PGS Văn Như Cương: ‘Bộ Giáo dục có những quyết định lạ’
Quy định về môn thi tự chọn, không trộn thí sinh khác trường vào một phòng thi… sẽ khiến xuất hiện nhiều phòng thi ‘lạ’ chỉ có 1 hoặc vài thí sinh.
Thay đổi chóng mặt
Còn 3 tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng những thông tin, chỉ thị, quyết định, bình luận, góp ý… liên quan đến kỳ thi đã tràn ngập báo chí và được dư luận hết sức quan tâm, lo lắng.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy là kỳ thi năm nay có rất nhiều đổi mới, thậm chí các dự định đổi mới cho năm nay cũng liên tục thay đổi: từ thi 6 môn xuống còn 4 môn; từ điểm thi quyết định 100% kết quả tốt nghiệp thành 50% điểm thi và 50% kết quả rèn luyện lớp 12.
Rồi dự định môn Ngoại ngữ thi để cộng điểm khuyến khích được thay bằng thi tự chọn; môn Ngoại ngữ không chỉ thi trắc nghiệm mà kết hợp cả tự luận; dự định miễn thi 20% học sinh cũng bị loại bỏ ngay sau khi công bố mấy hôm. Phương án thi mấy ngày tưởng đã chốt rồi lại đưa ra lấy ý kiến: nên thi 2 ngày, 2,5 ngày, 3 ngày hay 4 ngày? Năm trước thi theo cụm trường, năm nay mỗi trường một hội đồng thi, nếu phải thi liên trường thì phòng thi không được trộn trường này với trường khác…
Thầy Văn Như Cương cho rằng năm nay Bộ Giáo dục đã có những quy định kỳ lạ. Ảnh:Hoàng Thùy.
Thay đổi để làm gì, theo hướng nào?
Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu rõ: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học…”.
Theo tinh thần đó, chúng ta thấy rõ những thay đổi mà Bộ GD&ĐT đang cố gắng làm là muốn “giảm áp lực và tốn kém cho xã hội”. Cụ thể là phương thức thi mới đã giảm các môn thi, giảm thời gian thi, tổ chức lại cách thi, cách chấm thi… Một quan chức của Bộ đã giải thích: “Thời gian thi cũng được giảm. Ví dụ, Ngữ văn trước đây phải thi trong 150 phút, nay giảm xuống 120 phút. Không cần các em phải viết nhiều làm gì, văn hay chỉ cần viết một đoạn là biết”.
Môn Toán cũng vậy, từ 150 phút giảm còn 120 phút, không thấy quan chức nào giải thích, nhưng từ trong ý tứ mà suy thì có lẽ cũng tương tự “không cần các em phải giải nhiều bài toán mà làm gì, Toán giỏi chỉ cần làm vài bài là biết, không cần làm nhiều”. Ngoài ra, từ việc thi trong 3 ngày như trước, nếu năm nay chỉ còn thi 2 ngày thì tuy có tăng áp lực, căng thẳng cho thí sinh nhưng rõ ràng sẽ giảm tốn kém cho xã hội…
Video đang HOT
Còn tiêu chí “vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học” thì sao? Ở đây có nhiều vấn đề đáng băn khoăn.
Thứ nhất, giảm thi từ 6 môn xuống còn 4 môn chắc chắn là sẽ làm giảm độ tin cậy trong việc đánh giá toàn diện học sinh. Việc cho học sinh tự chọn 2 môn thi cũng làm giảm nhiều việc đánh giá kết quả dạy và học của các môn. Ví dụ, trước đây khi Lịch sử là môn thi bắt buộc (em nào cũng phải thi) thì tỷ số học sinh có điểm thi dưới trung bình nhất định sẽ nói lên được một số khía cạnh nào đó về chương trình, SGK môn Lịch sử, về sự dạy và thái độ học tập của học sinh… kể cả về chất lượng đề thi.
Nhưng theo cách tự chọn thì không thể đánh giá được điều đó. Ta có thể dự đoán rằng trong những em chọn thi môn Lịch sử thì hầu hết đều có điểm trên trung bình. Điều đó là hiển nhiên, ai đã chọn thì đều tin rằng mình làm được trên trung bình, chỉ trừ những em biết mình làm Sử điểm kém nhưng vẫn chọn vì chọn môn khác còn kém hơn.
