PGS.TS Bùi Hiền nói gì về ý tưởng cho học sinh nghỉ 4 kỳ mỗi năm
PGS.TS Bùi Hiền – nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng, một năm chỉ nên nghỉ 2 kỳ nghỉ thay vì 4 kỳ như đề xuất. Nếu có áp dụng thì cần cân nhắc kĩ chứ áp dụng ngay trong năm học tới là khó khả thi.
PGS Bùi Hiền cho rằng một năm chỉ nên nghỉ 2 kỳ.
Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều 14/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án để thời gian tới có ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tính toán lại lịch năm học.
Theo ông Chung, nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ. Họ đã nghiên cứu kỹ, chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu có thể, chúng ta cho nghỉ hè từ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng, học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.
Không phải là vấn đề mới
PGS.TS Bùi Hiền- nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy học phổ thông cho rằng, việc một năm nên chia nhiều kỳ học, nhiều kỳ nghỉ : không phải là vấn đề mới, thế giới làm từ lâu rồi.
“Trước kia khi còn bé tôi đã trải qua một năm học cũng có 4 học kỳ rồi. Giờ muốn quay trở lại thì cũng được nhưng phải xem tình hình như hiện nay, chia ra nhiều kỳ học, kỳ nghỉ như vậy thì tạo điều kiện cho học sinh lên lớp, đỡ tốn phí cho gia đình không”- PGS.TS Bùi Hiền nhấn mạnh.
PGS.TS Hiền cũng chia sẻ, hiện tại ông không phản đối đề xuất này cũng như chỉ ra phương án nào nên hay không nên. Nhưng những nhà hoạch định cần tính toán được lợi- hại của đề xuất này.
“Trước đây mình đã áp dụng rồi thì giờ ngồi xét xem có nên quay lại và khi áp dụng theo phương án này thì ưu điểm của phương án là gì, có lợi thế hơn cách áp dụng cũ trong tình hình mới này không”- PGS.TS Bùi Hiền nhấn mạnh.
PGS.TS Bùi Hiền cho rằng, nếu nói nghỉ hè mình áp dụng nghỉ 3 tháng nhưng thực tế khó có nghỉ dài đến 3 tháng.
Về đề xuất cho nghỉ Tết nguyên đán đến 1 tháng có nên không thì PGS Bùi Hiền chia sẻ: “Tôi phản đối cho nghỉ 1 tháng vì sau kì nghỉ dài thế, học sinh, sinh viên còn tinh thần, nề nếp đâu mà học. Nghỉ như vậy là không được, chỉ nên nghỉ 2 tuần thôi”- PGS Bùi Hiền nói.
Video đang HOT
Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng, thời gian nghỉ hè 35 ngày là phù hợp vì thời tiết nóng, cả một năm học cho học sinh, sinh viên nghỉ xả hơi là hợp lý chứ nghỉ đông 2 tuần là cùng.
Đừng cập rập, lợi bất cập hại
PGS.TS Bùi Hiền cho rằng, đề xuất có thể nên xem xét, nếu có áp dụng thì cần cân nhắc kĩ chứ áp dụng ngay trong năm học tới là khó khả thi.
Ông Hiền cũng cho rằng, cần cân nhắc và tìm ra một phương án khả thi nhất: “Khi nói phương án này hơn phương án kia thì dễ nhưng cần ngồi tính toán đầy đủ. Sau khi chọn được một phương án nếu thực thi phương án thì phải tính lộ trình.
“Chứ đừng cập rập quá lại lợi bất cập hại, vừa nói cái làm ngay thì không nên”- PGS Bùi Hiền nói.
Phương án này theo PGS Hiền thì phù hợp với học sinh hệ phổ thông. Còn với hệ đại học, ông Hiền cho rằng, chỉ nên có hai kì nghỉ là đủ.
“Sinh viên hệ đại học có năng lực tự học nhưng nếu áp dụng kì nghỉ ngắn 1 tuần thì không để làm gì cả”- PGS Bùi Hiền nhấn mạnh.
PGS.TS Bùi Hiền (sinh năm 1935, quê ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam là một giảng viên tiếng Nga, nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Nga và nhà quản lý giáo dục người Việt Nam. Ông có học vị phó tiến sĩ chuyên ngành tiếng Nga, học hàm phó giáo sư Việt Nam, từng là Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2017, ông được biết đến với đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ gây tranh cãi.
ĐỖ HỢP
Theo Tiền phong
Thư viện trường học như cái kho chứa sách, nên dẹp bỏ: PGS Bùi Hiền nói gì?
PGS.TS Bùi Hiền nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông cho rằng, thư viện chưa được nhiều nhà trường quan tâm đúng mức dù nó là người thầy thứ hai của học sinh.
Nhiều học sinh còn thờ ơ với thư viện vì không có thói quen đọc sách. Ảnh mang tính minh họa
Không thể dẹp bỏ thư viện
PGS. TS Bùi Hiền nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng, thực trạng thư viện ở nhiều trường, nhiều địa phương còn nghèo nàn, thậm chí nhiều nơi không có phòng đọc cho học sinh.
