đã nghiên cứu chương trình mới cho rằng, học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận.
Cô T.T.T, giáo viên một trường tiểu học ở Hà Tĩnh cho rằng, chương trình hiện hành quá nặng. Lớp 1 mục tiêu đơn giản là đọc thông viết thạo nhưng lên lớp 3 Toán có những bài khó, nặng nề. Vì thế, nếu đưa thêm xác suất, thống kê vào học sinh cũng sẽ đáp ứng được nhưng cả cô và trò sẽ vất vả".
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, hiện nay thống kê được học một phần rất ít ở lớp 4, lớp 5 sau đó được đưa vào lớp 7 và học đầy đủ hơn ở lớp 10. Còn xác suất phải đến lớp 11 học sinh mới được học. Ở Việt Nam việc học xác suất thống kê được đưa vào chương trình khá muộn so với thế giới.
Cụ thể, lứa học sinh sinh năm 1991 trở về sau mới được học, còn 1990 trở về trước không được học nội dung này trong trường phổ thông trong khi nhiều nước đưa vào dạy trong trường tiểu học từ rất sớm. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của xác suất, thống kê và các em hoàn toàn có thể tiếp thu được.
Thầy Tùng cho rằng, trong chương trình mới, xác suất, thống kê trở thành trụ cột trong 3 vấn đề đại số, hình học. Điều này sẽ giúp học sinh có cái nhìn khoa học dựa vào vào số liệu để xử lý thông tin trong bối cảnh có nhiều nguồn thông tin như hiện nay. Từ đó, giúp các em có khái niệm khoa học, cách nhìn khoa học, không đánh giá hiện tượng như: do tại số đỏ số đen mà trong khoa học gọi là biến cố ngẫu nhiên.
Cũng theo thầy Tùng, trên thực tế sinh viên học xác suất, thống kê trong trường ĐH là khó nên khi nghe đến tên mọi người sẽ có phản ứng. Tuy nhiên, mọi người nên tìm hiểu xem nội dung sẽ được đưa vào như thế nào. Cụ thể, ở lớp 2, học sinh chủ yếu làm những nội dung đơn giản như thu thập số liệu: các gia đình gần nhà có bao nhiêu con. Sau đó sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn đó là thống kê. Hay như gieo một đồng xu chỉ có 2 khả năng là sấp và ngữa; gieo một con xúc xắc 6 mặt chỉ có 6 khả năng từ 1 đến 6 mà không có khả năng thứ 7.
Tuy nhiên, điều thầy Tùng lo lắng chính là xuất phát từ phía giáo viên. Những thầy cô nhiều tuổi, trong chương trình phổ thông cũ còn không được học nội dung này, lên ĐH chương trình học kiểu khác. Vì thế, giáo viên sẽ được tập huấn tuy nhiên, muốn dạy 1 phải biết 10 thì bản thân giáo viên phải tự nghiên cứu vì đây là khái niệm bền bỉ lâu dài, nếu dạy sai học sinh sẽ rất khó khăn. Điều này buộc giáo viên phải nỗ lực.
Tuy nhiên, thầy Tùng cho rằng, đây không phải là vấn đề lớn và tin tưởng giáo viên tiểu học sẽ làm được. Bởi vì trong chương trình mới, giáo viên phổ thông phải dạy học tích hợp liên môn, do đó, bất kỳ ai cũng phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đáp ứng. "Đổi mới giáo dục lần này là cuộc cách mạng, đặt gánh nặng lên vai thầy cô rất lớn buộc họ không tự đổi mới sẽ bị đào thải. Do đó, sau khi thẩm định, các phòng, sở cần thẩm định giáo viên để đảm bảo đội ngũ đảm đương được việc đứng lớp", thầy Tùng nói.
Theo Tiền phong
Lớp 2 học xác suất và thống kê, giảm tải hay không giảm tải? Thông tin về việc học sinh sẽ học xác suất, thông kê môn Toán ngay từ ở lớp 2 của chương trình GDPT mới nhận được nhiều quan tâm của phụ huynh và học sinh. Như vậy thì chương trình mới thực sự giảm tải hay không giảm tải? Học sinh lớp 2 sẽ học những gì từ phần Toán học mà ngay...