Người ta lo lắng rằng nếu cứ thi như theo kiểu có môn tự chọn như thế thì việc học lệch sẽ không ngăn chặn được. Mỗi học sinh vào lớp 10 sẽ xác định môn tự chọn của mình ngay và các môn học khác sẽ bị lơ là.
Việc xác định điểm tốt nghiệp năm nay rất mới và bất ngờ. Năm ngoái chỉ cần điểm trung bình các môn thi không dưới 5 điểm là đã đỗ. Năm nay, để xét tốt nghiệp còn cần đến điểm tổng kết năm học lớp 12. Công thức là lấy điểm trung bình của 4 môn thi cộng với điểm tổng kết năm học lớp 12 rồi chia đôi. Đó là cái “phao cứu sinh” rất tốt cho các sĩ tử. Điểm trung bình 4 môn thi nếu có là 4 (thậm chí là 3 hoặc 2) đi nữa vẫn có thể đỗ, vì chỉ cần điểm tổng kết lớp 12 được 6 phẩy (7 hoặc 8 phẩy) là xong.
Phải chăng do áp lực “phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học” trong nghị quyết 29 mà Bộ GD&ĐT phải đưa ra một công thức vội vàng và bất hợp lý đến như vậy? Sở dĩ tôi nói bất hợp lý vì chắc chắn là có những kẽ hở để tiêu cực lọt qua.
Đổi mới thi cử phải chăng là “khâu đột phá”?
Tôi đã nhiều lần nghe Bộ trưởng và các Thứ trưởng Giáo dục khẳng định rằng trong công cuộc đổi mới giáo dục lần này, việc đổi mới thi cử được chọn làm khâu đột phá. Người ta giải thích rằng tác động vào khâu đột phá (thi cử) này sẽ làm rung động và chuyển động các khâu khác như dạy, học, chương trình, SGK…
Các vị cho rằng “thi gì thì học nấy” – điều đó đúng nhưng không nên quên một nguyên tắc quan trọng “học gì thi nấy”. Đây không phải là chuyện con gà có trước hay là quả trứng có trước. Dứt khoát phải xác định học cái gì, học như thế nào đã, rồi sau đó mới bàn chuyện thi cái gì, thi như thế nào? Cho nên tôi nghĩ rằng khâu đột phá của đổi mới giáo dục phải là chương trình và SGK.
Cố nhiên không phải chờ mọi việc làm xong mới tiến hành thay đổi thi cử. Quá trình thực hiện đổi mới, nếu có vấn đề bất cập thì vẫn có thể chỉnh sửa để làm cho hợp lý hơn.
Thời gian qua theo tôi, Bộ đã quá vội vàng, thiếu thận trọng khi đưa ra những đổi mới về thi cử. Tôi không phân tích toàn bộ những điều không hợp lý đang gây tranh cãi, mà chỉ xin nêu một ví dụ mới nhất mà Bộ vừa ban hành. Những năm trước các Hội đồng thi được thành lập theo từng cụm trường. Danh sách phòng thi được sắp xếp theo thứ tự a, b, c, d và có học sinh của các trường khác nhau cùng ngồi một phòng.
Không hiểu vì lý do gì, năm nay Bộ lại quyết định mỗi trường thành lập một Hội đồng thi và nếu phải thi liên trường thì không được trộn học sinh các trường khác nhau trong một phòng. Điều gì sẽ xảy ra nếu có 3 trường A, B, C mà số học sinh thi môn Sử lần lượt là 1 người, 3 người và 4 người? Khi đó hội đồng thi ấy sẽ có ba phòng thi kỳ lạ: phòng thứ nhất có 1 thí sinh, phòng thứ hai có 3 thí sinh, phòng thứ ba có 4 thí sinh và buồn cười nhất là mỗi phòng thi ấy vẫn có 2 giám thị, chưa kể giám thị biên… Đúng là như có người nói: “Quy định từ trên trời”.
PGS Văn Như Cương
Theo VnExpress
Khoảng trống "dạy người"
Chuyện "dạy người" vẫn mãi là khoảng trống trong giao duc phổ thông! PGS Văn Như Cương khăng đinh như vây khi trao đôi vơi Tuôi Tre vê sach Giao duc công dân lơp 10 cung như viêc day môn nay trong nha trương phô thông.