Vấn đề là thư viện thiếu thì làm thế nào tạo đủ, đáp ứng được các yêu cần về thư viện trong trường học. Chứ không phải vì thiếu sách, thiếu phòng học, phòng đọc của học sinh mà lại dẹp bỏ.
PGS Hiền khẳng định, thư viện không thể dẹp bỏ được vì thư viện là "ông thầy thứ 2" của học sinh. Đôi khi, với học sinh giỏi, thư viện là ông thầy chính chứ không phải ông thầy đứng giảng dạy trên lớp đâu.
"Vậy liệu văn hóa đọc trên mạng có xâm lấn văn hóa đọc của học sinh không. Có hay không việc thay thế hoàn toàn thói quen đọc sách?".
PGS Hiền cho rằng, đọc sách và lên internet thu thập kiến thức là hai dạng của việc tìm kiếm thông tin. Thông tin ở sách là thông tin tương đối tĩnh, người ta có thể ghi chép, hệ thống, lật đi lật lại được. Việc này cần thiết vì việc đọc, việc nghiên cứu thì đâu phải là một lần là xong.
Cũng theo PGS Hiền, lấy thông tin trên mạng thì thông tin phong phú nhưng đôi khi lại quá phong phú và phức tạp dẫn đến học sinh không dễ gì nắm được cốt lõi của kiến thức.
"Không phải cứ gõ google là ra hết. Dù kiến thức phổ thông cho học sinh thì trên mạng có cả. Nếu học sinh, sinh viên không có bản lĩnh tốt dễ bị lao và hút theo thông tin không lành mạnh"- PGS Hiền nhấn mạnh.
PGS Bùi Hiền
Có nên xã hội hóa?
Xã hội hóa thư viện trường học cũng là vấn đề cần đưa ra khi có nhiều nơi chưa được đầu tư đúng mức.
Tuy nhiên, theo PGS Hiền, thư viện là cái tối thiểu của nhà trường phải trang bị cho giáo viên và học sinh.
"Tôi cho rằng, xây thư viện thì phải lấy ở quỹ của nhà nước. Cần nhất, nguồn kinh phí phải điều phối hợp lý, để ở đâu, trường nào cũng có thư viện. Chứ các tỉnh xa xôi hiện nay nhiều trường không có thư viện. Đây là vấn đề quản lý của nhà nước"- PGS Hiền nói.
Cũng theo PGS Hiền, để xã hội hóa vào thư viện thì cũng không phải dễ dàng, người tham gia vào đó thì người nào cũng có mục tiêu riêng của người ta, không khéo thì theo yêu cầu của người ta. Đâu phải cứ đưa tiền ra là xong.
"Tiền xã hội hóa là bổ sung thêm chứ không thể nào thay thế hoàn toàn từ kinh phí của nhà nước chi cho giáo dục được"- PGS Hiền nhấn mạnh.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện nay tại hầu hết các trường Tiểu học ở Việt Nam tồn tại 2 kiểu thư viện:
- Thứ nhất, thư viện không được đầu tư cả cơ sở vật chất và sách phục vụ học sinh. Mặc dù được gọi là thư viện, nhưng thực sự là nhà kho của trường.
- Thứ hai, thư viện được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, nhưng vẫn thiếu sách phục vụ học sinh. Sách trong thư viện này phần lớn là sách phục vụ giáo viên. Sách phục vụ học sinh được khóa trong tủ và học sinh tìm sách qua danh mục sách.
Nhiều thư viện của trường học có diện tích phòng học nhỏ, thư viện chỉ là tận dụng từ một phòng học. Thông thường ở trường giờ nghỉ giải lao giữa buổi ngắn, thời gian đi lại cũng không đủ thời gian đọc, do đó nhiều em đã chọn ngồi trong lớp nói chuyện với các bạn, hay ra sân chơi hơn là lên thư viện.
Học sinh chưa có thói quen tự đọc sách báo, đặc biệt sách báo giấy. Việc tạo thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc cho học sinh là một yếu tốt quan trọng hàng đầu trong việc định hướng các em tới thư viện. Tuy nhiên, nhiều nơi do sự thờ ơ của nhà trường và các thầy cô nên chưa định hướng tốt.
Vốn tài liệu trong thư viện còn sơ sài, hình thức, tài liệu còn chưa đa dạng phong phú. Chủ yếu vẫn chỉ có sách giáo khoa và sách tham khao, ít những tài liệu giải trí.
Việc đầu tư kinh phí còn khiêm tốn, số lượng máy tính kết nối internet trong thư viện không nhiều, tài liệu bổ sung không thường xuyên, liên tục... cũng làm cho chất lượng của hoạt động thư viện rất kém.
ĐỖ HỢP
Theo tienphong
Nông thôn, thành thị đều cần dạy học trên truyền hình lúc này Theo nhà giáo Đậu Xuân Thoan, mỗi địa phương đều có đài phát thanh truyền hình nên có thể tổ chức ôn tập kiến thức cho học sinh nghỉ học tránh dịch Corona. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành trên cả nước tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch đến hết tháng...