PGS Văn Như Cương - Anh: Việt Dũng
Là một trong những chuyên gia có tiếng nói mạnh mẽ vê chương trình, sach giao khoa (SGK) nhưng lần này PGS Văn Như Cương không nói về môn toán - môn ông day va tham gia viêt SGK. Một đoạn trích trong SGK môn giao duc (GD) công dân lớp 10 với sự ngỡ ngàng về độ trưu tượng được ông bày tỏ trên trang cá nhân của mình đã nhận được đồng cảm của hang nghin người.
Không nên đô lôi cho ngươi viêt sach
"Trong khi có quá nhiều vấn đề thiết thân hơn cần dạy cho học sinh thì chương trinh - SGK lại bắt học sinh tiếp cận với những khái niệm như "phủ định siêu hình", "phủ định biện chứng"... Những phạm trù triết lý như thế này đến sinh viên đại học còn khó hiểu, nó phù hợp với dạy trong các trường lý luận chính trị cao cấp hơn là dạy cho học sinh phổ thông"
* Sự trưu tượng, khó hiểu và thừa thãi trong nội dung SGK phải chăng là vấn đề phổ biến tồn tại ở SGK nhiều môn học chứ không riêng môn GD công dân, thưa ông?
- Nội dung SGK nặng về cung cấp kiến thức hàn lâm, nhiều nội dung quá khó, không cần thiết không chỉ có ở môn toán mà trong nhiều môn học, bậc học khác nhau. Người ta đều đã nói và nói nhiều thời gian qua rồi. Nhưng khi trực tiếp đọc kỹ những bài trong SGK GD công dân thì tôi vẫn ngỡ ngàng. Đoạn trích nguyên văn tôi đưa trên Facebook chỉ là một trong những nội dung vừa khó hiểu, xa lạ, vừa không cần thiết với học sinh.
* Cũng là một tác giả viết sách, ông có thể cho biết nguyên nhân dẫn tới việc SGK hiện hành xa rời nhận thức, sự hiểu biết của học sinh tới độ những người trưởng thành đọc cũng không hiểu như trường hợp trích dẫn SGK GD công dân ở trên?
- Người viết sách chỉ là người thi công. Thi công trên chương trình mà người ta đã thiết kế sẵn hết cả rồi. Dĩ nhiên người viết sách cũng để lại dấu ấn của mình, ví dụ như chọn chất liệu nào, cách tiếp cận ra sao. Những bất cập ở SGK cũng có phần nguyên do từ tác giả viết sách, nhưng tôi nghĩ chủ yếu là bất cập từ khâu thiết kế. Chương trình quy định cụ thể việc dạy cái gì. Đó là quy định cứng mà người viết sách phải tuân thủ.
* Nói như vậy có nghĩa tác giả SGK dù biết là bất hợp lý vẫn phải làm theo? Trường hợp tác giả không đồng tình với thiết kế chương trình, kiến nghị thay đổi thì có được không?
- Chuyện tác giả kiến nghị thì cũng có. Ví như ở môn toán của tôi, tôi thấy cần bỏ cả chương số phức vì không cần thiết dạy cho học sinh phổ thông, tôi đã kiến nghị đấy. Họ cũng xem xét nhưng rồi họ nói không thể bỏ cả chương như vậy được. Khi viết chúng tôi đã phải cố gắng để chắt lọc những cái cơ bản, làm nhẹ đi. Nhưng nói chung, tốt nhất vẫn là bỏ hẳn. Cái đó không phải thẩm quyền của chúng tôi - những người viết sách. Trở lại cuốn GD công dân, tôi nghĩ không nên đổ lỗi cho mỗi người viết sách mà vấn đề phải truy lại từ khâu thiết kế, từ quan điểm, mục tiêu GD ở môn học này.
Thất bại trong việc "dạy người"
* Môn GD công dân trong nhà trường hiện nay phải gánh một trọng trách rất nặng là GD đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức công dân... Không chỉ riêng nội dung chính thức mà nhiều nội dung GD khác nhau cũng bị ấn cho môn GD công dân để "tích hợp", trong khi lại có quá nhiều bất cập như quan niệm coi nhẹ môn học của cả thầy và trò, sự ít đầu tư của nhà quản lý, đội ngũ giáo viên chuyên trách thiếu, thời lượng môn học quá ít. Ông có suy nghĩ gì về bất hợp lý này? Phải chăng vì đó là môn phụ nên chịu cảnh đó?
- Không có quy định chính thức nào nói môn này là môn chính, môn kia là môn phụ. GD công dân bị coi là môn phụ vì không thi tốt nghiệp, không thi đại học. Nhưng có một lý do khác để GD công dân chịu cảnh "môn phụ" vì chính nội dung dạy học khô cứng, không thiết thực. Cái không thiết thực, hấp dẫn thì tất khiến thầy, trò chán nản, chỉ dạy học qua quýt, đối phó.
Gần đây, người ta chê nhiều về GD khi chỉ lo "dạy chữ" thì các nhà trường lại đẩy nhiệm vụ "dạy người" cho GD công dân. Với vai trò quan trọng và cần thiết là "dạy người" nhưng nội dung, phương pháp, giáo viên không đươc đầu tư. Thế nên chuyện "dạy người" vẫn mãi là khoảng trống trong GD phổ thông bây giờ. Chúng ta cứ nói nhiều tới chuyện trẻ con hư. Học sinh từ 6-18 tuổi học trong các nhà trường. Nếu trẻ hư thì ngành GD không thể thoái thác trách nhiệm. Những tiêu cực xảy ra ở lớp trẻ những năm gần đây là minh chứng cho sự thất bại của nhà trường trong việc "dạy người". Tôi nghĩ nếu nhìn ra điều này thì cần có những thay đổi thiết thực chứ không hô hào suông. Thay đổi là thay đổi ở phương pháp GD, nội dung GD.
* Nhiều người hiện nay đều tặc lưỡi cho rằng chương trình - SGK hiện hành sắp đi hết một chu kỳ của nó, chuẩn bị đón cái mới, vì thế không nên nói mãi cái cũ nữa. Ông nghĩ thế nào về điều này?
- Tôi không đồng tình với tư tưởng "thoái trào" cho rằng cái cũ sắp xong thì để qua đi, chờ cái mới đến. Vì như thế là thiếu trách nhiệm với thế hệ học sinh đang học chương trình - SGK cũ. Có rất nhiều vấn đề thấy bất cập, thấy không hợp lý có thể sửa chữa, điều chỉnh ngay, đâu cần chờ một chương trình đổi mới tổng thể. Cụ thể, môn GD công dân hãy bỏ những nội dung xa vời, khó hiểu kia đi. Cách dạy học sinh không phải là truyền lại, đọc lại những bài học lý thuyết mà chủ yếu thông qua hoạt động, thông qua việc tổ chức thảo luận, diễn đàn, những trải nghiệm trong khi dã ngoại, thực tế... Ví như để học sinh thấu hiểu và biết giá trị của việc sẻ chia với cộng đồng trong hoạn nạn, hãy để các em tham gia những hoạt động hữu ích, giúp đỡ người nghèo, người ở vùng xảy ra thiên tai, bão lũ. Muốn các em biết giá trị của lao động thì để các em đi thực tế trong cơ sở sản xuất, khuyến khích các em tự tạo nên sản phẩm.
Tôi biết hiện có nhiều nhà trường đã làm như trên. Nhưng việc này vẫn lệ thuộc vào từng nhà trường, từng thầy cô, không phải la sự thay đổi mạnh mẽ của toàn ngành. Các nhà quản lý GD không dám bỏ đi chương trình GD công dân khô cứng, giáo điều, sáo rỗng để thay thế hẳn bằng cách GD thiết thực hơn. Như thế thì môn GD công dân vẫn không thay đổi được. Nhà quản lý cứ việc hô hào đây là môn học quan trọng, ở dưới thầy, trò vẫn đối phó, dạy học cho xong. Những nội dung chán ngắt không hiểu được thì học vẹt hoặc đối phó bằng nhiều hình thức tiêu cực khác.
Theo VNE
Trang thú tội trên mạng không phải để nói cho 'sướng mồm' Lý giải về quyết định đóng cửa trang confession (thú tội) của teen Lương Thế Vinh, thầy Văn Như Cương - hiệu trưởng nhà trường - cho rằng đây không phải là nơi để các em "thích nói gì thì nói". Vô bổ, mất thời gian Trước những ý kiến trái chiều của các bạn trẻ về đề nghị đóng cửa trang confession...